Tổng quan ngành điện – điện tử

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 85 - 89)

CHƯƠNG III: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về vấn để phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút FDI

II. Thực trạng phát triển CNPT của VN

4. Tổng quan ngành điện – điện tử

Công nghiệp điện tử là ngành công nghiệp sản xuất ra các loại thiết bị có chức năng xử lý tín hiệu và các loại phụ tùng linh kiện của những thiết bị đó, bao gồm điện tử tiêu dùng, điện tử công nghiệp, điện tử viễn thông.

Đến năm 2004, cả nước đã có trên 200 doanh nghiệp chính thức tồn tại với tư cách là doanh nhiệp sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện tử ở Việt Nam, trong đó có 29 doanh nghiệp liên doanh, 21 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, còn lại là các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Cho đến nay cả nước có 226 doanh nghiệp sản xuất radio, ti vi và thiết bị truyền thông với tổng số vốn sản xuất là 17.180 tỉ đồng, 30 doanh nghiệp sản xuất thiết bị máy tính văn phòng với tổng vốn 8.130 tỉ đồng. Ngành công nghiệp điện tử thu hút sự tham giá của hầu hết các thành phần kinh tế, trong đó nổi bật lên là vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Theo số liệu của Hiệp hội các doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA), tỉ trọng vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI chiếm hơn 90% tổng số vốn đầu tư trong ngành. Điều này dẫn đến tình trạng các sản phẩm điện tử Việt Nam không chỉ chịu sức ép cạnh tranh từ sản phẩm cùng loại trên thị trường khu vực mà còn chịu sự cạnh tranh gay gắt ngay trên sân nhà.

Về thị trường tiêu thụ nội địa, theo khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường GFK, tổng giá trị thị trường của những sản phẩm điện tử năm 2007 đạt 3,2 tỉ USD, tăng 33% so với năm 2006. Năm 2008 mức tăng trưởng thị trường sản phẩm công nghệ điện tử Việt Nam là 27%, đạt tổng giá trị khoảng 4,07 tỉ USD.

Tuy nhiên, hai quý đầu năm 2009, những con số khá đẹp như trên dường như đã đóng băng, thậm chí sụt giảm đáng kể. Sở dĩ như vậy là so cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ vào cuối năm 2008 đã khiến sức mua của tất cả các mặt hàng giảm mạnh, và các sản phẩm điện tử cũng không nằm ngoài số đó.

Về khả năng xuất khẩu, sau 20 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã có những đóng góp nhất định đối với doanh thu xuất và đang trở thành một trong những ngành có sản phẩm xuất khẩu thế mạnh 85

Tiểu luận Tư tưởng HCM

của Việt Nam. Cho đến nay, thiết bị và linh kiện điện tử của Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 50 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với doanh thu xuất khẩu tăng đều qua từng năm. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng thuộc ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam giai đoạn 2003 – 2008 phát triển vượt bậc. Với xuất phát điểm khá thấp là 406,8 triệu USD năm 2003, sang đến năm 2004, kim ngạch xuất khẩu đã đạt tới 657,8 triệu USD. Với nhiều chính sách nỗ lực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ngành công nghiệp điện tử Việt nam đã có những bước tiến quan trọng, với mức kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 1,4 tỉ USD, đưa ngành công nghiệp điện tử trở thành một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỉ USD.

Hình 11: Kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử giai đoạn 2003- 2008

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Niên giám Tổng cục Thống kê theo các năm) Ngành CNPT ngành điện – điện tử

Cũng như các ngành CNPT đã trình bày ở trên, nhìn chung công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử còn hết sức đơn giản, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các linh kiện chi tiết có giá trị gia tăng thấp và còn có sự chênh lệch về năng lực phụ trợ giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa của Việt Nam với các yêu cẩu của các hãng sản xuất toàn cầu. Theo một khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam năm 2006, ngành sản xuất linh kiện phụ tùng tại Việt Nam phát 86

Tiểu luận Tư tưởng HCM

triển chậm, hàm lượng của lao động Việt Nam chỉ chiếm từ 5% đến 10% giá trị sản phẩm. Tỉ lệ nội địa hóa thấp, chỉ đạt khoảng 10%, chủ yếu là bao bì, linh kiện nhựa. Đối với sản phẩm của lĩnh vực sản xuất linh kiện hàng điện tử gia dụng thì tỉ lệ nội địa hóa trong những năm gần đây có cao hơn, khoảng 80%.

Về phía doanh nghiệp, toàn ngành điện tử Việt Nam có hơn 200 doanh nghiệp trong nước, đa phần là loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tổng số vốn đầu tư của toàn ngành hiện nay là gần 1,6 tỉ USD, trong đó vốn của các doanh nghiệp liên doanh và các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm tới 90%. Hiện nay Việt Nam có khoảng trên 60 doanh nghiệp FDI sản xuất cả mặt hàng điện tử và linh kiện điện tử máy tính, sản phẩm gần như 100% để xuất khẩu.

Về phía sản phẩm, linh kiện điện tử và các sản phẩm chỉ mới được sản xuất trong thời gian gần đây, nhưng chủ yếu do các công ty FDI thực hiện. Một phần những linh kiện này được cung ứng cho các doanh nghiệp trong nước để tăng tỉ lệ nội địa hóa cho những sản phẩm điện tử sản xuất tại Việt Nam, còn phần lớn là để xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Hình 12: Giá trị xuất khẩu linh kiện điện tử, máy tính nguyên chiếc của Việt Nam

(Đơn vị: triệuUSD)

(

87

Tiểu luận Tư tưởng HCM

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Niên giám Tổng cục Thống kê theo các năm) Một trở ngại nữa của ngành điện tử là số lượng các doanh nghiệp phụ trợ có thể đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp FDI là rất ít. Do vậy mà việc thu hút FDI để phát triển các ngành công nghiệp trở nên khó khăn. Các doanh nghiệp FDI ở ngành công nghiệp điện tử luôn bị thúc ép phải giảm chi phí và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất tại Việt Nam nên họ rất cần những doanh nghiệp phụ trợ tại Việt Nam, nhưng đáng buồn là chỉ có rất ít có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Nguồn linh kiện, nguyên liệu để cung cấp cho các doanh nghiệp điện tử Việt Nam chủ yếu là từ nhập khẩu đối với các nước cung cấp chính là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore. Theo Bộ Công thương công bố, năm 2007, tổng giá trị nhập khẩu linh kiện cho ngành điện tử lên tới 12,443 tỉ USD, tuy nhiên vào năm 2008, con số này lên đến 22 tỉ USD. Một trong những nguyên nhân dẫn đến nhập siêu tăng phi mã là sự yếu kém của nền công nghiệp hỗ trợ. Tỉ lệ nhập siêu / xuất khẩu là 35,2%, cao nhất từ trước tới nay.

Hình 13: Giá trị nhập khẩu các hàng điện tử, máy tính và linh kiện điện tử của Việt Nam (2000- 2007)

88

Tiểu luận Tư tưởng HCM

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Niên giám Tổng cục Thống kê theo các năm) Điều này làm cho Việt Nam không vượt ra khỏi công đoạn gia công lắp ráp – công đoạn mang lại giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị, mặt khác nó cũng làm giảm sức cạnh tranh của cá doanh nghiệp FDI do phải nhập khẩu phần lớn các linh kiện, phụ kiện.

Thêm vào đó còn các nguyên nhân như:

Hạ tầng giao thông của Việt Nam, đặc biệt là hệ thống trung chuyển hàng hóa bằng hàng không rất yếu kém, mà các mặt hàng điện tử hầu như đều có tính đua tranh về thời gian, chậm một ngày hoặc chậm một giờ đối với mặt hàng này đều có thể làm tổn hại đến doanh nghiệp, bởi vậy khó có thể thu hút các nhà sản xuất linh kiện điện tử cao cấp vào Việt Nam.

Một nguyên nhân khác cho sự kém phát triển CNHT trong lĩnh vực này là do dung lượng thị trường nhỏ

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)