Quan điểm chủ đạo trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài:

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất tại chỗ và cũng ứng một sô thuốc dược liệu phục vụ đồng bào miền núi thanh hóa (Trang 101 - 102)

I. Thảo luận kết quả

1. Quan điểm chủ đạo trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài:

Đề tài độc lập cấp nhà n−ớc "Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất tại chỗ và cung ứng một số thuốc từ D−ợc liệu, phục vụ đồng bào sống ở nông thôn và miền núi Tỉnh Thanh Hoá''. Với mục tiêu đề xuất một mô hình sản xuất và cung ứng tại chỗ một số d−ợc liệu thế mạnh và một số thuốc có nguồn gốc d−ợc liệu, đã cơ bản hoàn thành. Để có căn cứ xây dựng mô hình nói trên, chúng tôi đã tổ chức điều tra về điều kiện kinh tế xã hội, thực trạng khả năng sản xuất và cung ứng, nhu cầu thuốc nói chung, d−ợc liệu và thuốc từ d−ợc liệu nói riêng, mô hình bệnh tật, khả năng khai thác và phát triển nguồn tài nguyên d−ợc liệu mọc tự nhiên và khả năng qui hoạch nhân trồng một số d−ợc liệu phù hợp với điều kiện sinh thái của Tỉnh Thanh Hoá. Từ đó nghiên cứu đ−a vào trồng và sản xuất 7 cây d−ợc liệu và 6 loại thuốc phù hợp với điều kiện và nhu cầu hiện nay của cả n−ớc nói chung và Tỉnh Thanh Hoá.

Để thực hiện đ−ợc mục tiêu đề ra của đề tài, trong suốt quá trình tổ chức nghiên cứu, chúng tôi th−ờng xuyên quán triệt 4 vấn đề lớn cần đ−ợc giải quyết sau đây:

Một là: Phải nắm rõ điều kiện kinh tế xã hội của Tỉnh Thanh Hoá nói chung và ngành y tế Thanh Hoá nói riêng. Phải xác định đ−ợc mô hình bệnh tật trong tỉnh và tổng l−ợng nhu cầu về thuốc, d−ợc liệu và thuốc từ d−ợc liệu, khả năng sản xuất và tổ chức cung ứng của ngành D−ợc Thanh Hoá.

Hai là: Đề xuất đ−a vào phát triển một số d−ợc liệu, bao gồm d−ợc liệu hoang dại, còn có khả năng khai thác, qui hoạch, nhân trồng và phát triển một số cây thuốc và khả năng sản xuất một số thuốc phù hợp với điều kiện của địa ph−ơng và xí nghiệp.

Ba là: Đề xuất mô hình cung ứng thuốc, đặc biệt quan tâm đến công tác phân phối l−u thông thuốc ở các huyện nông thôn và miền núi, trong đó có một số huyện mới đ−ợc thành lập.

Bốn là: Một số đề xuất đặc biệt về qui hoạch và các chính sách hỗ trợ kèm theo nhằm phát triển nguồn tài nguyên d−ợc liệu thế mạnh của Tỉnh Thanh Hoá.

Khác với công nhân viên chức là những ng−ời có thu nhập ổn định, ng−ời nghèo phần lớn là nông dân, chiếm 90,5%, là ng−ời không có việc làm ổn định hoặc thu nhập thấp, khi ốm đau bệnh tật hay sức khoẻ yếu họ dễ bị mất thu nhập. Chi phí chữa bệnh là gánh nặng đối với ng−ời nghèo, đẩy họ đến chỗ vay m−ợn, cầm cố tài sản để có tiền trang trải chi phí dẫn đến tình trạng càng có ít cơ hội cho họ thoát khỏi vòng đói nghèo. Chính vì vậy, phát triển d−ợc liệu và thuốc từ d−ợc liệu vừa tạo ra thuốc có giá thành rẻ vừa tạo thêm việc làm cho ng−ời nông dân có thêm thu nhập.

Quan điểm phát triển cây d−ợc liệu phải theo quan điểm sản xuất hàng hoá, trên cơ sở phát huy cao nhất các lợi thế về điều kiện tài nguyên, đất đai, khí hậu, truyền thống khai thác, nuôi trồng và sử dụng để nhanh chóng phát triển vùng sản xuất, vùng khai thác cây d−ợcliệu, gắn việc phát triển, khai thác với công nghệ chế biến để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong xã hội

Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài ĐLNN _________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________

98

tăng c−ờng khối l−ợng và giá trị d−ợc liệu xuất khẩu. Đ−a ngành nuôi trồng , khai thác, chế biến d−ợc liệu thành ngành sản xuất có giá trị kinh tế xã hội và môi tr−ờng sinh thái. Phù hợp với giải pháp chiến l−ợc của ngành y tế về phát triển ngành D−ợc đến năm 2010 là ''Kết hợp với bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hình thành các vùng nuôi trồng cây con làm thuốc và hiện đại hoá thuốc từ d−ợc liệu''.

Thực trạng hiện nay của nhiều cây d−ợc liệu là năng suất thấp, chi phí đầu vào lớn do ch−a tổ chức sản xuất công nghiệp dẫn đến giá thành cao, càng tạo điều kiện cho d−ợc liệu Trung Quốc tràn ngập vào n−ớc ta, do công nghệ nuôi trồng của họ cao hơn, nh−ng bên cạnh đó d−ợc liệu của Trung Quốc có tồn d− chất kích thích sinh tr−ởng cao. Mặt khác, việc nuôi trồng d−ợc liệu ch−a đ−ợc hỗ trợ, đầu t− của Nhà n−ớc và các ngành liên quan, bởi thế đa số các doanh nghiệp có nhu cầu th−ờng tự tìm hiểu và tự lo tổ chức trồng trực tiếp với ng−ời dân, ch−a thể tạo đ−ợc nguồn hàng hoá lớn, ch−a nâng cao đ−ợc năng suất và chất l−ợng d−ợc liệu. Vì vậy, việc phối kết hợp giữa một viện nghiên cứu với công ty xí nghiệp và ng−ời nông dân là rất có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất tại chỗ và cũng ứng một sô thuốc dược liệu phục vụ đồng bào miền núi thanh hóa (Trang 101 - 102)