Tiết 63 Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
II. Đọc hiểu văn bản
1. Những phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
a. Chiếc thuyền ngoài xa với cảm nhận của người nghệ sĩ (phát hiện 1)
- Suốt đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy.
- Là bức tranh mực Tàu của một danh họa thời cổ.
- Tôi tưởng mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự hoàn thiện ... cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn
- Bối rối, trong trái tim như có cái gì đó bóp thắt vào.
=> Người nghệ sĩ thấy hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp thơ mộng, tuyệt diệu, thấy tâm hồn mình được thanh lọc
b. Chiếc thuyền vào bờ với bức tranh cuộc đời (phát hiện 2)
- Cảnh tượng.
+ Một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, cam chịu.
+ Một gã đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác coi đánh vợ như 1 cách giải tỏa uất ức, đau khổ.
- Thái độ : người nghệ sĩ kinh ngạc, bất bình,
“không thể chịu được, không thể chịu được”
(anh vứt máy ảnh xuống đất chạy nhào tới).
=> Nghịch lý, mâu thuẫn, đối lập
à Cuộc đời vốn chứa đựng nhiều điều phức tạp, đầy mâu thuẫn.
=>Qua hai phát hiện của người nghệ sĩ, nhà văn chỉ ra: cuộc đờichứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn; không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên
người đàn bà đã tự bạch.
- Qua câu chuyện về cuộc đời, người đàn bà em có suy nghĩ, cảm nhận, đánh giá gì ? - Thái độ của người đàn bà trước hiện thực cuộc đời.
- Ý đồ của nhà văn khi xây dựng nhân vật người đàn bà này ?
- Suy nghĩ về người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng ? (Phùng trước và sau khi gặp người đàn bà) - Kĩ năng sống: Thảo luận nhóm trao đổi về sự thể hiện cảm hứng thế sự của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Suy nghĩ về nhân vật chánh án Đẩu ?
Suy nghĩ của em về tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy và suy nghĩ của người nghệ sỹ Phùng?
Học sinh tìm chi tiết.
Nêu nhận xét, suy nghĩ, đánh giá.
Nêu suy nghĩ
- Thảo luận
- Cử đại diện trình bày.
HS nêu nhận xét.
Thảo luận nhóm.
Cử đại diện trình bày
Hs suy nghĩ trả lời
trong.
2. Câu chuyện ở tòa án huyện:
a. Câu chuyện về người đàn bà làng chài:
- Cđời bất hạnh, chứa đầy mâu thuẫn, bi kịch.
- Nhân hậu, bao dung, vị tha, đầy cảm thông.
- Câu chuyện về người đàn bà làng chài là câu chuyện về sự thật cuộc đời không hề đơn giản.
b. Về người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng và chánh án tòa án huyện Đẩu:
* Người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng:
- Vốn là nghệ sĩ, chiến sĩ, nhạy cảm với cái đẹp và ghét áp bức bất công.
- Chưa hiểu hết những phức tạp của cuộc đời, của con người: “không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được”, vỡ lẽ nhiều điều, hiểu hơn về con người, cuộc đời.
=> Thời đại mới đòi hỏi người nghệ sĩ cần có cái nhìn mới đa chiều về cuộc sống, con người.
* Người chánh án Đẩu:
- Máy móc, định kiến.
- Thay đổi cái nhìn, hiểu hơn về con người, cuộc đời “Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu”.
=> Qua câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà hàng chài và cách ứng xử của các nhân vật, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: đứng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến diện; phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều.
c) Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”:
- Mỗi lần nhìn kĩ vào bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ thấy “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai” (đó là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật). Và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh” (đó là hiện thân của những lam lũ, khốn khó, là sự thật cuộc đời).
-Ý nghĩa: Nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết- rút ra kết luận.( 5 phút ):
- Cách xây dựng cốt truyện của NMC trong tác phẩm nào có gì độc đáo ?
- Nêu tóm tắt lại tình
Hs hệ thống trả lời
Hs tóm tắt
III. Tổng kết:
1) Nghệ thuật:
- Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.
- Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn
huống.
- Ý nghĩa của tình huống.
- Nhận xét về ngôn ngữ, nghệ thuật của tác phẩm.
- Ngôn ngữ người kể chuyện?
- Ngôn ngữ nhân vật.
Ý nghĩa của văn bản?
Hs nêu ý nghĩa Hs nhận xét Hs trả lời Hs trả lời Hs trả lời
thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục.
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.
2) Ý nghĩa văn bản:
Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời; người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâu sắc. Tác phẩm cũng rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó.
Hoạt động 4: Củng cố.( 1 phút ):
- Tìm đọc trọn vẹn truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.
- Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm.
- Đọc phần ghi nhớ SGK.
- Dựa vào phần bài tập,
- Để hướng dẫn HS học ở nhà.
Hoạt động 5: Dặn dò.( 1 phút ):
- Học thuộc Tác phẩm, nắm được nội dung cơ bản.
- Đọc kĩ văn bản, soạn bài mới theo câu hỏi SGK - Chuẩn bị bài học tiếp theo theo PPCT
E. ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: ……../……/...
Tiết : 72 Thực hành về hàm ý A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Thông qua thực hành, củng cố và nâng cao kiến thức về hàm ý, cách thức tạo hàm ý và tác dụng của nó trong giao tiếp ngôn ngữ
- Có kĩ năng cảm nhận và phân tích hàm ý trong hoạt động giao tiếp, kĩ năng tạo hàm ý trong ngữ cảnh giao tiếp thích hợp.
- Tư duy sáng tạo, phân tích đối chiếu để nhận ra tác dung của việc sử dung hàm ý trong giao tiếp.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1) Kiến thức (thông qua thực hành)
- Khái niệm hàm ý (những nội dung, ý nghĩa mà người nói có ý định truyền báo đến người nghe nhưng không thể truyền trực tiếp mà nhờ cách nói gián tiếp để người nghe tự suy ra) ; sự khác biệt giữa hàm ý vời nghĩa tường minh.
- Một số cách thức tạo hàm ý thông dụng : người nói chủ ý vi phạm những phương châm hội thoại như phương châm quan yếu, phương châm về lượng, về chất, về cách thức hoặc sự dụng các hđộng nói gián tiếp.
- Một số tác dụng của cách nói có hàm ý:
+ Tạo ra hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn cách nói tường minh.
+ Giữ được thể diện của các nhân vật giao tiếp và tính lịch sự trong giao tiếp + Làm cho lời nói, câu văn hàm sức, ý vị, hấp dẫn
+ Tạo điều kiện cho người nói có thể tránh được trách nhiệm về hàm ý.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng nhận diện hàm ý, phân biệt hàm ý với nghĩa tường minh.
- Kĩ năng phân tích hàm ý : cách thức tạo hàm ý, tác dụng của hàm ý.
- Kĩ năng sử dụng cách nói có hàm ý (thông thường) trong ngữ cảnh thích hợp.
C.CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1.Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- HS đọc bài tại lớp và luyện tập cách thức tóm tắt các ý chính.
- Đặt câu hỏi gợi mở , tái hiện và tư duy tổng hợp.
1.2.Phương tiện dạy học:- SGK và TLCKT và KN12, SGV- TLTK- Thiết kế bài giảng.
2.Học sinh:- Chủ động tìm hiểu về bài học.