CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ FDI VÀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ
II. Tổng quan về công nghiệp phụ trợ
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ
4.1. Qui mô cầu
Ngành CNPT như đã biết là ngành đòi hỏi nhiều vốn và trình độ công nghệ cao và có lợi thế kinh tế tăng theo qui mô. Để giảm thiểu chi phí trên một đơn vị sản phẩm, các doanh nghiệp phải tăng qui mô và công suất hoạt động. Đó là lí do tại sao các nhà đầu tư muốn đảm bảo một thị trường có dung lượng lớn hoặc có tiềm năng dung lượng lớn trong tương lai trước khi ra quyết định đầu tư. Nói cách khác, 26
Tiểu luận Tư tưởng HCM
qui mô cầu lớn là điều kiện thiết yếu để phát triển CNPT. Đây là một thách thức lớn đối với các DNVVN do khan hiếm vốn nên nếu không được đảm bảo về đầu ra các doanh nghiệp không thể mạnh dạn đầu tư. Chính vì vậy để phát triển CNPT cho các DNVVN đòi hỏi phải có chính sách thích hợp để thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển nhằm tăng quy mô cầu.
4.2. Thông tin
Trên bất cứ thị trường nào cũng xảy ra tình trạng thông tin bất cân xứng. Đặc biệt trong ngành CNPT sự chia sẻ và nắm bắt thông tin giữa các nhà cung cấp sản phẩm CNPT và các doanh nghiệp lắp ráp có ý nghĩa quyết định. Tình trạng thiếu thông tin sẽ cản trở giao dịch giữa nhà sản xuất và nhà lắp ráp, nhất là các doanh nghiệp FDI. Khi phải tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc trong việc tìm kiếm nhà cung cấp nội địa, các nhà lắp ráp FDI sẽ không muốn đầu tư vào nước đó. Và như vậy CNPT sẽ không có cơ hội phát triển. ở trường hợp ngược lại, các nhà cung cấp nội địa muốn cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp này nhưng do chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khả năng tiếp cận thông tin của các nhà sản xuất này còn hạn chế. Do đó cung không gặp được cầu, tất yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của CNPT.
4.3. Tiêu chuẩn chất lượng
Sự chênh lệch về tiêu chuẩn chất lượng giữa nhà cung cấp nội địa và các doanh nghiệp lắp ráp cũng là một yếu tố cản trở CNPT. Khi các doanh nghiệp cung cấp phàn nàn về yêu cầu của các nhà lắp ráp là quá khắt khe còn các công ty lắp ráp cho rằng sản phẩm mình được cung cấp không đạt tiêu chuẩn thì sự khập khiễng đó sẽ dẫn tới tình trạng: trong khi các công ty lắp ráp thiếu hụt các loại linh kiện và phải bù đắp bằng cách nhập khẩu thì các nhà sản xuất lại không dám bỏ vốn đầu tư mua công nghệ đạt tiêu chuẩn của công ty lắp ráp vì sợ không có được các đơn hàng ổn định, lâu dài. Lấy ví dụ Canon Việt Nam, yêu cầu của Canon là dù sản xuất 100 hay 1000 sản phẩm thì chất lượng cũng phải đồng đều nhau và điều này 27
Tiểu luận Tư tưởng HCM
phải được duy trì như một nguyên tắc bất di bất dịch. Thế nhưng doanh nghiệp Việt nam cung cấp linh kiện cho Canon, lần thứ nhất chất lượng rất tốt nhưng từ lần thứ hai trở đi đã có sự thay đổi. Chính điều đó khiến Canon e ngại đối với các nhà cung cấp Việt Nam. Theo ý kiến của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong ngành CNPT Việt Nam, việc sản xuất chủ yếu là học hỏi từ bạn bè hoặc đúc rút trong quá trình sản xuất nên việc đạt được sự đồng đều về chất lượng là rất khó. Nếu không được hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật thì sẽ thật khó để có được sự gặp gỡ giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các nhà lắp ráp nước ngoài.
4.4.Nguồn nhân lực
CNPT là ngành đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao. Có ý kiến cho rằng nguồn nhân lực còn quan trọng hơn máy móc hiện đại. Bởi lẽ máy móc, dây chuyền công nghệ thì nước nào cũng có thể sở hữu chúng. Do đó nếu chỉ đơn thuần dựa vào máy móc thì sẽ không tạo ra được khả năng cạnh tranh quốc tế. Sự thành công hay thất bại của nền CNPT của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ kỹ sư và các chuyên gia, những người trực tiếp vận hành, cải tiến máy móc và phát minh ra những phương pháp làm việc mới hiệu quả hơn.
4.5. Chính sách của Chính Phủ
Để phát triển CNPT cần đến tính hai chiều giữa các công ty lắp ráp và các doanh ngiệp cung ứng. Tuy nhiên mối quan hệ này chưa thực sự rõ ràng, nhất là phía các công ty lắp ráp. Nhiều công ty có hỗ trợ các doanh nghiệp nhưng chỉ dừng lại ở mức như gửi chuyên gia đào tạo tại chỗ, gửi bản vẽ,khuôn mẫu…Chính những yếu tố này đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Chính Phủ. Giảm thuế quan và có nhiều ưu đãi về thuế là công cụ chính sách quan trọng mà Chính Phủ có thể sử dụng. Giảm thuế quan sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh về mặt chi phí của các nhà lắp ráp và có thể biến quốc gia thành cơ sở xuất khẩu những thành phẩm. Các ưu đãi như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, khấu trừ thuế mua máy móc… sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào CNPT. Các chính sách khác như hỗ trợ công 28
Tiểu luận Tư tưởng HCM
nghệ, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ đào tạo… cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành CNPT.