Về nghiên cứu sản xuất thuốc tăng tuần hoàn máu

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất tại chỗ và cũng ứng một sô thuốc dược liệu phục vụ đồng bào miền núi thanh hóa (Trang 104 - 105)

I. Thảo luận kết quả

7. Về nghiên cứu sản xuất thuốc tăng tuần hoàn máu

Viện D−ợc Liệu đã nhập nộithành công cây Đ−ơng Qui Nhật Bản và đã đ−a vào trồng khảo nghiệm thành công tại Thanh Hoá. Kết quả nghiên cứu của một số tác giả ở Viện D−ợc Liệu cho thấy sự giống nhau về số l−ợng và thành phần hoá học giữa Đ−ơng Qui Nhật Bản và Đ−ơng Qui Trung Quốc. TS. Lê Kim Loan, Viện D−ợc Liệu, khi nghiên cứu so sánh đã cho thấy cao n−ớc và cao cồn của 2 loài Đ−ơng Qui Nhật Bản và Đ−ơng Qui Trung Quốc đều ức chế hoàn toàn sự đông máu. Kết quả thử nghiệm của 2 loài cũng cho thấy, với nồng độ thấp (1:4), cao n−ớc và cao cồn của Đ−ơng Qui Nhật Bản đều có tác dụng ức chế các yếu tố đông máu nội sinh, ngoại sinh và chuyển hoá fibrinogen thành fibrin. Kết quả thử tác dụng ng−ng tập tiểu cầu cho thấy cao n−ớc, cao cồn đều có tác dụng ức chế ng−ng tập tiểu cầu. Kết quả thử trên mạch tai thỏ cho thấy cao n−ớc, cao cồn 50% tinh dầu lá Đ−ơng Qui Nhật Bản và cao cồn 80% có bổ sung tinh dầu lá Đ−ơng qui đều có tác dụng giãn mạch, làm tăng tốc độ chảy của dung dịch qua mạch tai thỏ 223% so với chứng (p < 0,01). Những kết quả trên cho thấy Đ−ơng Qui Nhật Bản có thể dùng thay thế Đ−ơng Qui Trung Quốc trong các bài thuốc hoạt huyết. Trong số các chế phẩm đã thử cao cồn 80% chiết xuất từ củ Đ−ơng Qui Nhật Bản có bổ sung thêm 0,5% tinh dầu lá có cả 3 nhóm tác dụng cần thiết cho một thuốc tăng tuần hoàn máu. Dạng bào chế Angelin là viên nén bao đ−ờng, đã đ−ợc thử nghiệm trên 10 bệnh nhân tình nguyện và 72

Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài ĐLNN _________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________

101

bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não mạn tính bằng ph−ơng pháp mù đôi, so sánh với thuốc hoạt huyết CM3.

Theo thang điểm Khajiev, tr−ớc điều trị điểm số của nhóm bệnh nhân dùng Angelin (31,32 + 2,52) cao hơn nhóm dùng CM3 (29,18 + 2,73). Sau 1 tháng điều trị điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân dùng Angelin giảm (9,49 + 1,77) nhiều hơn so với nhóm bệnh nhân dùng CM3 (11,08 + 1,31). hầu hết các triệu chứng lâm sàng nh− đau đầu th−ờng xuyên, đau đầu vùng chẩm, gáy, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, tình trạng mạch và huyết áp đều đ−ợc cải thiện tốt hơn só với CM3. Kết quả cận lâm sàng nh− điện não, l−u huyết não, chỉ số mạch α/T(%) đều có kết quả t−ơng đ−ơng hoặc tốt hơn CM3.

Các tác dụng của Angelin nh− giảm Cholesterol, giảm Triglycerit, tác dụng trên các chức năng gan, thận, huyết học đều cho kết quả tốt, làm máu l−u thông tốt hơn, phòng đ−ợc tắc nghẽn vi mạch. Thuốc không làm ảnh h−ởng đến chức năng gan, thận qua các xét nghiệm bilirubin, SGOT SGPT, creatinin và ure.

Qua kết quả nghiên cứu những biến đổi có ý nghĩa cả về lâm sàng, cận lâm sàng, chứng tỏ thuốc Angelin có tác dụng điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất tại chỗ và cũng ứng một sô thuốc dược liệu phục vụ đồng bào miền núi thanh hóa (Trang 104 - 105)