Tổng quan chung về ngành dệt may

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 81 - 85)

CHƯƠNG III: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về vấn để phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút FDI

II. Thực trạng phát triển CNPT của VN

3. Tổng quan chung về ngành dệt may

Ngành dệt may Việt Nam được xếp vào nhóm các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh trong hệ thống công nghiệp Việt Nam. Ngành dệt may đã có thời gian hoạt động 15 năm và hiện Việt Nam có khoảng 2.000 doanh nghiệp (50 doanh nghiệp nhà nước, 1.400 doanh nghiệp tư nhân và cổ phần, 450 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Trong đó, có khoảng 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ; sử dụng khoảng 2 triệu lao động góp phần tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho vùng nông thôn. Thị trường chủ yếu của dệt may Việt Nam là Hoa Kỳ và EU nhưng chủ yếu các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này vẫn chỉ là gia công cho các nước khác. Trong những năm qua, tỉ lệ nội địa hóa có tiến bộ tuy chưa cao, từ 30% đến 38%, riêng mặt hàng sợi là 70%, thu nhập người lao động và nộp ngân sách đều tăng.

Hình 9: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam (1998- 2009) (Đơn vị: triệu USD)

(Nguồn:http://www.vietnamtextile.org)

81

Tiểu luận Tư tưởng HCM

Tuy nhiên các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay đang mải mê tập trung vào thị trường xuất khẩu mà bỏ quên mất thị trường nội địa. Một nghịch lí là Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hàng may mặc, năm 2007 Việt Nam vươn lên tới vị trí thứ 10 trong số các nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt 7,78 tỷ đô la ( theo Hiệp hội Dệt- May Việt Nam, Vitas) thế nhưng lại để hàng may mặc Trung Quốc lấn át trên trên thị trường nội địa. Đặc biệt, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO thì nguy cơ bị đánh bại ngay trên sân nhà là rất lớn. Sức mạnh cạnh tranh trong sản phẩm này Việt Nam chủ yếu là nhờ lao động rẻ. Tuy nhiên lợi thế này trong tương lai sẽ không còn đóng góp được nhiều cho các doanh nghiệp Việt Nam nữa. Theo nhận định của Bloomberg, hãng tin kinh tế - tài chính của Hoa Ký, thì nguy cơ biến mất từ 1/3 cho tới 1/2 trong số 2.000 doanh nghiệp dệt may rất dễ trở thành hiện thực khi Việt Nam gia nhập WTO. Nguyên nhân của tình trạng năng lực cạnh tranh thấp là do các doanh nghiệp chủ yếu vẫn là gia công cho nước ngoài, phần lớn nguyên phụ liệu đều phải nhập khẩu do ngành CNPT kém phát triển. Nhìn chung ngành dệt may Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể nhưng còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực từ cả nhà nước lẫn các doanh nghiệp.

Ngành CNPT dệt may

Trong hơn 10 năm qua, Việt Nam đã chú trọng tới việc định hướng các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp phụ trợ, nhất là đối với ngành dệt may. Tuy nhiên, cho đến nay, công nghiệp phụ trợ dệt may của Việt Nam vẫn ở trong tình trạng kém phát triển với những biểu hiện nổi bật là chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao và chủng loại mẫu mã nghèo nàn, không đáp ứng một cách ổn định các đơn đặt hàng lớn, việc thiết kế mẫu sản phẩm, phân phối, marketing còn yếu kém và khó có cơ hội thâm nhập thị trường nước ngoài bằng sản phẩm dưới chính thương hiệu của mình.

Về máy móc thiết bị dệt may, ngành dệt may chỉ có 10% máy móc tiên tiến của các nước Tây Âu và Nhật (đã sử dụng từ năm 2000); 11% là thiết bị qua sử 82

Tiểu luận Tư tưởng HCM

dụng từ 10-20 năm, trong đó có rất nhiều dây chuyền của Trung Quốc; 33% cũng qua sử dụng 10-20 năm nhưng chất lượng chỉ đạt mức trung bình; 46% còn lại là hệ thống máy móc đã qua sử dụng trên 20 năm với sự xuống cấp nghiêm trọng.

Về nguyên phụ liệu, nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may Việt Nam cũng phải nhập khẩu phần lớn (từ 70% đến 80%) từ nước ngoài. Mặc dù Việt Nam đã có một loạt các nhà máy kéo sợi, dệt vải, chỉ khâu, khóa kéo, bao bì nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp dệt may, các doanh nghiệp này vẫn nói là phải nhập khẩu quá nhiều phụ kiện mới hoàn chỉnh sản phẩm. Tuy nhiên cho tới nay, với sự cố gắng của các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam nói riêng và toàn ngành dệt may Việt Nam nói chung, tìn hình sản xuất các nguyên liệu phụ trợ trong nước đã có nhiều tiến bộ khả quan. Các nguyên liệu trong nước như bông đã đáp ứng 10%; xơ, sợi tổng hợp 60%; sợi 70%; vải 50%; phụ liệu 70%. Theo số liệu 11 tháng của năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng trên 8,1 tỷ đô la; kim ngạch nhập khẩu bông đạt 353 triệu USD; xơ, sợi 721 triệu USD; vải 3.821 triệu USD; phụ liệu 992 triệu USD; tổng cộng gần 5,9 tỷ USD. Trong đó, nhập khẩu cho gia công xuất khẩu đạt 4,3 tỷ USD, tổng kim nganch. Như vậy giá trị gia tăng của ngành dệt may đạt khoảng hơn 3,8 tỷ USD (chiếm khoảng 47,3% kim ngạch xuất khẩu). Điều này cho thấy, sản xuất nguyên liệu, phụ liệu trong nước đã có sự tăng lên đáng kể và tỷ trọng nội địa hóa trong các sản phẩm dệt may đã tăng khá trong năm 2009.

83

Tiểu luận Tư tưởng HCM

Hình 10: Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may(2000- 2009)

( Đơn vị: triệu đô la)

(Nguồn:http://www.vietnamtextile.org)

Ngành nhuộm - in hoa - xử lí hoàn tất của Việt Nam vẫn còn đang áp dụng các công nghệ và máy móc thiết bị "truyền thống". Do vậy, năng suất chưa cao, chất lượng chưa thật tốt và sử dụng nhiều hóa chất, thuốc nhuộm, tốn nhiều nước và năng lượng, giá thành cao đã làm giảm tính cạnh tranh trên thương trường.

Ngoài ra, còn để lại hậu quả là lượng nước thải nhiều và bị ô nhiễm nặng nề, rất tốn kém khi phải xử lý nước thải.

84

Tiểu luận Tư tưởng HCM

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)