QUAN NIỆM VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỀN NGUỒN NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu Bài giảng môn quản trị nguồn nhân lực 2012 (Trang 109 - 114)

Chức năng đào tạo được gọi là một cách phổ biến là phát triển nguồn nhân lực, phối hợp các hoạt động đào tạo và phát triển trong tổ chức.

Phát triển nguồn nhân lực có thể được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định để tạo ra được sự thay đổi về hành vi nghề nghiệp cho người lao động được thực hiện bởi doanh nghiệp. Bao gồm cả các hoạt động học tập thậm chí trong chỉ vài ngày, vài giờ.

Đào tạo và phát triển là quá trình nỗ lực cung cấp những kỹ năng, thông tin về công việc, và sự thấu hiểu về tổ chức công việc trong tổ chức cũng như mục tiêu. Thêm vào đó, đào tạo và phát triển giúp đỡ, hỗ trợ nhân viên tiếp tục có những đóng góp tích cực cho tổ chức.

Sau đây chúng ta sẽ có những tìm hiểu về những phạm trù cơ bản:

Đào tạo: “là việc cung cấp các kỹ năng cụ thể cho các mục tiêu cụ thể”. Hay còn được xem là việc giúp nhân viên thực hiện tốt hơn công việc hiện tại.

Đào tạo đóng vai trò quan trọng đối với nhân viên mới hoặc nhân viên hiện tại.

Tóm lại, đào tạo là nỗ lực cải thiện hiệu quả làm việc hiện tại hoặc tương lai. Những đặc điểm của đào tạo như sau:

Đào tạo là quá trình thay đổi có hệ thống hành vi của nhân viên làm sao giúp các nhân viên đạt được những mục tiêu của công ty. Đào tạo tức là chỉ bảo các kỹ năng và khả năng cần có của các công việc hiện tại. Nó có một chương trình định hướng hiện tại và giúp nhân viên thành thạo các kỹ năng và khả năng cụ thể cần có nếu muốn thành công trong công việc.

Phát triển: chuẩn bị cho nhân viên các kỹ năng trong tương lai. Nó chú trọng vào việc học tập và phát triển cá nhân.

110 Phân biệt giữa Đào tạo và Phát triển:

Đào tạo Phát triển

Trọng tâm Công việc hiện tại Công việc của tương lai

Phạm vi Cá nhân Cá nhân, nhóm và tổ chức

Mục tiêu Khắc phục các vấn đề hiện tại Chuẩn bị cho sự thay đổi

Sự tham gia Bắt buộc Tự nguyện

Hình 5.1 Mô hình người chịu trách nhiệm về phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp

Mối quan hệ giữa Đào tạo và Phát triển còn thể hiện như sau:

Đào tạo Phát triển

- Một nỗ lực của tổ chức để thúc đẩy việc học tập về những kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi liên quan đến công việc.

- Nhằm giúp tổ chức hoạt động với hiệu suất cao hơn.

- Nhằm nâng cao năng suất của

- Liên quan tới việc dạy cho người lao động những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc hiện tại và tương lai.

- Giúp cho nhà quản lý hiểu biết tốt hơn, giải quyết các vấn đề và ra quyết định tốt hơn, động viên người lao động để thu được những lợi ích từ các cơ hội.

Nhân viên với tư cách là những nhà đồng hành kinh doanh =

Tự phát triển Cấp quản trị trực tuyến là :

Huấn luyện viên

Trưởng bộ phận là : Nhà tư vấn

Cấp quản trị gián tiếp là : Người đỡ đầu

Lãnh đạo doanh nghiệp là : Người ủng hộ.

111 người lao động.

- Được sử dụng để làm phù hợp với những thay đổi trong tổ chức.

Đào tạo là một quá trình có hệ thống nhằm nuôi dưỡng việc tích lũy các kỹ năng, những quy tắc, hành vi hay thái độ dẫn đến sự tương xứng tốt hơn giữa những đặc điểm của nhân viên và yêu cầu của công việc.

Phát triển là quá trình lâu dài nhằm nâng cao năng lực và động cơ của nhân viên để biến họ thành những thành viên tương lai quý báu của tổ chức. Phát triển không chỉ bao gồm đào tạo mà còn cả sự nghiệp và những kinh nghiệm khác nữa.

Phát triển nguồn nhân lực bao gồm những nội dung cơ bản sau:

Phát triển năng lực quản lý:

Các tổ chức và môi trường làm việc của họ luôn luôn năng động và thay đổi. Công nghệ mới phát triển, các đối thủ cạnh tranh xuất hiện và xóa bỏ thị trường, làm cho lạm phát gia tăng và năng suất lao động. Đó là những thay đổi mà các nhà quản lý đang phải đối mặt. Sự phát triển của các nhà quản lý và những nhà quản lý là một quá trình liên tục trong các doanh nghiệp thành công nhất. Đây là lĩnh vực nghiên cứu hướng đến việc áp kiến thức khoa học ứng xử để xử lý các vấn đề có liên quan đến sự thay đổi.

Nên hoạch định quy trình phát triển năng lực quản lý bởi vì quá trình này đòi hỏi phải dự đoán có hệ thống, phát triển một chương trình và huy động các nguồn lực ( đào tạo viên, đối tượng tham gia, các phương tiện hỗ trợ giảng dạy). Quá trình này có liên quan hoặc là đến toàn bộ hệ thống hoặc là toàn bộ một đơn vị. Cần phải có một ủy ban quản lý cấp cao nếu muốn thành công.

Phát triển kỹ thuật cá nhân:

Việc phát triển kỹ thuật cá nhân bao gồm các bước chính sau đây: dự đoán, chuẩn bị để nhân viên thiết lập mục đích bằng việc tăng cường tương tác giữa các cá nhân với nhau, bằng cách giao tiếp, đào tạo và lập kế hoạch hành động; nhấn mạnh vào các thuộc tính mục tiêu mà một nhà quản lý và nhân viên cấp dưới phải hiểu; tiến hành đánh giá trung gian để có thể điều chỉnh kịp thời những mục tiêu đã xác lập; và thực hiện thực hiện khâu đánh giá cuối cùng để kiểm tra xem mục tiêu đã được thiết lập, được điều chỉnh và hoàn tất chưa. Nếu như thiết lập mục tiêu là một kỹ thuật tạo động cơ có hiệu quả thì cần phải hoạch định và thực thi từng bước một cách cẩn thận. Trong

112

quá nhiều ứng dụng của phương pháp thiết lập mục tiêu, quá trình đào tạo và phát triển bị phớt lờ đi với lý do đưa ra rằng phương pháp đào tạo không cần thiết.

Phát triển xây dựng nhóm:

Là một quy trình phát triển giúp hoặc chuẩn bị cho các thành viên trong cùng một tổ chức có thể làm việc hiệu quả hơn trong các nhóm. Phương pháp này được thiết kế nhằm nâng cao kỹ năng cao kỹ năng giải quyết vấn đề của từng thành viên trong nhóm,, nâng cao khả năng giao tiếp và độ nhạy bén đối với những thành viên khác.

Tổ chức có thành công hay không là còn tùy thuộc vào sự phối hợp của các thành viên trong tổ chức đó. Do đó, các nhóm phải kết hợp hài hòa với nhau dù công việc của từng nhóm theo sức ép công việc, những cam kết, các nhóm dự án và các nhóm liên phòng.

5.1.2 Mục tiêu của chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Là sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về nhiệm vụ của mình, về công việc. Qua đó khiến người lao động có ý thức tự giác hơn trong quá trình thực hiện công việc, cũng như nâng cao khả năng thích ứng với sự thay đổi trong tương lai.

Các mục tiêu cơ bản của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp:

 Cải tiến cơ cấu nguồn nhân lực

Cơ cấu nguồn nhân lực là một khái niệm kinh tế, phản ánh thành phần, tỷ lệ các bộ phận hợp thành và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận đó trong tổng thể.

Cơ cấu nguồn nhân lực được xác định theo yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà địa phương, tổ chức đang xây dựng. Nói cái khác phải xuất phát từ mục tiêu của tổ chức, từ những yêu cầu công việc phải hoàn thành, từ những yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sử dụng những nguồn lực, từ quy trình công nghệ mà chuẩn bị cơ cấu nguồn nhân lực cho phù hợp. Điều này có nghĩa là khi chiến lược, mục tiêu, điều kiện kinh doanh của địa phương, tổ chức thay đổi, thì cơ cấu của nguồn nhân lực phải thay đổi tương ứng.

 Phát triển trình độ chuyên môn kỹ thuật nguồn nhân lực

Trình độ chuyên môn kỹ thuật là kiến thức tổng hợp, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật, kiến thức đặc thù cần thiết để đảm đương các chức vụ trong tổ chức, từ quản lý, kinh doanh và các hoạt động khác, là phát triển, nâng cao kiến thức về kỹ thuật, kinh tế, xã hội. Vì vậy, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực chỉ có thể có được, thông qua đào tạo. Cho biết bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng phải coi trọng công tác đào tạo và ngược lại, đào tạo cũng phải đáp ứng được yêu cầu này.

113

Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ yêu cầu người lao động phải có trình độ học vấn cơ bản, trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động tốt, để có khả năng tiếp thu và áp dụng công nghệ mới. Người lao động làm việc một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo, sử dụng được các công cụ, phương tiện lao động hiện đại, tiên tiến.

 Phát triển kỹ năng nghề nghiệp

Kỹ năng nghề nghiệp là sự hiểu biết về trình độ thành thạo tay nghề và những kinh nghiệm, mức độ tinh xảo trong việc thực hiện các công việc. Sự rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, sẽ giúp con người nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

 Nâng cao trình độ nhận thức cho người lao động.

Trình độ người lao động là trình độ phản ánh sự hiểu biết về những mục tiêu chính trị, văn hóa, xã hội, tính tự giác trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận thức của người lao động được coi là tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của nguồn nhân lực, vì nếu trình độ nhận thức khác nhau sẽ dẫn đến kết quả công việc khác nhau. Cùng một vấn đề nhưng đối với những người có nhận thức cao hơn về động cơ làm việc, tầm quan trọng của công việc phải làm sẽ khiến kết quả có sự khác biệt. Vì vậy chúng ta phải có giải pháp để nâng cao trình độ nhận thức của người lao động.

 Nâng cao sức khỏe của người lao động

Sức khỏe vừa là mục đích của sự phát triển, đồng thời cũng là điều kiện của sự phát triển. Sức khỏe là sự phát triển hài hòa của con người cả về vật chất và tinh thần, đó là sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần. Nhiều năm trở lại đây những công ty nỗ lực nâng cao sức khỏe cho nhân viên bằng cách cho nhân viên tham gia các khóa tập thể dục tại các trung tâm hoặc cung cấp đồ ăn kiêng giữa giờ. Các công ty Mỹ rất chú trọng đến việc khuyến khích nhân viên của mình giảm trọng lượng cơ thể. Một số công ty đài thọ hoàn toàn chi phí cho việc tập thể dục cho nhân viên, một số khác thì chịu một phần chi phí.

5.1.3 Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm:

- Đối với xã hội: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề sống còn của một đất nước, nó quyết định sự phát triển của xã hội. Đây là một trong những giải pháp để chống lại thất nghiệp. Đầu tư cho đào tạo và giáo dục là những khoản đầu tư chiến lược cho sự phồn vinh của đất nước.

- Đối với doanh nghiệp: để đáp ứng được yêu cầu công việc của tổ chức, nghĩa là đáp ứng được nhu cầu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đó là một kênh đầu tư sinh lợi đáng kể.

- Đối với người lao động: nó đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động, là một trong những yếu tố tạo nên động cơ lao động tốt.

114

Thực tế cho thấy: Đào tạo và phát triển là điều kiện quyết định để một tổ chức có thể đi lên trong điều kiện canh tranh gay gắt như hiện nay, khi thực hiện tốt công tác đào tạo sẽ mang lại cho tổ chức những tác dụng sau:

 Trình độ tay nghề lao động tăng, từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.

 Nâng cao chất lượng công việc

 Giảm được tai nạn lao động do người lao động nắm vững các quy trình nghề nghiệp tốt hơn và có thái độ tốt hơn.

 Giảm bớt sự giám sát do người lao động được đào tạo tốt có khả năng tự giám sát công việc vì họ hiểu rõ công việc của mình.

 Nâng cao tính ổn định của tổ chức.

5.1.4 Các nguyên tắc trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

Nguyên tắc thứ nhất: Con người hoàn toàn có năng lực phát triển. Mọi người trong một tổ chức đều có khả năng phát triển và sẽ nỗ lực để phát triển thường xuyên nhằm giữ vững sự tăng trưởng cho cá nhân cũng như của tổ chức.

Nguyên tắc thứ hai: Mỗi người đều có giá trị riêng, vì vậy mỗi người là một con người cụ thể khác biệt với các cá thể khác và đều có khả năng đóng góp sáng kiến.

Nguyên tắc thứ ba: Lợi ích của người lao động và những mục tiêu của tổ chức có thể kết hợp với nhau. Hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu của doanh nghiệp và lợi ích của người lao động. Sự phát triển của một tổ chức phụ thuộc vào nguồn lực của tổ chức đó. Khi nhu cầu của người lao động được thừa nhận và đảm bảo thì họ sẽ phấn khởi trong công việc.

Nguyên tắc thứ tư: Đào tạo nguồn nhân lực là một kênh đầu tư sinh lợi đáng kể, vì đào tạo nguồn nhân lực là những phương tiện để đạt được sự phát triển của tổ chức có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn quản trị nguồn nhân lực 2012 (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)