Nhóm giải pháp từ phía chính phủ

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 90 - 94)

CHƯƠNG III: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về vấn để phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút FDI

III. Giải pháp đối với vấn đề phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam nhằm

1. Nhóm giải pháp từ phía chính phủ

I.1. Hoàn thiện và bổ sung các chính sách ưu đãi đầu tư và phát triển CNPT Trước hết cần phải bổ sung sửa đổi các chính sách thuế xuất nhập khẩu:

Một nghịch lý trong chính sách thuế là: thuế suất nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất linh kiện ô tô còn cao hơn cả thuế suất nhập khẩu linh kiện. Do đó các doanh nghiệp không còn động lực để sản xuất mà chuyển sang nhập khẩu các sản phẩm CNPT. Trong tình hình hiện nay, khi mà ngành CNPT của Việt Nam còn kém phát triên, dung lượng thị trường của Việt Nam thì nhỏ hơn rất nhiều so với Trung Quốc, Việt Nam nên giảm hoặc bãi bỏ các loại thuế đánh vào linh kiện nhập khẩu nhằm giảm giá thành sản phẩm lắp ráp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lắp ráp này mở rộng sản xuất, hướng tới ra xuất khẩu qua đó cũng đồng thời mở rộng dung lượng thị trường cho ngành CNPT. Song song với chính sách đó là việc giảm hơn nữa thuế đánh vào các nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất các linh phụ kiện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nội địa giảm chi phí trong sản xuất các sản phẩm phụ trợ.

90

Tiểu luận Tư tưởng HCM

Đồng thời cần có thêm các chính sách ưu đãi đầu tư khác nữa nhằm thu hút đầu tư cho ngành CNPT như: ưu đãi tín dụng, ưu đãi nhập khẩu thiết bị, ưu đãi thuế thu nhập doanh ngiệp… Đa dạng hoá các nguồn đầu tư vào phát triển CNPT, trong đó phải coi đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài là các nguồn đầu tư chủ yếu.

Dồn hết mọi khả năng để kêu gọi đầu tư FDI vào việc sản xuất trong ngành CNPT như: hình thành một số khu công ngiệp được hưởng chính sách ưu đãi đặc biệt và chỉ áp dụng có thời hạn (chẳng hạn trong 3 – 4 năm) giống như các SEZs của Trung Quốc và giải quyết các vấn đề như hạ tầng cơ sở, cải cách thủ tục hành chính, cung cấp nguồn nhân lực cần thiết…

I.2. Các biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp phụ trợ nội địa

Trước hết, cần tìm kiếm và hỗ trợ các danh nghiệp phụ trợ nội địa có tiềm năng cung cấp các bộ phận, linh kiện, phụ kiện với chất lượng và giá thành cạnh tranh, từ đó tăng cường hỗ trợ về vốn, công nghệ, cơ sở hạ tầng, xây dựng đội ngũ nhân viên lành nghề để tiềm năng trở thành hiện thực.

Các biện pháp hỗ trợ về vốn như: tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn vay dài hạn cho đầu tư phát triển, có các cơ chế bảo lãnh tín dụng của nhà nước và cả tư nhân, thu hút các tổ chức đầu tư mạo hiểm tham gia vào công tác hỗ trợ này; phát triển mạnh cách thức thuê mua tài chính trong mua sắm máy móc, thiết bị, công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ để nâng cao khả năng phát triển và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp này; sử dụng vốn ODA để hỗ trợ đào tạo lao động, xây dựng thể chế pháp lý và các chương trình phát triển công nghiệp phụ trợ, chương trình hợp tác với các công ty đa quốc gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

Hỗ trợ công nghệ được thực hiện dưới các hình thức như lập chế độ tư vấn kỹ thuật và quản lý để mời các chuyên gia nước ngoài vào giúp thay đổi công nghệ và cơ chế quản lý tại Việt Nam.. Mặt khác phải hỗ trợ hoạt động ngiên cứu và phát 91

Tiểu luận Tư tưởng HCM

triển nhằm giúp các doanh nghiệp phụ trợ sản xuất các sản phẩm tốt, đáp ứng đủ yêu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp. Hiện nay, có ba trung tâm hỗ trợ kỹ thuật tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đã đi vào hoạt động với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoạt động tư vấn và là đầu mối tư vấn hỗ trợ công nghệ và chuyển giao công nghệ, cải tiến trang thiết bị và lắp đặt thiết bị…

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng như: cơ sở giao thông, vận tải như các bến cảng, sân bay, đường sắt, đường bộ, giao thông đô thị. Hình thành các khu, vùng kinh tế trọng điểm có trang thiết bị, công nghệ tiên tiến với các chính sách ưu đãi về thế quan để gia tăng điều kiện để phát triển công nghiệp.

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động. Suy cho cùng muốn phát triển CNPT nói riêng và toàn ngành côn nghiệp nói chung theo chiều sâu thì vấn đề phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt. Việt Nam là quốc gia có kết cấu dân số trẻ với lực lượng lao động dồi dao nhưng chất lượng lao động thì chưa cao. Một phần nguyên nhân của thực trạng này là vấn đề giáo dục, đào tạo của Việt Nam còn yếu kém. Do sự thiếu thốn về cơ sở vật chất trong quá trình giảng dạy và đào tạo, do chưa có sự thống nhất giữa yêu cầu của các doanh nghiệp về lao động và trương trình giảng dạy ở các trường đại học nên thường thì các doanh nghiệp sau khi tuyển dụng lao động lại tốn chi phí đào tạo lại thì mới có thể sử dụng.

Vậy để có một lực lượng lao động hoàn thiện cả về lượng và chất thì Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ kịp thời như cải cách giáo dục, huy động thêm nguồn lực ngoài ngần sách nhà nước tham gia vào giáo dục như cho phép thành lập các trường tư thục, nhận hỗ trợ từ phía nước ngoài như từ năm 2002, cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) giúp trường đại học Công nghiệp Hà Nội trang bị lại cơ sở đào tạo bằng việc hỗ trợ máy móc và thiết bị, đào tạo giảng viên Việt Nam, và tìm kiếm đầu ra cho việc sản xuất linh phụ kiện.

92

Tiểu luận Tư tưởng HCM

I.3. Thúc đẩy chặt chẽ mối liên hệ giữa các doanh nghiệp phụ trợ nội địa và các doanh nghiệp FDI

Để khắc phục tình trạng khép kín, ngăn cách giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, cần phải có mặt bằng kinh doanh bình đẳng. Kết quả của một cuộc điều tra mới đây cho thấy, có tới 70% doanh nghiệp FDI ở việt Nam phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài. Trong đó, một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc thu hút vốn FDI nhiều và liên tục là vì CNPT trong nước của họ kết nối tốt với các khu vực FDI, điều mà các nhà đầu tư rất cần vì họ có thể giảm được giá thành sản phẩm. Luật đầu tư và luật doanh nghiệp 2005 có hiệu lực từ ngày 1/7/2006 đã làm cho thể chế kinh tế thị trường ở nước ta hoàn thiện, phù hợp với nguyên tắc của kinh tế thị trường, đồng thời nó đã khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần tổ chức những diễn đàn đối thoại để 3 bên: doanh nghiệp nội địa – doanh nghiệp FDI – chính phủ để có thể đưa ra những mục tiêu, lĩnh vực cụ thể và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn.

I.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nhgiệp phụ trợ và sản phẩm phụ trợ Thiết lập các cơ quan đầu mối, các tổ chức thông tin chuyên nghiệp về CNPT nhằm hỗ trợ các nhà cung cấp nội địa các thông tin cũng như mong muốn của các nhà lắp ráp FDI về các loại, dòng sản phẩm. Thông tin này phải mang tính hai chiều. Hiện nay có các hình thức quảng bá hiệu quả như: quảng bá trên các website với thông tin chi tiết về doanh nghiệp và sản phẩm phụ trợ như chính sách công ty, chất lượng, chi phí, phạm vi giao hàng, giới thiệu các chứng chỉ liên quan như ISO 9000, ISO 14000…;hình thành các danh bạ doanh nghiệp như Trang vàng Việt Nam – dữ liệu của 60.000 doanh nghiệp; danh bạ doanh nghiệp Việt Nam của VCCI – dữ liệu của 20.000 doanh nghiệp

I.5. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế căn cứ cho việc định hướng phát triển

93

Tiểu luận Tư tưởng HCM

Chính phủ cần hỗ trợ phát triển và nâng cấp các tổ chức kiểm định, đánh giá chất lượng sản phẩm phụ trợ thuộc nhiều thành phần kinh tế đạt trình độ quốc tế.

Khi nghiên cứu hành vi mua sắm của các doanh nghiệp lắp ráp FDI thì chất lượng sản phẩm luôn được coi là tiêu chí ưu tiên hàng đầu của các công ty này đối với các nhà cung cấp. Dù là loại sản phẩm nào, kích cỡ bao nhiêu, giá trị thấp hay cao, các công ty lắp ráp luôn thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất thử trước khi đặt hàng. Quy trình đi đến quyết định cuối cùng là ký hợp đồng thu mua từ các nhà cung cấp thường rất chặt chẽ, các công ty lắp ráp trước hết khảo sát năng lực của nhà cung cấp bao gồm năng lực sản xuất (kinh nghiệm), năng lực quản lý, năng lực tài chính… Sau đó, họ hỗ trợ các nhà cung cấp một số điều kiện cần thiết như bản vẽ thiết kế, thậm chí cung cấp khuôn mẫu, và cuối cùng là việc thực hiện ký kết hợp đồng kinh tế nếu chất lượng sản phẩm sản xuất thử được chấp nhận. Tuy nhiên, thực tế, các nhà lắp ráp lại vô cùng lo ngại, bởi hiện nay ở Việt Nam, các nhà sản phẩm phụ trợ chưa có một quy chuẩn chung nào để đánh giá chất lượng. Do vậy, cần thiết phải đưa ra một hệ thống đánh giá với các thông số ký thuật tiêu chuẩn với các sản phẩm phụ trợ, vừa để tạo dựng lòng tin cho các nhà lắp ráp FDI và cũng vừa xác định mục tiêu chất lượng cho các doanh nghiệp phụ trợ nội địa.

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)