CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ FDI VÀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ
III. Tác động của ngành công nghiệp phụ trợ tới việc thu hút FDI
Ngành CNPT có vai trò hết sức quan trọng trong việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo hướng vừa mở rộng vừa chuyên sâu.
Một nền CNPT phát triển sẽ thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa, cho phép tận dụng và phát huy tối đa lợi thế so sánh của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia. Ngoài ra, cớ cầu lao động được cải thiện theo hướng tích cực, mức độ ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất cũng ngày càng tăng do sự tập trung nguồn lực ở mức tối đa cùng với khả năng đón nhận sự chuyển giao công nghệ từ các công ty nước ngoài. Có thể nói CNPT có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển kinh tế, hội nhập nền kinh tế nước nhà vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Trong những đóng góp tích cực của CNPT đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, nổi bật hơn cả và được các quốc gia đang hết sức chú trọng trong tình hình hiện nay là vai trò của CNPT đối với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1. Sự phát triển của CNPT tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI tiếp cận với nguồn nguyên liệu và linh phụ kiện rẻ, tại chỗ
Ngày nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành nhu cầu bức thiết và là niềm mong mỏi của nhiểu quốc gia trên thế giới nhằm huy động được một lượng vốn dồi dào cho phát triển kinh tế. Trong bối cảnh các quốc gia đểu lỗ lực cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thuận lợi nhất có thể thì yếu tố làm nên sự khác biệt và thực sự được các nhà đầu tư chú ý khi ra quyết định đầu tư chính là sự phát triển của ngành công nghiệp CNPT nội địa. Khi đầu tư vào bất kì quốc gia nào họ đều quan tâm xem liệu các doanh nghiệp vệ tinh có khả năng đáp ứng đẩy đủ và kịp thời nhu cầu của họ khi tiến hành sản xuất kinh doanh hay không.
Trước hết, nhu cầu về các sản phẩm CNPT của các doanh nghiệp FDI trong ngành công nghiệp lắp ráp và chế biến thành thẩm cuối cùng là rất lớn. Thực tế, để 29
Tiểu luận Tư tưởng HCM
chế tạo một sản phẩm công nghiệp, các nhà lắp ráp phải sử dụng một khối lượng khổng lồ các linh kiện, phụ tùng của các nhà cung cấp khác nhau. Ví dụ, để tạo ra một chiếc ô tô hoàn chỉnh, các nhà lắp ráp cần tới khoảng 20000 – 30000 chi tiết cùng hàng nghìn nhà cung cấp linh kiện. Chính vì thế, ngày cả những tập đoàn công nghiệp hùng mạnh với tiềm lực rất lớn về tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực cũng không thể tự mình đảm nhiệm hết tất cả các công đoạn của quy trình sản xuất một cách hiệu quả. Thay vào đó, họ sẽ phải sử dụng linh kiện, phụ tùng của các doanh nghiệp phụ trợ, sau đó lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh và quản lý hệ thống phân phối. Thực hiện quy trình sản xuất chuyên môn hóa như vậy sẽ góp phần giảm thiểu độ rủi ro so với việc sản xuất trên quy mô quá lớn, do đó đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức tốt nhất có thể.
Thêm vào đó, nếu có được nguồn cung cấp linh kiện, phụ tùng tại chỗ thì các doanh nghiệp lắp ráp FDI sẽ hạn chế được những sản phẩm đầu vào phải nhập khẩu. Bất kỳ doanh nghiệp FDI nào khi tiến hành đầu tư đều mong muốn có thể sử dụng cá loại nguyên vật liệu và linh phụ kiện tại chỗ để chủ động trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu rủi ro, chi phí, từ đó hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm. Còn nếu phải nhập khẩu từ nước ngoài thì chi phí đẩu vào sẽ tăng cao do mất thêm phí vận chuyển, phí bảo hiểm. Đó là chưa kể đến những rủi ro về tiến độ hay thời gian giao hàng. Chính vì thế, sự yếu kém của ngành CNPT nội địa sẽ là nguyên nhân hạn chế sức cạnh tranh của các mặt hành công nghiệp. Điều này tất nhiên sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp FDI, khiến môi trường đẩu tư ở nước sở tại trở lên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Như vậy, bên cạnh cá nhân tố ảnh truyền thống như nguồn nhân công giá rẻ hay môi trườn chính sách liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động đầu tư nước ngoài phải thông thoáng thì sự phát triển của ngành CNPT nội địa với khả năng cung cấp các loại linh phụ kiện tại chỗ là yếu tố được các nhà đầu tư nước ngoài hết sức chú trọng. Bởi lẽ nó quyết định rất nhiều tới khả năng cạnh tranh của 30
Tiểu luận Tư tưởng HCM
các mặt hàng công nghiệp, nhất là trong xu thế tự do hóa thương mại hiện nay, khi mà các rào cản thuế quan và phi thuế quan đang dần được hạn chế tiến tới gỡ bỏ.
2. CNPT phát triển giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chỗi giá trị toàn cầu
Ngày nay, cùng với xu hướng phân công lao động quốc tế, các công đoạn của một quá trình sản xuất thường được chia nhỏ đẻ thực hiện theo hình thức chuyên môn hóa. Sự chuyên môn hóa không chỉ giới hạn trong một quốc gia mà còn mở rộng trên phạm vi toàn thế giới. Khi một công ty tiến hành sản xuất chuyên môn hóa như vậy thì sản phẩm của họ sẽ được tạo thành bởi một chuỗi mắt xích nhiều giá trị kết nối, và mỗi mắt xích sẽ tương ứng với một phần của giá trị sản phẩm. Hình thức sản xuất đó đã tạo nên chuỗi giá trị toàn cầu.
Mức độ tham gia vào chỗi giá trị sản xuất toàn cầu phụ thuộc vào khả năng mỗi quốc gia có thể đảm nhận những khâu nào của một quy trình sản xuất. Với việc cung cấp các loại linh kiện, phụ tùng, máy móc để sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng, ngành CNPT đóng vai trò rất quan trọng đối với một quy trình sản xuất hoàn chỉnh. Chính vì thế, nếu ngành CNPT trong nước càng phát triển thì mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp càng sâu và rộng.
Sự lớn mạnh và mở rộng của các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia chính là nhân tố chủ yếu thúc đẩy việc hình thành các chuỗi giá trị toàn cầu. Những tập đoàn này khi tiến hành đầu tư ở bất kì quốc gia nào đều cố gắng xây dựng một mạng lưới các nhà cung cấplinh kiện, phụ tùng và sử dụng những linh phụ kiện đó để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Như vậy, tăng cường năng lực sản xuất và cung ứng các sản phẩm phụ trợ là điều kiện quan trọng để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó giúp các doanh nghiệp phụ trợ trong nước tham gia vào mạng lưới sản xuất trên toàn thế giới của các TNCs. Đặc biệt, nếu ngành công nghiệp phụ trợ trong nước càng vững mạnh thì giá trị gia tăng tạo ra càng lớn và vị trí của mỗi quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu càng cao.
31
Tiểu luận Tư tưởng HCM
3. CNPT nội địa phát triển tiếp tục tạo đà thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp phụ trợ nước ngoài
Vai trò của CNPT đối với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thể hiện ở khả năng thu hút đầu tư không chỉ của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp FDI, mà còn bao gồm cả các doanh nghiệp phụ trợ nước ngoài. Sự phát triển của CNPT và tiềm năng thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI có mối quan hệ tác động qua lại. Một nền CNPT vững mạnh sẽ là điều kiện quan trọng để thu hút ngày càng nhiều hơn các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư xây dựng các nhà máy lắp ráp hay chế biến cá sản phẩm công nghiệp. Và sau một thời gian hoạt động của các doanh nghiệp FDI với lực lượng sản xuất ngày càng mớ rộng sẽ tạo ra thị trường ngày càng lớn cho CNPT, thúc đẩy CNPT ngày càng phát triển. Nhận tháy tiềm năng lớn của CNPT nội địa, các công ty vừa và nhỏ ở nước ngoài sẽ đến đầu tư, trong đó vừa bao gồm các công ty con hay các công ty có quan hệ lâu dài với các doanh nghiệp FDI đến đầu tu theo sự khuyến khích của các doanh nghiệp này, vừa bao gồm các công ty nước ngoài độc lập tự tìm đến đầu tư.
Trong tình hình Việt nam hiện nay, việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp phụ trợ nước ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đó là bời tiềm lực của các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam còn rất yếu kém trên tất cả các mặt như tài chính, công nghệ kỹ thuật, chất lượng nhân lực hay như sự liên kết với các doanh nghiệp lắp ráp FDI rất hạn chế.. Nếu chỉ dựa vào các doanh nghiệp này thì ngành công nghiệp phụ trợ trong nước sẽ không thể đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu về linh phụ kiện cho các doanh nghiệp FDI. Trong khi đó, các công ty nước ngoài với tiềm lực mạnh về nhiều mặt hứa hẹn sẽ có thể cung cấp những sản phẩm công nghiệp phụ trợ đạt yêu cầu về cả chất lượng lẫn giá cả.
32
Tiểu luận Tư tưởng HCM