Ưu đãi về tài chính và tín dụng

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG II: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút

II. Thực trạng phát triển công nghiệp phụ trợ của Trung Quốc

3. Chính sách phát triển ngành CNPT của Trung Quốc

3.4. Ưu đãi về tài chính và tín dụng

Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp phụ trợ không chỉ đơn thuần tìm kiếm sự hỗ trợ vốn từ các ngân hàng mà nên tiếp cận các nguồn vốn khác nữa, cụ thể có các nguồn hỗ trợ vốn sau:

- Nguồn vốn ngân hàng: Nhà nước dành 20% tổng vốn cho vay của 4 ngân hàng nhà nước lớn trong nguồn tín dụng chính thức cho khu vực tư nhân. Tuy nhiên do các doanh nghiệp phụ trợ ở Trung Quốc hầu hết là các DNVVN nên các ngân hàng rất ngần ngại khi cho vay vì một số nguyên nhân: Thứ nhất, số tiền vay nhỏ nên các ngân hàng không kiếm được nhiều lợi nhuận từ hoạt động cho vay đó: Thứ hai, các DNVVN hầu như không có sổ sách tài chính minh bạch, không được kiểm toán nên chi phí liên quan đến việc xác định chính xác thông tin tài chính doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân là rất cao, đôi khi lớn hơn với doanh nghiệp lớn: Thứ ba, các DNVVN có nguồn tài sản hạn chế nên nguồn thế chấp cũng hạn chế. Điều này khiến các ngân hàng e ngại về khả năng thanh toán của các DNVVN.

58

Tiểu luận Tư tưởng HCM

- Nguồn vốn cổ phần tư nhân: Vốn cổ phần tư nhân, đặc biệt là thị trường vốn đầu tư mạo hiểm là một kênh cung cấp vốn còn rất mới song đem lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp phụ trợ Trung Quốc. Chính những khó khăn trong việc tiếp cận vốn nhà nước đã khiến các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc tìm cách tiếp cận tới nguồn vốn này. Không chỉ vậy các doanh nghiệp nhà nước lớn được niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng tham gia cung cấp vốn kinh doanh mạo hiểm cho các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, đang tăng trưởng.

- Vốn trên thị trường chứng khoán: Đặc điểm lớn nhất của thị trường chứng khoán là khả năng tập hợp nhiều nguồn tiền nhỏ để cung cấp cho một nhu cầu tiền lớn cùng một lúc, nó có thể tạo ra sự thu hút vốn lớn cho các dự án khổng lồ mà không một ngân hàng nào có thể tự đứng ra cho vay. Do đó thị trường chứng khoán luôn là kênh huy động vốn rất hiệu quả đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các DNVVN để có thể tiếp cận nguồn vốn này còn nhiều khó khăn do hệ thống hạn ngạch và các đòi hỏi về quy mô.

Để khuyến khích các DNVVN có thể huy động được vốn trên thị trường chứng khoán, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một số quy định như: Tháng 3 năm 2000, “ Uỷ ban quản lý chứng khoán Trung Quốc” công bố xoá bỏ hệ thống hạn ngạch về niêm yết và người bảo lãnh phát hành sẽ quyết định thời điểm và việc định giá các chứng khoán mới. Chủ trương này đã tạo ra cơ hội lớn cho các DNVVN tiếp cận được nguồn vốn lớn và dài hạn trên thị trường chứng khoán.

Một hỗ trợ khác nữa từ phía Chính phủ đó là luật “Thúc đẩy phát triển DNVVN”. Luật này chỉ ra rằng: vấn đề DNVVN sẽ được đưa vào ngân sách tài chính quốc gia và sẽ có các nguồn vốn đặc biệt được giành riêng cho việc hỗ trợ phát triển DNVVN. Song song với việc ban hành luật, Chính phủ Trung Quốc chi 1 tỷ NDT để hỗ trợ các DNVVN nhằm khuyến khích các doanh nghiệp này phát triển sản phẩm mới, áp dụng công nghệ, kỹ thuật và thiết bị sản xuất hiện đại và con số này tăng lên tới 3 tỷ NDT( 375 triệu USD) vào năm 2006. Chính Phủ cũng 59

Tiểu luận Tư tưởng HCM

chi 500 triệu NDT cho việc thành lập quỹ phát triển thị trường để hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệ phụ trợ chủ động tiếp cận thị trường thế giới, tham gia cạnh tranh quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu và tăng cường hợp tác và trao đổi kỹ thuật, công nghệ với nước ngoài. Những hỗ trợ này không những giúp khắc phục những điểm yếu của các doanh nghiệp CNPT vừa và nhỏ trong việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư mà cả trong hành trình đổi mới công nghệ bởi lẽ các DNVVN thường thiếu hiểu biết về công nghệ thích hợp do không tiến hành các nghiên cứu hệ thống về công nghệ, công tác nghiên cứu thị trường còn yếu kém.

3.4.2. Hỗ trợ về đảm bảo tín dụng

Không những khó khăn về việc tiếp cận nguồn vốn, các doanh nghiệp phụ trợ cũng gặp nhiều vấn đề nan giải trong việc bảo đảm tín dụng như các khoản thế chấp hay khi bảo lãnh phát hành cổ phiếu… Hiện nay hệ thống tín dụng của các doanh nghiệp phụ trợ có 3 hình thức: các tổ chức bảo lãnh tín dụng do chính phủ bảo trợ, các quỹ bảo lãnh tín dụng do các doanh nghiệp phụ trợ lập ra để tương trợ nhau, các công ty bảo lãnh thương mại do tư nhân đầu tư. Trong đó các tổ chức tín dụng do chính phủ bảo trợ chiếm vai trò quan trọng nhất và chiếm tới 90% nguồn tín dụng được bảo lãnh.

Trong năm 2001, Trung quốc đã thông qua một số đạo luật và quy định, trong đó phải kể đến “ quy định tạm thời về hệ thống bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN” và “ các phương pháp quản lý bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN”. Đến cuối năm đó, Trung Quốc đã có 528 tổ chức bảo lãnh tín dụng vừa và nhỏ, tăng tổng nguồn vốn lên 15,53 tỷ NDT và bảo lãnh cho 17.897 doanh nghiệp với khoản vốn được bảo lãnh là 39,3 tỷ NDT. Các doanh nghiệp được bảo lãnh đã tăng 2,7 tỷ NDT lợi nhuận trước thuế và 146.000 lao động mới, giảm nhẹ những khó khăn của doanh nghiệp về tài chính ở một mức độ nào đó. Đến năm 2003, Trung Quốc đã thiết lập gần 1000 tổ chức bảo lãnh tín dụng cho các DN phụ trợ vừa và nhỏ với

60

Tiểu luận Tư tưởng HCM

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)