7.1 Chính sách trả thù lao
7.1.2 Lương và các phương pháp tính tiền lương
7.1.2.2 Các phương pháp tính tiền lương
Lương theo thâm niên:
Khi dựa trên thâm niên, lương tăng lệ thuộc vào kinh nghiệm của nhân viên hoặc thời gian phục vụ cho công việc. Tất cả các cá nhân có cùng công việc bắt đầu với lương bằng nhau và lương sẽ tăng theo số năm phục vụ trong tổ chức.
Hệ thống này được sử dụng khi nhân viên không chấp nhận hoặc tin tưởng vào lương theo thành tích, hoặc khi sự khác nhau về thành tích là khó đo lường một cách chính xác, hoặc khi công việc đòi hỏi thành tích hoặc kết quả như nhau.
Lương theo thành tích
Nhiều tổ chức cố gắng kết nối với thành tích công việc thực tế. Thông thường là khi thành tích cho phép nhà quản trị sử dụng lương đển động viên nhân viên đạt được thành tích cao hơn. Tuy nhiên, lương khuyến khích không hẳn là quá tốt, như là dễ thực hiện, hoặc như là được sử dụng rộng rãi như nó thường được tin là như vậy.
Nhiều công nhân không tin vào hệ thống lương thành tích bởi vì họ không cảm thấy rằng lương của họ liên quan đến mức độ thành tích của họ. Sau khi so sánh các ghi chép với các đồng nghiệp khác, nhân viên đó cảm thấy mình bị đối xử không công bằng, thường thì họ nhận thức rằng thành tích của họ cao hơn. Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng, 95% nhân viên định giá thành tích của chính họ cao hơn mức trung bình.
Lương dựa trên kỹ năng
Nền tảng khác để thiết lập lương là kiến thức và kỹ năng về công việc. Các kế hoạch lương dựa trên kỹ năng phân tích kiến thức công việc mà người công nhân cần phải tiến triển. Tất cả các nhân viên đều bắt đầu ở mức khởi điểm. Khi họ học các kỹ năng thêm và ngay khi các kiến thức này được kiểm nghiệm, họ sẽ được trả lương cao hơn. Phương pháp trả lương này tạo ra một nỗ lực học tập nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng của nhân viên.
Sau khi đã nghiên cứu các phương pháp trả lương, bây giờ làm thế nào để xác định tiền lương cá nhân, điều đó có hai vấn đề cần được xem xét. Trước hết, nhà quản trị phải trả lời các câu hỏi sau:
- Nên trả lương cho những người cùng làm công việc giống nhau trong tổ chức như thế nào? Chúng ta có nên trả cho họ ở cùng một mức độ giống nhau không?
- Nếu không, điều kiện nào làm nên sự khác biệt – thâm niên công tác, độ xuất sắc hay điều gì khác?
182
Có hai hình thức tiền lương cơ bản mà người sử dụng lao động có thể chọn lựa để trả lương cho nhân viên; lương thời gian, lương sản phẩm. Các hình thức khác có thể là sự vận dụng hay kết hợp hai hình thức cơ bản này.
Lương theo thời gian:
Hình thức lương theo thời gian thường áp dụng đối với các công việc quản lý và các bộ phận văn phòng; còn trong các bộ phận sản xuất thì chỉ thường được sử dụng ở những bộ phận không thể tiến hành định mức được do tính chất của công việc đòi hỏi chính xác cao hoặc hoạt động sản xuất theo dây chuyền.
Ưu điểm của hình thức này là dễ tính toán, nhưng bộc lộ nhiều nhược điểm như việc trả lương cho công nhân không gắn liền với thành tích, kỹ năng của nhân viên, và vì đó nó không khuyến khích nhân công sử dụng thời gian hợp lý, không tiết kiệm nguyên vật liệu và không kích thích tăng năng suất lao động. Chúng ta có thể khắc phục nhược điểm này bằng cách định giá công việc chính xác theo các phương pháp định giá công việc đã nghiên cứu.
Lương theo thời gian có hai hình thức: (1) Lương thời gian giản đơn và (2) lương thời gian có thưởng.
a, Lương thời gian giản đơn:
Hình thức tiền lương này phụ thuộc vào lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế của nhân viên. Tiền lương thời gian giản đơn có thể tính theo lương giờ, ngày hoặc tháng.
Công thức tính lương có dạng như sau:
Lj = dj * Gj Trong đó:
Lj là tiền lương của nhân viên j
dj là đơn giá lương cấp bậc của nhân viên j, dj có thể là đơn giá lương cấp bậc theo giờ, theo ngày hoặc theo tháng của nhân viên j.
Gj là số đơn vị thời gian làm việc thực tế của nhân viên j.
Tương ứng như vậy Tj là số đơn vị thời gian làm việc thực tế của nhân viên j theo giờ, ngày và tháng.
b, trả lương thời gian có thưởng:
Về bản chất thì đây là hình thức tiền lương giản đơn nhưng cộng thêm với tiền thưởng khi nhân viên đạt được số lượng và chất lượng công việc đã quy định.
Hình thức tiền lương này khuyến khích cho nhân viên sử dụng hợp lý thời gian làm việc, tiết kiệm trong việc dùng nguyên vật liệu, sử dụng thiết bị hiệu quả để tăng năng suất lao động.
Hình thức tiền lương này có thể sử dụng đối với côgn nhân làm công việc phục vụ, như hiệu chỉnh máy, sửa chữa nhỏ trong quá trình sản xuất, hoặc công nhân làm việc ở những khâu tự động hóa cao hoặc là công việc phải tuyệt đối đảm bảo chất lượng...
Lj = dj * Gj + M Lj : Tiền lương có thưởng mà công nhân được nhận dj: đơn giá lương cấp bậc của công nhân j
Gj: là số đơn vị thời gian làm việc thực tế của nhân viên j.
M : Tiền thưởng mà công nhân j được nhận.
183
Lương theo sản phẩm:
Hình thức trả lương theo sản phẩm đang được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, và có nhiều cách trả lương rất linh hoạt theo hình thức này. Về bản chất trả lương theo sản phẩm cho công nhân gắn liền với đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm và số lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu mà họ đã thực hiện được. Vì thế, hình thức lương này có thể sử dụng đối với cá nhân hoặc nhóm công nhân cùng làm việc với nhau, mà kết quả hoạt động của họ có thể đo lường một cách chính xác cụ thể.
Đây là một hình thức trả lương có kích thích cao, tạo ra động lực làm việc mạnh mẽ vì nó gắn liền với mức thù lao mà họ nhận được. Đồng thời nó tạo ra một tinh thần học tập nâng cao các kỹ năng để có một phương pháp làm việc tốt hơn nhằm tăng năng suất lao động và nhờ vậy khoản thù lao sẽ lớn hơn. Tuy nhiên để sử dụng hình thức tiền lương này một cách hữu hiệu trong tổ chức, cần lưu ý đến một số vấn đề căn bản:
- Phải xây dựng một hệ thống định mức có cơ sở khoa học, điều này chúng ta đã nghiên cứu ở chương trước.
- Tính toán cụ thể và chính xác.
- Rèn luyện ý thức cho công nhân trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất chung, bảo quản và sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị, tăng cường phối hợp hoạt động với cá nhân khác.
a, Lương theo sản phẩm cá nhân
Lương theo sản phẩm cá nhân chỉ áp dụng cho những công nhân mà kết quả hoạt động lao động của họ có thể đo lường một cách độc lập, cụ thể và chính xác theo từng cá nhân riêng biệt. Có thể những hình thức trả lương theo sản phẩm linh hoạt như sau:
Lương theo sản phẩm cá nhân trực tiếp:
Tiền lương được trả trực tiếp cho người lao động căn cứ vào số lượng sản phẩm mà họ làm ra theo đúng quy định và đơn giá tiền lương trả cho một đơn vị sản phẩm.
Có thể viết công thức như sau:
Trong đó:
- Lj là lương của nhân viên - di là đơn giá lương sản phẩm
- Sij là số lượng sản phẩm loại i mà nhân viên j làm được trong kỳ Đơn giá lương sản phẩm được tính như sau:
Trong đó:
- di là đơn giá lương sản phẩm i
- Lc là đơn giá lương cho một thời kỳ để chế tạo sản phẩm i - Dm là định mức sản lượng sản phẩm i cho một thời kỳ.
184
Ví dụ 1: Một công nhân may cổ áo bậc 6 với mức lương giờ là 5000đ, mức sản phẩm là 10 sản phẩm trong một giờ. Vậy đơn giá sản phẩm là :
di = Lc/ Dm = 5000/10 = 500 đ/sp
Hoặc một công nhân bậc 6 với mức lương giờ là 5000đ mức thời gian để hoàn thành một chiếc áo là 2 giờ, vậy đơn giá lương chiếc áo là
di= 5000đ x 2 = 10.000đ /chiếc.
Ví dụ 2: Trong tháng công nhân may cổ áo được 2340 chiếc. Vậy tiền lương của công nhân đó là: Li= 500đ x 2340 = 1.170.000 đ.
Điều kiện để ứng dụng chế độ tiền lương sản phẩm trực tiếp cá nhân này là: có định mức chính xác , có hệ thống phục vụ tốt, công việc ổn định trong một khoảng thời gian nhất định.
Lương theo sản phẩm lũy tiến:
Trong trường hợp khối lượng sản phẩm có thể tính toán trực tiếp được cho một công nhân hoặc một nhóm công nhân và khi đơn vị có nhu cầu gia tăng khối lượng sản phẩm làm ra trong một khoảng thời gian ngắn. Lúc này chúng ta có thể áp dụng hình thức lương theo sản phẩm lũy tiến. Tiền lương của mỗi cá nhân sẽ được tính theo sản phẩm làm được ở mức sản lượng quy định khác nhau và đơn giá tiền lương quy định theo nguyên tắc lũy tiến, tức là mức sản lượng càng lớn thì đơn giá tiền lương càng cao. Công thức được tính như sau:
Trong đó:
- Li là mức lương nhận được của nhân viên j
- Sij là khối lượng sản phẩm ở mức sản lượng quy định i mà j làm được trong kỳ.
- Dij là đơn giá lũy tiến cho một sản phẩm ở mức sản lượng i đối với sản phẩm mà j đang tham gia sản suất.
Ví dụ: công nhân A trong tháng 9/2011 làm được 150 sản phẩm. Công ty có quy định đơn giá sản phẩm như sau:
Sản lượng Đơn giá
Dưới 50 3.000 đ/sp
50 đến 100 4.000 đ/sp 100 đến 150 5.000 đ/sp
Trên 150 6.000 đ/sp
Trong trường hợp này tiền lương của công nhân A sẽ được tính như sau:
MA = 50 x 3.000 + 50 x 4.000 + 50 x 5.000 + 0 x 6.000 = 600.000 đ/sp
Trả lương theo giờ chuẩn:
Trả lương bằng cách định mức số sản phẩm theo thời gian và tiền lương được tính theo đơn giá tiền lương bình quân của một đơn vị thời gian:
185 Trong đó:
Lj là tiền lương của công nhân j trong một khoảng thời gian nào đó.
Gj là số đơn vị thời gian quy đổi của công nhân j dt là đơn giá cho một đơn vị thời gian.
Ví dụ: định mức trong 1 giờ người công nhân phải làm ra 4 sản phẩm, đơn giá cho mỗi giờ lao động là 2.000 đồng; Nhưng trên thực tế trong một ngày làm việc 8 giờ công nhân đã tạo ra 40 sản phẩm. Như vậy thời gian quy đổi của công nhân là 10 giờ thì tiền lương của họ là 200.000 đồng.
Bản chất phương pháp này tương đối giống với phương pháp trả lương trực tiếp ở trên, chỉ khác là phương pháp này có thể dễ dàng thay đổi đơn giá lương khi cần thiết mà công nhân khó nhận biết được.
Trả lương theo giờ chuẩn dưới mức:
Tương tự như hình thức lương theo giờ chuẩn, chỉ khác là khi công nhận chưa đạt được định mức đã được thưởng. Hình thức này thường được áp dụng khi công nhân nỗ lực cũng không hoàn thành được mức lao động, tức là mức đã xây dựng không hợp lý, nó quá cao so với tình hình thực tế.
Ví dụ: Công ty quy định công nhân phải làm được 10 sản phẩm trong một giờ và sẽ được trả 5.000 đồng. Song nếu công nhân chỉ làm được 8 sản phẩm trong một giờ họ vẫn được tính 5.000 đồng. Còn nếu công nhân làm được 15 sản phẩm thì họ sẽ nhận được:
- 8 sản phẩm đầu tiên được tính tương đương với 1 giờ lao động nên được nhận 5.000 đồng
- 7 sản phẩm tiếp theo được tính là 7/10 giờ lao động nên nhận được 7/10 x 5.000 đồng (3.500 đồng)
- Kết quả người công nhân này nhận được: 5.000 + 3.500 = 8.500 đồng.
Trả lương theo tỷ lệ thưởng:
Phương pháp này cũng giống như phương pháp trả lương theo giờ chuẩn, nhưng khác đó là sản phẩm vượt thời gian chỉ được áp dụng cho công nhân theo một tỷ lệ nào đó mà thôi. Hình thức này thường được áp dụng khi công nhân thực hiện công việc nhanh hơn mức quy định, hay nói cách khác đi mức hiện tại của doanh nghiệp không còn phù hợp với tình hình thực tế.
Ví dụ: Công ty định mức cho công nhân là 16 sản phẩm/ ngày:
Trong thực tế công nhân đạt được là 20 sản phẩm/ngày. Nếu đơn giá lương là 10.000 đồng/ giờ và tỷ lệ thưởng là 50% khi đó cách tính tiền lương của công nhân như sau:
Số sản phẩm làm trong 1 giờ :
Tiền lương công nhân nhận được:
Mj = 8 giờ x 10.000 đ + 2 giờ x 10.000 đ x 50% = 90.000 đồng.
Trả lương kích thích hoàn thành mức:
186
Trả lương kích thích hoàn thành mức là hình thức trả lương thể hiện khi công nhận đạt dưới định mức thì chỉ được tính theo đơn giá thường còn nếu công nhân đạt được định mức sẽ được tính theo đơn giá cộng với tỷ lệ tiền thưởng cho toàn bộ thời gian quy đổi. Hình thức trả lương này thường sử dụng trong điều kiện sản xuất có chi phí cố định cao và cần phải gấp rút hoàn thành công việc, vì hình thức này có tác dụng khuyến khích công nhân tăng sản lượng rất nhanh.
Ví dụ: Công ty định mức cho công nhân 40 sản phẩm/1 ngày.
Thực tế thực hiện được 45 sản phẩm/ngày.
Giả sử đơn giá là 12.000 đ/giờ và tỷ lệ thưởng nếu vượt là 25%
Nếu chỉ đạt 35 sản phẩm khi đó mức lương sẽ như sau:
Lương theo sản phẩm gián tiếp:
Được áp dụng cho những công nhân phụ mà công việc có ảnh hưởng nhiều đến kết quả lao động của công nhân chính như công nhân sửa chữa, phục vụ máy sợi, dệt trong nhà máy dệt; công nhân hiệu chỉnh, bảo hành máy móc thiết bị trong các nhà máy cơ khí... Đặc điểm của hình thức tiền lương này là tiền lương của người lao động phục vụ phụ thuộc vào tiền lương của công nhân sản xuất chính, chính vì thế họ nổ lực để hoàn thành công việc phục vụ của mình tốt hơn. Mức lương được nhận của nhân viên phục vụ gắn liền với đơn giá lương của công nhân phục vụ và số lượng đơn vị sản phẩm mà các công nhân gắn liền với đơn giá của công nhân phục vụ và số lượng đơn vị sản phẩm mà các công nhân chính do anh ta phục vụ làm được thực tế trong kỳ.
Trong đó:
187 - Lp là lương thực tế của công nhân phụ
- dp là đơn giá tiền lương sản phẩm của công nhân phụ - Qc là sản lượng thực tế làm ra của công nhân chính.
Ví dụ: Công nhân vận chuyển bậc 3 với mức lương ngày là 54.000 đồng, phục vụ 3 máy cùng loại, mức sản lượng ngày của một công nhân chính là 20sp. Tính lương sản phẩm của công nhân vận chuyển đó.
Đơn giá phục vụ là dp = 54.000/3 x 20 = 900 đ/sp
Trong ca, máy 1 làm được 25 sp; máy 2 = 24 sp; máy 3 = 18 sp.
Sản lượng ca = 25 + 24 + 18 = 67 sp
Tiền lương công nhân phục vụ là 67 x 900đ = 60.300 đ
Có thể tính theo cách xác định phẩn trăm hoàn thành mức của công nhân chính là:
67/60 = 1,1166 x 100 = 111,66 %.
Tiền lương cấp bậc của công nhân phụ cũng tăng tương ứng với phần trăm hoàn thành mức của công nhân chính là :
Lp = 54.000đ x 1,11666 = 60.300đ.
b, Tiền lương sản phẩm theo nhóm:
Hình thức tiền lương này được áp dụng cho những công việc mà kết quả có thể đo lường cụ thể, chính xác được; nhưng để hoàn thành công việc đó thì cần phải có nhiều người cùng hợp tác, liên kết. Các công việc đó có thể là lắp ráp máy móc thiết bị, sản xuất ở một số bộ phận trên dây chuyền, sửa chữa máy móc lớn. Phương thức tính có thể theo tiến trình sau:
- Li là lương cấp bậc của nhân viên j - q là định mức sản lượng cho nhóm - Dt là đơn giá lương sản phẩm
Khi đó quỹ lương của nhóm được xác định như sau:
Qn là quỹ lương của nhóm
St là số lượng sản phâm của nhóm làm được
Tiền lương của mỗi cá nhân trong nhóm sẽ được xác định như sau:
Bước 1: Tính thời gian quy đổi của nhân viên.
- Gj là số đơn vị thời gian quy đổi của nhân viên j trong nhóm.
- Hj là hệ số cấp bậc công việc của nhân viên j
- gj là số đơn vị thời gian lao động thực tế của nhân viên j trong nhóm.
- Wj là hệ số năng suất lao động của nhân viên j trong nhóm.
Bước 2: Tính đơn giá tiền lương của nhóm.
188 Bước 3: Tính lương cho mỗi cá nhân của nhóm
Ví dụ: Một tổ có 5 công nhân trong một tháng được 100 sản phẩm, định mức của công ty cho cả tổ là 8 sản phẩm/tháng. Đơn giá lương sản phẩm là 100.000đ/1 sản phẩm, thường vượt mức tính theo phương pháp lương cơ bản công với thường là 10%.
Hệ số Hj của các công nhân lần lượt là : 1,1; 1,3; 1,5; 1,7; 1,8; 1,9 Ngày công thực tế gj lần lượt là : 22;23;21;22;21
Hệ số tăng năng suất Wj lần lượt là : 1,2; 1,0; 0,8; 0,9; 0,9 Yêu cầu tính lương và thưởng cho từng cá nhân của tổ?
Tính toán:
Tính Gj
G1 = 1,1 x 22 x 1,2 = 29,04 G2 = 1,3 x 23 x 1,0 = 29,90 G3 = 1,5 x 21 x 0,8 = 25,20 G4 = 1,7 x 22 x 0,9 = 33,66 G5 = 1,9 x 21 x 0,9 = 35,91 Tổng 153,91
Tính QN :
QN = 100 x 100.000 x 110% = 11.000.000 đồng.
Tính Dn:
Tính Mj:
M1 = 29,04 x 71.563,3 = 2.104.078,62 đ M2 = 29,90 x 71.563,3 = 2.139.862,27 đ M3 = 25,20 x 71.563,3 = 1.803.495,96 đ M4 = 33,66 x 71.563,3 = 2.408.955,96 đ M5 = 35,91 x 71.563,3 = 2.569.981,743 đ Tổng cộng : 11.026.373,91 đ