Những hình ảnh mang tính biểu tượng

Một phần của tài liệu tdtt2426 giao an NV12 (2016 2017) (Trang 223 - 226)

Tiết 78: Rèn luyện kĩ năng mở bài , kết bài

4. Những hình ảnh mang tính biểu tượng

- Con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được nó:

+ Khi chưa bị chế ngự: Nó có vẻ đẹp kì vĩ, kiêu hùng

à Biểu tượng cho ước mơ, lí tưởng mà mỗi người thường đeo đuổi trong cuộc đời.

+ Khi nó bị chế ngự: Nó mất đi vẻ đẹp mơ hồ, lung linh, trở nên cụ thể, hiện thực.

à Biểu tượng cho ước mơ trở thành hiện thực, không còn khó nắm bắt hoặc xa vời. Có như vậy, người ta mới luôn theo đuổi những ước mơ.

- Những hành động của ông lão:

+ Lúc đầu, ông thu dây để kéo con cá khỏi quay vòng

+ Vì quá cố gắng, ông thấy sức lực suy kiệt nhanh chóng, cảm thấy “hoa mắt, “mồ hôi xát muối vào mắt lão và xát muối lên vết cắt phía trên mắt và trán”

+ Lão tự động viên bản thân: “Kéo đi, tay ơi … Hãy đứng vững, đoi chân kia. Tỉnh táo vì tao, đầu à.”

+ Ông tìm mọi cách di chuyển được con cá nhưng cúng là lúc kiệt sức “miệng lão khô khốc không thể nói nổi”

à Đó là sự kiên trì, ngoan cường, quyết tâm của

ông lão. Đó là một biểu tượng đẹp về nghị lực của con người “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể đánh bại”.

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết- rút ra kết luận. ( 4 phút ):

Hướng dẫn học sinh tổng kết

Rút ra ý nghĩa và nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm

Hs trả lời

III/ Tổng kết:

1) Nghệ thuật:

- Lối kể chuyện độc đáo kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời kể với văn miêu tả cảnh vật đối thoại và độc thoại nội tâm:

- Độc thoại nội tâm: lúc thầm kín, lúc bộc ra thành tiếng (ngôn từ đối thoại) nhằm:

+ Phân tích tình hình.

+ Tự động viên bản thân.

+ Ý thức về công việc nhọc nhằn của mình.

=> Kiểu “nhân vật tâm trạng”

Đan xen lời kể, độc thoại, đối thoại => lời kể hấp dẫn, có chiều sâu, không nhàm chán.

@ Độc thoại nội tâm góp phần bộc lộ rõ chân dung nhân vật, tạo chiều sâu cho tác phẩm, thể hiện rõ hơn nguyên lí “ tảng băng trôi’ trong tác phẩm.

- Ý nghĩa hàm ẩn của hình tượng và tính đa nghĩa của ngôn ngữ.

2) Ý nghĩa văn bản:

Cuộc hành trình đơn độc, nhọc nhằn của con người vì một khát vọng lớn lao là chứng minh cho chân lí:

“Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.

Hoạt động 4: Củng cố. ( 5 phút ):

+ GV yêu cầu HS đọc lại đoạn trích và thảo luận vấn đề: Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn ngữ nào trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm nữa không? Sử dụng loại ngôn ngữ này có tác dụng gì khi nói lên mối quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm?

HS trả lời câu hỏi luyện tập ở lớp.

IV/ Luyện tập:

1/ Nghệ thuật sử dụng ngôn từ trục tiếp của nhân vật, cho thấy mối quan hệ khác thường giữa người đi săn và vật bị săn đuổi. Trước mắt ông lão con cá giống như một con người, một đối thủ đáng nể, một người bạn tâm tình.

2/ Tham khảo tựa đề tiếng Anh và nên lên suy nghĩ.

Hoạt động 5: Dặn dò. ( 1 phút ):

- Học thuộc Tác phẩm, nắm được nội dung cơ bản.

- Đọc kĩ văn bản, soạn bài mới theo câu hỏi SGK - Chuẩn bị bài học tiếp theo theo PPCT

E. ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM:

Ngày soạn: ……../……/...

Tiết 84 Diễn đạt trong văn nghị luận A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

-Nắm được các yêu cầu về diễn đạt trong bài văn nghị luận.

- Có kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề linh hoạt, sáng tạo.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức

- Các yêu cầu về diễn đạt trong bài văn nghị luận .

- Một số lỗi và cách sửa lỗi về diễn đạt trong bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng

- Nhận diện các cách diễn đạt hay trong một số văn bản nghị luận.

- Tránh các lỗi về dùng từ , đặt câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực diễn đạt của bài văn nghị luận.

- Vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề linh hoạt, sáng tạo.

C.CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

1.Giáo viên:

1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:

- HS đọc bài tại lớp và luyện tập cách thức tóm tắt các ý chính.

- Đặt câu hỏi gợi mở , tái hiện và tư duy tổng hợp.

1.2.Phương tiện dạy học:- SGK và TLCKT và KN12, SGV- TLTK- Thiết kế bài giảng.

2.Học sinh:- Chủ động tìm hiểu về bài học.

D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Ổn định tổ chức lớp : (1 phút )

2.Kiểm tra bài cũ:(3 phút ): Bố cục của một bài văn NL gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần là gì?

Để viết được phần MB tốt thường có những cách nào?

* Đáp án: - Bố cục bài văn NL thường có 3 phần (MB – TB – KB).

+ MB: Nêu vấn đề cần NL.

+ TB: Triển khai vấn đề cần NL.

+ KB: Nhận xét, đánh giá chung về vấn đề NL.

- Có 2 cách viết mở bài: Trực tiếp và gián tiếp.

3.Bài mới: ( 1 phút ): Trong việc hoàn thiện bài văn nghị luận cần chú ý đến hai yêu cầu: Thứ nhất bài viết phải đủ ý. Thứ hai bài viết phải có "chất văn". Yêu cầu về ý nghiêng về nội dung (tìm tòi phát hiẹn lựa chọn và nêu các vấn đề, ý kiến). Yêu cầu về "chất văn" nghiêng về cách trình bày, diễn đạt. Trong thực tế, có nhiều bài viết đủ ý, có những phát hiện mới về nội dung nhưng diễn đạt chưa hay, thậm chí còn vụng về. Do vậy, bên cạnh việc rèn luyện kĩ năng tìm ý, lạp ý, cần rèn luyện lĩ năng diến đạt: dùng từ, đặt câu, sử dụng tu từ…Nội dung bài học "Diễn đạt trong văn nghị luận" chủ yếu hướng dẫn người học nắm vững một số vấn đề cơ bản trong sử dụng từ ngữ, kết hợp các câu để việc diến đạt được hay hơn.

Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác gỉa tác phẩm ( 16 phút ):

Bước 1: Gv cho hs thảo luận nhóm để phân tích ngữ liệu, sau đó hướng dẫn hs trả lời câu hỏi tổng hợp.

Hs thảo luận

Một phần của tài liệu tdtt2426 giao an NV12 (2016 2017) (Trang 223 - 226)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(278 trang)
w