Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp phụ trợ nội địa

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 97 - 102)

CHƯƠNG III: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về vấn để phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút FDI

III. Giải pháp đối với vấn đề phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam nhằm

3. Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp phụ trợ nội địa

3.1. Chủ động nghiên cứu, tìm hiểu kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp lắp ráp FDI

Một vấn đề đặt ra hiện nay là khâu nghiên cúu thị trường của các doanh nghiệp phụ trợ nội địa còn rất yếu kém, hầu như không có, các nhà lắp ráp hoàn toàn là những người chủ động trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp cho mình, dẫn tới tình trạng bị động và thiếu sự hiểu biết mang tính hai chiều. Do vậy, các doanh nghiệp phụ trợ nội địa cần chủ động tìm hiểu, ngiên cứu kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp lắp ráp FDI, từ đó xác định được loại sản phẩm họ mong muốn nhằm đầu tư sản xuất, đồng thời cũng hiểu rõ được các yêu cầu của các nhà lắp ráp đối với nguồn gốc nguyên liệu và loại sản phẩm.

Từ thực tế sản xuất của các nhà lắp ráp, có thể biết được một số yêu cầu như sau của họ đối với nguồn nguyên liệu và loại sản phẩm:

97

Tiểu luận Tư tưởng HCM

Thứ nhất về nguồn gốc nguyên liệu: mặc dù các nhà cung cấp phụ tùng, phụ kiện hoàn toàn độc lập trong hoạt động sản xuất – kinh doanh, nhưng họ luôn phải tuân thủ theo những cam kết hợp đồng về nguồn hay xuất xứ nguyên, vật liệu. Tuỳ thuộc vào loại sản phẩm mà các công ty lắp ráp đưa ra các yêu cầu về xuất xứ nguyên vật liệu nói chung, nguyên liệu thông thường phải được nhập khẩu từ một số nước và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, hàn Quốc, Đài loan và một số từ Trung Quốc. Ví dụ các sản phẩm từ nguyên liệu chì thì phải được nhập từ Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan,,, Khi nhận hàng, các công ty lắp ráp (các công ty Nhật Bản) luôn chọn mẫu và dung các thiết bị kiểm định với công nghệ cao đẻ phân tích nguồn gốc nguyên vật liệu.

Thứ hai là về loại sản phẩm: Các công ty FDI hoạt động tại Việt Nam có thể chia làm hai loại tuỳ thuộc vào thị trường mục tiêu: Trong nước và quốc tế. Với mỗi loại này, chiến lược mua sắm các loại sản phẩm phụ trợ nội địa hoàn toàn khác nhau do đặc điểm hướng tới thị trường nào thì phục vụ nhu cầu của thị trường đó.

(1) Đối với các doanh nghiệp FDI hướng tới thị trường nội địa: Đây chủ yếu là các công ty cung cấp tivi và các thiết bị gia dụng như tủ lạnh máy giặt… và một số thiết bị âm thanh hi-fi stereo, đầu DVD. Ví dụ: công ty Sanyo, Hanel… Sản phẩm mong muốn nội địa hoá là các linh kiện sử dụng trong tivi và các thiết bị gia dụng rất nặng và cồng kềnh, đặc biệt là các lịnh phụ kiện bằng nhựa và kim khí; bởi lẽ các sản phẩm nặng và cồng kềnh này sẽ rất khó khăn và tốn kém trong quá trình vận chuyển để nhập khẩu. Ngoài ra, doanh nghiệp FDI hướng vào thị trường nội địa có xu hướng nội địa hoá một số công đoạn sản xuất như đúc, giập , mạ… vì các công đoạn sản xuất này khá đơn giản lại có giá trị gia tăng thấp. Nên thay vì mỗi doanh nghiệp FDI tự xây dựng một nhà máy cho riêng mình thì các doanh nghiệp phụ trợ sẽ đảm nhận xây dựng nhà máy, sản xuất và cung cấp cho tất cả các doanh nghiệp FDI.(2) Đối với các doanh nghiệp FDI hướng tới xuất khẩu lại thường sản xuất các thiết bị máy tính ngoại vi và các thiết bị âm thanh, xuất khẩu phần lớn sản phẩm của mình sang thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản. Ví dụ: Công ty Canon, công 98

Tiểu luận Tư tưởng HCM

ty máy tính Fujitsu Việt Nam… Sản phẩm họ có nhu cầu là các sản phẩm nhựa có độ tinh xảo cao như các loại bánh răng, trục, thanh gạt hay thậm chí vỏ máy là rất lớn. Hơn nữa, đối với các bảng mạch để gắn các linh kiện điện tử thì phải làm từ đồng, nhựa thông và sợi thuỷ tinh mà các bảng mạch này rất cồng kềnh và đòi hỏi phải thay đổi kích thước, mẫu mã thường xuyên. Do vậy việc các doanh nghiệp phụ trợ việt Nam mở rộng cung cấp các bảng mạch này được xem là một kế hoạch khả thi. Mặc dầu các bảng mạch này có vẻ rất đơn giản song nó lại đòi hỏi công nghệ hoá học tinh vi. Nếu thực hiện kế hoạch sản xuất các bảng mạch này thì việc học tập công nghệ sản xuất bảng mạch chất lượng cao là vô cùng cần thiết.

Qua các phân tích trên, các công ty lắp ráp đều có động cơ tìm kiếm và kỳ vọng ở các doanh nghiệp việt Nam một số linh kiện, phụ tùng có kích cỡ cồng kềnh, trọng lượng như vỏ nhựa, ống kim loại, một số khuôn đúc, dập, ép, các sản phẩm nhựa có độ tinh xảo cao như các loại bánh răng, trục, thanh gạt... Như vậy, việc chủ động nghiên cứu kế hoạch sản xuất, tìm kiếm nhu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp FDI giúp cho các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam có thể định vị rõ ràng hướng đầu tư sản xuất cũng như yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu cho các sản phẩm này.

3.2. Đảm bảo các yêu cầu về dịch vụ: thời gian và các dịch vụ sau bán

Công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, song nó chưa thực sự có hệ thống mà còn manh mún, phân tán với quy mô nhỏ, các loại sản phẩm cũng như khối lượng được bán trên thị trường cũng chưa đủ nhiều cho sự bổ sung cần thiết trong những thời điểm nhất định, nên các công ty lắp ráp, mặc dù ý thức rất rõ, nhưng khó có thể lập kế hoạch dự phòng hợp lý. Do vậy, yêu cầu của các công ty lắp ráp FDI đối với các nhà cung cấp về sự kịp thời trong việc cung cấp đầy đủ khối lượng hàng (phụ tùng, phụ kiện) là tiêu chí không kém phần quan trọng và đồng thời cũng là yếu điểm của các doanh nghiệp Việt Nam. Theo đánh giá của các nhà quản lý các công ty lắp ráp FDI trong lĩnh vực xe máy, các doanh 99

Tiểu luận Tư tưởng HCM

nghiệp Việt Nam không mấy coi trọng yếu tố thời hạn trong cam kết giao nhận hàng hoá. Trong khi tiến độ lắp ráp và kế hoạch phụ tùng, linh kiện chính xác đến hàng ngày, thậm chí hàng giờ, thì đại đa số các nhà cung cấp Việt Nam chậm từ 10 ngày đến 15 ngày. Đây là tiêu chí rất quan trọng và các nhà lắp ráp thường gọi nó là “Belief” – sự tin tưởng.

Do vậy, việc tôn trọng điều khoản giao hàng theo hợp đồng, giữ chữ “tín” trong kinh doanh đóng vai trò quan trọng nếu các doanh nghiệp phụ trợ nội địa mong muốn trở thành nhà cung cấp lâu dài, ổn định cho các doanh nghiệp lắp ráp FDI.

Đây là một trong số những nguyên nhân cơ bản tạo nên sự gián đoạn thậm chí thất bại trong kinh doanh mà hiện nay vẫn thường thấy ở các doanh nghiệp phụ trợ nội địa Việt Nam.

3.3. Sự kiên nhẫn và cầu thị, sự linh hoạt và sáng tạo là điều kiện đủ làm tăng xúc tác cho quá trình trở thành nhà hỗ trợ nội địa

Sự cầu thị thể hiện tinh thần luôn luôn học hỏi, nỗ lực đầu tư, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật từ các chính hãng cũng như các nhà phụ trợ FDI bằng nhiều cách khác nhau như: hợp tác, liên doanh, liên kết… Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực xây dựng các quan hệ thông tin như tham gia các hội chợ triển lãm và hội thảo chuyên đề về phát triển CNPT cho các lĩnh vực khác nhau.

Mặt khác, khi sản phẩm hoàn chỉnh được sản xuất cho cả thị trường trong nước và quốc tế thì các công ty lắp ráp phải thường xuyên thay đổi mẫu mã, tính năng, kiểu dáng sản phẩm. Điều đó buộc các doanh nghiệp phụ trợ phải luôn duy trì một sự cơ động, mềm dẻo trong việc quản lý dây chuyền cung cấp sản phẩm phụ trợ, tăng tỷ lệ nội địa hoá, chủ động tham gia xây dựng các cụm công nghiệp.

Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp nên có sự linh hoạt, năng động để tìm lối đi riêng phù hợp với mình. Không thể đòi hỏi nhà lắp ráp tìm đến mình, hoặc thấy họ không có thông tin phản hồi về sản phẩm mà nản lòng không quyết định đầu tư.

100

Tiểu luận Tư tưởng HCM

Như vậy, để phát triển công nghiệp phụ trợ cần “con đường hai chiều” – từ các nhà lắp ráp đến các nhà cung ứng và ngược lại. Thiết nghĩ, trong điều kiện của Việt Nam- một nước đang phát triển, sự khai thông con đường hai chiều đó sẽ phải chờ đợi và phụ thuộc nhiều hơn vào các nhà lắp ráp hay còn gọi là các hãng chính.

101

Tiểu luận Tư tưởng HCM

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)