CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ FDI VÀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ
II. Tổng quan về công nghiệp phụ trợ
2. Đặc điểm của ngành công nghiệp phụ trợ
2.1. Công nghiệp hỗ trợ đòi hỏi nhiều vốn hơn công nghiệp lắp ráp nhưng vẫn có thể khai tháchiệu quả bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên thế giới hiện nay có nhiều quan điểm cho rằng công nghiệp hỗ trợ là ngành công nghiệp thâm dụng nhiều vốn, đòi hỏi trình độ công nghệ cao và hiệu 20
Tiểu luận Tư tưởng HCM
suất kinh tế đạt được theo quy mô, điều đó có nghĩa là đầu tư cho công nghiệp phải đầu tư nhiều vốn vào cho các dây chuyền sản xuất cũng như cho cần có công nhân kĩ sư có tay nghề cao điều khiển. Trong khi đó sản ngành công nghiệp lắp ráp đòi hỏi nhiều lao động ít kinh nghiệm hơn với chi phi nhân công rẻ hơn, công nghệ đơn giản hơn. Để giảm sản lượng trong ngành lắp ráp thì đơn giản chỉ cần giảm số lượng lao động, song đối với ngành CNPT thì giảm sản lượng là điều rất khó khắn vì ngành này việc tăng sản lượng không phụ thuộc nhiều vào số lượng lao động mà ở tài sản cố định là dây truyền máy móc đồng bộ. Vì máy móc thì không thể giảm đi bằng cách chia nhỏ như lao động.
Vậy việc phát triển CNPT ở các DNVVN liệu có mâu thuẫn khi các DNVVN là các doanh nghiệp thường yêu kém về công nghệ và tiềm lực vốn nhỏ. Trên thực tế cho thấy, trong lĩnh vực CNPT, yếu tố chuyên môn hoá quyết định tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp lớn không thể tận dụng được lợi thế về vốn và công nghệ, kinh nghiêm quản lý( điều mà các DNVVN bất lợi thế so sánh) nếu như phải chia nhỏ các nguồn lực ra để giải quyết tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, từ nguyên vật liệu, linh phụ kiện, phụ tùng, phụ liệu, lắp ráp, kho bãi, phân phối… Lấy ví dụ để sản xuất một chiếc ô tô, hãng Toyota cần có 1.600 nhà cung cấp các loại chi tiết, linh kiện. Như vậy, chỉ cần vài hãng lắp ráp cuối cùng nhưng họ cần hàng ngàn doanh nghiệp sản xuất trước đó. Một chuỗi các hoạt động của ngành CNPT này chủ yếu do các DNVVN đảm nhận. Các DNVVN phối hợp với các doanh nghiệp lớn với vai trò như các doanh nghiệp vệ tinh, và qua đó nhận được sự hỗ trợ về vốn và công nghệ của các doanh nghiệp lớn.
2.2. CNPT phủ rộng trong các ngành chế tạo
Trên thực tế hiện nay mỗi sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh được cấu thành bởi rất nhiều các chi tiết linh kiện. Do sự đa dạng và phong phú đó nên cùng một nhà sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có thể cung cấp cho nhiều nhà lắp 21
Tiểu luận Tư tưởng HCM
ráp các sản phẩm của mình, đó là những sản phẩm phổ biến có thể dùng chung cho các sản phẩm lắp ráp cuối cùng, ví dụ như các nhà sản xuất điện tử và ô tô đều có sử dụng các linh kiện của ngành công nghiệp nhựa được sản xuất tương tự nhau gọi là dập phun, các dây curoa được sử dụng trong các loại động cơ của công nghiệp ô tô, cơ khí… Tuy nhiên cũng tùy từng ngành công nghiệp mà yêu cầu đối với các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ lại có những đặc trưng khác nhau. Đối với những ngành công nghiệp có những quy định khác nhau về chất lượng sản phẩm dẫn đến các chính sách khác nhau liên quan đến chất lượng của sản phẩm hoàn thiện – Dẫn chứng đến sự cố chân ga của Toyota do hai nhà cung cấp là Denso và CTS, trong đó chân ga của Denso thì không bị nhưng của CTS bị dính.
22
Tiểu luận Tư tưởng HCM
2.3. CNPT có quan hệ tương hỗ với FDI
Dễ dàng nhận thấy rằng: một quốc gia mà có nên CNPT trợ phát triển sẽ nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Một nền CNPT phát triển sẽ giúp các doanh nghiệp FDI chủ động hơn trong việc tìm kiếm được nguyên phụ liệu đầu vào thay vì phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài với rất nhiều rủi ro. Hơn nữa, việc sử dụng ngay các linh kiện, phụ tùng trong nước cũng giúp các doanh nghiệp FDI giảm các chi phí phát sinh thêm như phí vận chuyển, lưu kho bãi, phí bảo hiểm… Do vậy, lượng FDI đầu tư vào quốc gia đó sẽ tăng lên nhanh chóng ở các ngành công nghiệp lắp ráp. Và chính sự gia tăng đầu tư trong lĩnh vực lắp ráp sẽ làm tăng nhu cầu về các sản phẩm CNPT, thúc đẩy các doanh nghiệp phụ trợ mở rộng sản xuất do có thị trường cho sản phẩm đầu ra rộng lớn, tận dụng được lợi thế hiệu suất theo quy mô, giảm giá thành sản phẩm và càng trở lên hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp FDI.
Ngược lại, nếu nền CNPT của nước nhận đầu tư kém phát triển và không chịu đổi mới, các doanh nghiệp FDI sẽ không thể mạnh dạn đầu tư. Khi đó, với nội tại là một quốc gia có trình độ công nghệ kém, thiếu vốn mà không có sự hỗ trợ từ phía nước ngoài mà cụ thể là các doanh nghiệp FDI thì bản thân quốc gia đó sẽ sa vào cái vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo.
Từ những nhận định trên, ta có thể thầy được FDI và CNPT có tác động qua lại hỗ trợ nhau. Vậy để có một nền CNPT phát triển đòi hỏi quốc gia đó phải có những chính sách phát triển hợp lý như chính sách ưu đãi thuế với các doanh nghiệp FDI, cải cách thủ tục hành chính… và bản thân các doanh nghiệp phụ trợ trong nước cũng phải không ngừng học hỏi, đổi mới bản thân khi có cơ hội liên doanh cùng các doanh nghiệp FDI .
23
Tiểu luận Tư tưởng HCM