Tổng kết, củng cố

Một phần của tài liệu tdtt2426 giao an NV12 (2016 2017) (Trang 182 - 187)

Tiết 63 Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

III. Tổng kết, củng cố

1) Nghệ thuật:

- Tính huống truyện : Việt - một chiến sĩ Quân giải phóng - bị thương phải nằm lại trên chiến trường. Truyện kể theo dòng nội tâm của Việt khi liền mạch (lúc tỉnh), khi gián đoạn (lúc ngất) của "người trong cuộc" làm câu truyện trở nên chân thật hơn ; có thể thay đổi đối tượng, không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình.

- Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu tính tạo hình và đậm sắc thái Nam Bộ.

- Giọng văn chân thật tự nhiên, nhiều đoạn gây xúc động mạnh.

2) Ý nghĩa văn bản:

Quan câu truyện về những con người trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thuỷ chung với quê hương, với cách mạng, nhà văn khẳng định : sự hoà quyện giữa tình cảm gia đinh và tình yêu nước, giữa truyền thống và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tính thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước

Hoạt động 4: Củng cố.(5 phút )

IV/ Củng cố:- Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm Những đứa con trong gia đình.

- So sánh hai nhân vật Việt và Chiến

Hoạt động 5: Dặn dò.(1 phút )

V/ Dặn dò: Học thuộc Tác phẩm, nắm được nội dung cơ bản.

- Đọc kĩ văn bản, soạn bài mới theo câu hỏi SGK - Chuẩn bị bài học tiếp theo theo PPCT

E. ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM:

Ngày soạn ……../……/...

Tiết 69 Trả bài viết số 5

Nguyễn Trãi A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nắm được các ưu điểm, nhược điểm trong bài làm của mình để phấn đấu nâng cao năng lực viết văn trong các bài sau.

- Có thể sử dụng thành thạo các kĩ năng làm bài văn trong một thời lượng nhất định ở lớp.

B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

C/CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

1.Giáo Viên:

1.1.Dự kiến BP tổ chức HS hoạt động cảm thụ tác phẩm:

-Tổ chức HS đọc diễn cảm VB

-Định hướng HS phân tích, cắt nghĩa và khái quát hoá bằng đàm thoại gợi mở, theo luận nhóm, nêu vấn đề.

-Tổ chức HS bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động.

1.2.Phương tiện: SGK,SGV, sách bài tập chuẩn kiến thức, kĩ năng 12 2.Học Sinh:

-Chủ động đọc VB, soạn bài .Sưu tầm hoặc viết suy nghĩ của mình về bài học.

-Tìm hiểu câu hỏi hướng dẫn học bài. Nắm vững yêu cầu bài học.

D/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Ổn định tổ chức lớp ( 1 phút):

2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút):Phân tích hình ảnh người lái đò sông Đà ? 3.Bài mới: ( 1 phút )

Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung bài học Hoạt động 1:Hướng dẫn hs phân tích đề và LDY(20 phút )

Gv đọc đề , ghi lên bảng.

H.Theo em, đề bài này thuộc dạng nào?

H.Vấn đề cần nghị luận ở đây là gì?

Yêu cầu về nội dung và phương pháp?

H. Phần MB ,ta cần giới thiệu những vấn đề nào?

H.Phần TB,cần có hệ thống luận điểm ,luận cứ như thế nào?

Hs ghi đề vào vở Hs trả lời

Hs trả lời

Hs trình bày

Hs trình bày

Đề bài : ”Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc theo một cách riêng” ( Sống Hồng)

Anh ( chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích một số bài thơ đã học ở lớp 12 để làm sáng tỏ ý kiến trên.

Gợi ý bài làm:

* Giải thích : ý kiến của Sóng Hồng - đề cập đến đặc trưng nghệ thuật của thơ.

- Đó là 4 đặc trưng đặc biệt khiến cho thơ khác các loại hình VH khác như truyện , kịch…

+ Thơ là thơ: Một bài thơ, đoạn thơ là tiếng nói tình cảm, thẩm mĩ, giàu tính biểu cảm và truyền cảm, sinh động, tác động vào cảm xúc người đọc.

+ Thơ là họa: Đây là đặc điểm tạo hình , khiến bài thơ hiện lên giống những bức tranh đa màu sắc, đường nét.

+ Thơ là nhạc: Tiếng nhạc của đoạn thơ , bài thơ, câu thơ

+ Thơ là chạm khắc theo cách riêng: Hình ảnh , đường nét, chi tiết đoạn thơ, bài thơ nổi bật như tượng đài, phù điêu đập vào ấn tượng

H/ Ở phần kết bài em kết luận như thế nào?

Hs trả lời người đọc.

* Phân tích để chứng minh:

+ Thơ là thơ: Sóng (XQ) để phân tích cảm xúc của tác giả.

+ Thơ là nhạc: Tiếng đàn bọt nước vỡ tân/

TBN áo choàng đỏ gắt/ Li-la, li-la,li-la….

+ Thơ là họa, là chạm khắc theo cách riêng: Tây Tiến: Dốc lên khúc khuỷu… mưa xa khơi…

* Bình luận:

- Nét đặc sắc đó đem đem về cho thơ vẻ đẹp kì diệu vừa biểu cảm, truyền cảm mạnh mẽ…

- Ý kiến của Sóng Hồng vừa chính xác vừa có tác dụng hướng dẫn nhà thơ nâng cao chất lượng khi sáng tác, vừa gợi ý cho người đọc có tiêu chí đọc thơ tốt nhất.

Hoạt động 2: Gv nhận xét và chữa lỗi trong bài làm của hs.(10 phút ) Gv tiến hành nhận

xét và sửa lỗi sai cho hoc sinh rút kinh nghiệm

Hs ghi chép rút kinh nghiệm

Hs lắng nghe

III/Nhận xét và sửa lỗi bài làm của hs:

1/ Nhận xét:

- Ưu điểm: Phần lớn HS hiểu đề,nắm được nội dung, thao tác mà đề yêu cầu, bố cục, lập luận cách hành văn tương đối tốt

- Khuyết điểm: Một số HS lạc đề, chưa hiểu đề, dùng từ chưa chính xác, diễn đạt yếu, chữ viết xấu, viết tắt, không học bài.

2/ Chữa lỗi cho bài làm của học sinh

a/ Lỗi chính tả: viết số, viết tắt, viết kí hiệu , viết chữ theo kí tự email…

b/ Lỗi viết câu, đoạn: Một số câu trong bài của Hà, Thư, Hạnh…

Hoạt động 3: Gv trả bài cho học sinh(5 phút ) Gv trả bài cho hs Hs nhận bài đọc lại ,

rút kinh nghiệm

V/Trả bài Hoạt động 4: Ra đề bài viết số 6( 4 phút )

Gv ghi đề và gợi ý hướng dẫn cho học sinh.

Hs ghi chép và lắng nghe.

VI/Đề bài viết số 6

Đề bài: Trong truyện Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi có nêu quan niệm : Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài nước ta.

Anh (chị) có cho rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Thi quả đã có một dòng sông truyền thống liên tục chảy từ những lớp người đi trước : tổ tiên, ông cha, cho đến lớp người đi sau : chị em Chiến, Việt?

Hoạt động 4: Dặn dò:(1 phút )

- Tập trung làm bài trong một thời gian nhất định không phân tán tư tưởng.

- Xác định rõ yêu cầu nội dung, làm bài đúng hướng.

- Nộp bài đúng thời gian qui định:

- Chuẩn bị bài học tiếp theo theo PPCT.

E. ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM:

Ngày soạn: ……../……/...

Tiết 70-71 Chiếc thuyền ngoài xa

Nguyễn Minh Châu A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu được quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, về cách nhìn đời và nhìn người trong cuộc sống.

- Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm và bước đầu nhận diện được một số đặc trưng cơ bản của văn xuôi Việt Nam sau năm 1975.

- Tự nhân thức về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực trong tác phẩm, về cảm hứng thế sự và tấm lòng đầy ưu tư trăn trở của nhà văn trước cuộc sống hiện tại.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1/ Kiến thức:

- Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật : phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện; nghệ thuật chân chính luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời.

- Tình huống truyện độc đáo, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Điểm nhìn nghệ thuật đa chiều. Lời văn giản dị mà sâu sắc, dư ba.

2/Kĩ năng: Đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại.

C/CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

1.Giáo Viên:

1.1.Dự kiến BP tổ chức HS hoạt động cảm thụ tác phẩm:

-Tổ chức HS đọc diễn cảm VB

-Định hướng HS phân tích, cắt nghĩa và khái quát hoá bằng đàm thoại gợi mở, theo luận nhóm, nêu vấn đề.

-Tổ chức HS bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động.

1.2.Phương tiện: SGK,SGV, sách bài tập chuẩn kiến thức, kĩ năng 12 2.Học Sinh:

-Chủ động đọc VB, soạn bài .Sưu tầm hoặc viết suy nghĩ của mình về bài học.

-Tìm hiểu câu hỏi hướng dẫn học bài. Nắm vững yêu cầu bài học.

D/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Ổn định tổ chức lớp ( 1 phút):

2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút):Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm những đứa con trong gia đình

3.Bài mới: ( 1 phút )Nguyễn Minh Châu (NMC) “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc).

Sự tinh anh, tài năng ấy thể hiện ở quá trinh đổi mới tư duy nghệ thuật. Văn học cách mạng trước 1975 thước đo giá trị chủ yếu của nhân cách là sự cống hiến, hy sinh cho cách mạng.

Sau 1975 văn chương trở về với đời thường và NMC là một trong những nhà văn đầu tiên của thời kỳ đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức, thế sự. Khi làm cho người đọc, ý thức về sự thật, nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện nhiều mối quan hệ phức tạp thì văn chương đã ít nhiều đáp ứng nhu cầu nhìn nhận và hoàn thiện nhiều mặt của nhân cách con người.

Truyện CTNX của NMC chúng ta hiểu rõ hơn hướng phát hiện đời sống và con người mới mẻ này.

Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác gỉa tác phẩm( 5 phút ):

Hướng dẫn HS đọc TD trước lớp.

- Trình bày những nét chính về tác giả.

- HS đọc, nêu những ý chính về tác giả

Một phần của tài liệu tdtt2426 giao an NV12 (2016 2017) (Trang 182 - 187)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(278 trang)
w