Kỹ thuật sản xuất giống.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất tại chỗ và cũng ứng một sô thuốc dược liệu phục vụ đồng bào miền núi thanh hóa (Trang 68 - 73)

II. Nghiên cứu sản xuất tại chỗ một số d−ợcliệu và thuốc từ d−ợc liệu.

3. Kỹ thuật sản xuất giống.

3.1. Thời vụ trồng.

Tr−ớc khi thu củ làm d−ợc liệu vẫn còn những mầm nhánh do củ mẹ đẻ ra, tách những mầm đó dầm xuống ruộng bùn. Sau khi cây ra rễ, hồi xanh, cao 20 - 25cm, nhổ cây con đem cấy trên ruộng làm cây giống.

Thời vụ trồng làm giống từ 15/2 đến 15/3. Thu hoạch hạt giống 15/6 đến 15/7.

Báo cáo đề tài NCKH cấp nhà n−ớc

65

3.2. Khoảng cách trồng.

Cây Trạch tả làm giống trồng với khoảng cách 30 x 40cm.

3.3. Lợng phân bón.

L−ợng phân bón dùng cho 1ha:

- Phân chuồng hoai mục 13 tấn

- Phân đạm 300kg

- Phân lân 550kg

- Kali 110kg

Toàn bộ l−ợng phân chuồng, phân lân và kali dùng để bón lót. Phân đạm dùng để bón thúc vào các đợt làm cỏ sục bùn.

3.4. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.

*) Chăm sóc

- Luôn giữ n−ớc trong ruộng ở mức 7 - 10cm. Khi m−a to ngập úng cần phải tháo bớt n−ớc ngay.

- Sau khi cấy đ−ợc 25 đến 30 ngày làm cỏ sục bùn, bón thúc phân đạm đợt 1, l−ợng bón 80kg/ha.

- Sau khi cấy đ−ợc 45 - 50 ngày làm cỏ, sục bùn, bón thúc l−ợng phân đạm đợt 2 với l−ợng bón 110kg/ha.

- Sau khi cấy 65 - 70 ngày, làm cỏ sục bùn và bón thúc toàn bộ số phân đạm còn lại (110kg/ha).

*) Phòng trừ sâu bệnh.

- Đáng chú ý nhất là bệnh chết rạp cây con, dùng Viben - C50BTN với liều l−ợng 1,5 - 2kg/400-500lít n−ớc/ha.

3.5. Thu hoạch và bảo quản giống.

*) Thu hoạch:

Khi hạt chín có màu vàng, chọn những bông đã chín cắt cả bông cho vào bao để hạt đỡ rụng mất. Đ−a về phơi đến khi bông khô đập lấy hạt, làm sạch tạp chất và hạt lép, phơi lại cho thật khô.

*) Bảo quản:

Sau khi làm sạch và phơi khô hạt giống cần đ−ợc bảo quản trong túi polietylen kín để tránh sự hút ẩm trở lại. Bảo quản ở nơi mát khô ráo. Năng suất hạt giống đạt 200 – 250kg/ha.

3.6. Những điểm cần chú ý khi sản xuất giống.

- Khi chọn mầm dùng làm cây giống cần chọn mầm ở những cây to khoẻ không bị sâu bệnh.

- Trong quá trình chăm sóc không để ruộng bị khô.

- Phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

- Thu hoạch kịp thời vì khi quá chín hạt rễ rụng làm giảm năng suất.

Báo cáo đề tài NCKH cấp nhà n−ớc

66

4.1.Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng Trạch tả cần chọn những chân ruộng n−ớc, nhiều bùn, chủ động t−ới tiêu n−ớc. Khi làm đất phải cày sâu bừa kỹ để bùn trong ruộng có độ sâu 20cm, vơ sạch cỏ dại. Bón toàn bộ số phân chuồng, phân lân và 2/3 l−ợng kaly, bừa lại để phân trộn đều vào đất.

4.2. Chuẩn bị giống

Giống Trạch tả trồng sản xuất d−ợc liệu là cây con đ−ợc gieo từ hạt. Thời vụ gieo hạt giống vào tháng 8

- Làm đất gieo hạt giống: Chọn ruộng nhiều bùn, chủ động t−ới, tiêu n−ớc. Cày sâu, bừa kỹ, vơ sạch cỏ dại, bón lót phân chuồng hoai mục (8tấn/ha) bừa lại để phân trộn đều với đất. Khi lắng bùn, gomthành luống nh− luống mạ.

- Gieo hạt: Hạt Trạch tả rất nhỏ, nhẹ nên khi gieo cần trộn đều với cát, gieo thấp tay và gieo đi gieo lại nhiều lần cho đều. L−ợng hạt gieo cần thiết cho 1ha từ 18-20kg.

- Chăm sóc: Sau khi gieo nếu gặp trời m−a, cần cho ngập n−ớc vào để hạt đỡ trôi, m−a xong phải tháo n−ớc ngay. Sau khi gieo 3-4 ngày hạt bắt đầu mọc mầm. cây con ở giai đoạn đầu sinh tr−ởng chậm, cần làm cỏ kịp thời.

Khi cây cao 4-5cm, nếu thấy cây mọc quá dầy cần tiến hành tỉa bớt để cây mập, khoẻ. Lúc này bón thúc phân Urea với l−ợng 80kg/ha.

4.3. Chuẩn bị phân bón.

L−ợng phân bón cần chuẩn bị cho 1ha ruộng trồng d−ợc liệu -Phân chuồng hoai mục 27 tấn

-Phân đạm Urê 460kg

-Phân lân 800kg

-Phân kali 135kg

4.4.Kỹ thuật gieo trồng

4.4.1. Thời vụ trồng

Thời vụ trồng vào cuối tháng 9 đầu tháng 10

4.4.2. Khoảng cách trồng

Khoảng trồng cây cách cây 30 x 30cm.

4.4.3. Yêu cầu phân bón

-Toàn bộ phân chuồng và 2/3 phân ka ly dùng để bón lót -Sau khi cấy đ−ợc 25-30 ngày bón thúc phân đạm đợt 1 -Sau khi cấy 50-60 ngày bón thúc phân đạm đợt 2

-Sau khi cấy 80-85 ngày bón thúc phân đạm đợt 3 và số phân kaly còn lại.

4.4.4.Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại

- Sau khi cấy 25-30 ngày cần làm cỏ sục bùn, ngắt bỏ mầm nhánh ở gốc, bón thúc phân đạm với l−ợng 140kg/ha.

- Sau khi cấy 50-60 ngày làm cỏ sục bùn, ngắt bỏ mầm nhánh bón thúc phân đạm với l−ợng 160kg/ha.

Báo cáo đề tài NCKH cấp nhà n−ớc

67

có) bón thúc 160kg phân đạm và 45kg ka ly/ha.

Chú ý: Trong 3 tháng đầu luôn giữ n−ớc trong ruộng ở mức 5-10cm, tháng cuối cùng tr−ớc khi thu hoạch (Tháng thứ t−) cần tháo cạn n−ớc để củ đ−ợc chắc.

Phòng trừ bệnh hại:

- Đối với cây trồng thu d−ợc liệu cần chú ý phòng trừ rệp hại lá và mầm non thời kỳ cây nhỏ, dùng Visumit 50ND phun với nồng độ 0,5%, liều dùng 2 lít/1ha.

- Cần đề phòng chuột cắn lá và củ.

4.2.5. Thu hoạch sơ chế và bảo quản d−ợc liệu.

Sau khi trồng 4 - 5 tháng, cây trach tả đã già, cần đ−ợc thu hoạch. Tr−ớc khi thu củ cần cắt bỏ hết lá gốc, chỉ để lại 1-2 lá ngọn để dễ cầm, dùng dao nhỏ hoặc dụng cụ chuyên dùng quay xung quanh gốc rồi rút củ lên. Mang về rửa sạch, cắt hết lá, rễ và nhánh phụ rồi cho vào cót đã quây sẵn dùng diêm sinh sấy chín (thời gian sấy khoảng 2 ngày). Sấy xong rửa thật sạch đem phơi hoặc sấy khô (Hàm l−ợng thuỷ phần trong củ còn khoảng 12% là đ−ợc).

Trong quá trình phơi hay sấy khô cần làm cho củ nhẵn vỏ, rụng hết rễ con bằng cách cho củ vào bao tải đạp nhiều lần hoặc dùng lồng quay ly tâm làm sạch rễ và nhánh phụ tạo độ nhẵn củ.

Yêu cầu d−ợc liệu: Củ phải nhẵn, bên trong trắng và khô, cần phân loại củ to, nhỏ, bảo quản trong bao kín tránh để d−ợc liệu hút ẩm rễ bị mốc.

4.2.6. Những điểm cần chú ý khi sản xuất d−ợc liệu.

- Cần chủ động trong việc t−ới tiêu n−ớc.

- Chủ động kịp thời đối với việc phòng trừ sâu bệnh hại

- Mùa thu hoạch vào tháng 2, việc phơi khô gặp nhiều khó khăn cần chủ động có lò sấy để d−ợc liệu thu hoạch đảm bảo chất l−ợng.

- Quy trình trồng trạch tả đ−ợc áp dụng các biện pháp kỹ thuật chặt chẽ sẽ có năng suất d−ợc liệu trạch tả từ 2500kg - 3000kg/ha.

Báo cáo đề tài NCKH cấp nhà n−ớc

68

2.2. Cây cối xay:

Cũng nh− cây Trạch tả, cây Cối xay có năng suất xanh phần trên mặt đất rất lớn. Quy trình trồng Cối xay ở vùng đồng bằng Bắc Bộ có độ phì của đất cao hơn độ phì của đất ở vùng Thanh Hóa, các yếu tố khí t−ợng thủy văn khác nh− l−ợng m−a, giờ nắng v.v… cũng khác nhau. Muốn có quy trình tốt nhất cho khu vực Hà Trung- Thanh Hóa khoảng cách mật độ trồng cây Cối xay cũng cần phải khảo sát thêm.

Ba khoảng cách trồng cây Cối xay đ−ợc bố trí để nghiên cứu đó là 30 x 30cm, 40 x 40cm và 50 x 50cm.

Kết quả thời vụ thứ nhất năm 2000 đ−ợc biểu thị ở bảng 3:

Bảng 38: Kết quả nghiên cứu khoảng cách trồng cây Cối xay tại Thanh Hóa năm 2000.

Chỉ tiêu theo dõi Khoảng cách trồng (cm) Chiều cao cây (cm) Đ−ờng kính gốc (cm) Số cành cấp I/cây (cành) Khối l−ợng d−ợc liệu/cây (g) Năng suất d−ợc liệu/ô TN (kg) Năng suất d−ợc liệu/ha (kg) 30 x 30cm 162,20 ± 2,80 4,6 ± 0,28 20,2 ± 1,2 186,3 ± 2,6 28,69 14.345 40 x 40cm 156,50 ± 2,25 5,5 ± 0,30 22,7 ± 2,6 328,5 ± 1,4 28,72 14.372 50 x 50cm 159,30 ± 2,00 5,6 ± 0,10 23,6 ± 1,5 350,2 ± 1,8 19,59 9.806 CV% 4.20 5% LSD 2.17

Kết quả bảng trên cho ta thấy ở khoảng cách trồng 40 x 40cm ngoài khối l−ợng cá thể, năng suất d−ợc liệu/ha v−ợt trội hơn các công thức còn lại, các chỉ tiêu theo dõi khác nh− chiều cao cây, đ−ờng kính gốc, số cành/cây ở khoảng cách trồng này đều cho chỉ số cao nhất.

Nh− thế ở thời vụ năm thứ nhất ( năm 2000) khoảng cách trồng cây cối xay 40 x 40cm cho kết quả tốt nhất.

Năm thứ 2 (2001): Cũng nh− năm tr−ớc, năm 2001 chúng tôi lại bố trí thí nghiệm nghiên cứu khoảng cách trồng cây Cối xay với 3 công thức 30 x 30cm, 40 x 40cm và 50 x 50cm và kết quả đã đ−ợc thể hiện ở bảng 39

Bảng 39: Thí nghiệm nghiên cứu khoảng cách trồng cây Cối xay (thời vụ 2001)

Chỉ tiêu theo dõi Khoảng cách trồng (cm) Chiều cao cây (cm) Đ−ờng kính gốc (cm) Số cành cấp I/cây (cành) Khối l−ợng d−ợc liệu/cây (g) NS d−ợc liệu/ô TN (kg) NS d−ợc liệu/ha (kg) 30 x 30cm 163,20 ± 2,60 6,5 ± 0,33 23,2 ± 1,2 233,3 ± 2,2 35,81 17.964 40 x 40cm 162,50 ± 1,80 6,75 ± 0,25 25,6 ± 1,0 395,7± 2,0 34,62 17.319 50 x 50cm 165,20 ± 1,20 7,02 ± 0,16 26,5 ± 1,2 415,8 ± 1,8 23,29 11.642 CV% 4.40

Báo cáo đề tài NCKH cấp nhà n−ớc

69

5% LSD 2.71

Bảng trên cho ta thấy, mặc dầu có sự thay đổi về mức độ biến động của các chỉ tiêu theo dõi giữa các công thức nh−ng ở khoảng cách trồng cây cối xay 30 x 30cm cho kết quả tốt nhất.

Qua 2 thời vụ nghiên cứu khoảng cách trồng cây cối xay chúng tôi đã rút ra kết luận: Khoảng cách trồng cây cối xay tại Hà Trung - Thanh Hóa phù hợp nhất là khoảng cách 30 x 30cm hoặc 40 x 40cm.

Kết hợp với quy trình trồng cây cối xay áp dụng cho vùng đồng bằng Bắc Bộ chúng tôi đã xây dựng quy trình trồng cây cối xay cho khu vực Thanh Hóa.

Quy trình kỹ thuật trồng và sơ chế biến cây Cối xay áp dụng cho vùng Thanh hóa

Tên cây: Cối xay, quýnh ma, kim hoa thảo

Tên khoa học:Abutilon Indicum L

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất tại chỗ và cũng ứng một sô thuốc dược liệu phục vụ đồng bào miền núi thanh hóa (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)