Đánh giá mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp phụ trợ và thu hút FDI của

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 65 - 69)

CHƯƠNG II: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút

II. Thực trạng phát triển công nghiệp phụ trợ của Trung Quốc

4. Đánh giá mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp phụ trợ và thu hút FDI của

4.1. Những thành công đạt được

Trong những năm qua, Trung Quốc được đánh giá là quốc gia thành công nhất tại khu vực trong việc phát triển CNPT một cách nhanh chóng để thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế đất nước. Nhờ phát triển CNPT mà Trung Quốc đã biến những ngành công nghiệp như ô tô, xe máy, điện tử… đi từ không đến có, đi từ chỗ phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước đến chỗ chiếm lĩnh thị trường thế giới.

65

Tiểu luận Tư tưởng HCM

Giai đoạn đầu, để thực hiện phát triển CNPT, Trung Quốc chủ yếu sử dụng các công nghệ vay mượn của các nước phát triển thông qua các liên doanh. Trong các ngành như ô tô, dệt may,… thời gian đầu khi đầu tư vào Trung Quốc các nhà đầu tư bắt buộc phải liên doanh với các công ty nội địa. Một thành công nữa là việc nhập khẩu có chọn lọc các dây chuyền công nghệ cũng như một số mặt hàng cần thiết để xây dựng ngành CNPT.

Bằng những chính sách đúng đắn khuyến khích CNPT phát triển Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc thu hút FDI vào quốc gia mình. Giai đoạn từ năm 2001 tới này là giai đoạn CNPT của Trung Quốc tăng trưởng mạnh cũng là giai đoạn mà FDI vào Trung Quốc nhiều nhất. Đặc biệt năm 2002 lượng vốn FDI vào Trung Quốc đạt mức kỉ lục 53,7 tỷ USD, vượt qua Mỹ và lần đầu tiên dẫn đầu thể giới.

FDI vào Trung Quốc bao phủ tất cả các ngành công nghiệp lắp ráp và chế tạo, mà điển hình nhất là ngành công nghiệp ô tô. Năm 2009, khi nền kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khung hoảng kinh tế phát sinh vào cuối năm 2008, tăng trưởng của các quốc gia và các ngành hầu hết bị chững lại thì ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc lại khởi sắc, vươn lên vị trí số 1 thế giới về sản lượng và thu hút được sự chú ý của các nhà sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới. Cuộc triển lãm xe hơi toàn cầu thường niên Detroit & Geneva, trong năm 2009 vừa rồi đã phải chứng kiến lượng khách thăm quan và sự góp mặt của các nhà sản xuất ít hơn hẳn so với vài năm trước đây. Thế nhưng trái ngược với những triển lãm xe hơi toàn cầu này, triển lãm Ôtô Thượng Hải 2009 giống một liều thuốc kích thích và thắp sáng cảnh ảm đạm của thị trường. Số lượng các nhà sản xuất ôtô và khách thăm quan được kỳ vọng đạt mức kỷ lục.

Nói chung, chỉ sau một thời gian phát triển, ngành CNPT đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của mình cũng như của ngành công nghiệp nói chung, đưa Trung Quốc thực sự trở thành một công xưởng khổng lồ của thế giới, là điểm đến hấp dẫn bậc nhất thế giới của các nhà đầu tư nước ngoài.

66

Tiểu luận Tư tưởng HCM

Các doanh nghiệp phụ trợ Trung Quốc ngày càng hướng tới đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm để đứng vững trên thị trường. Hiện nay, các doanh nghiệp Trung Quốc nói chung, các doanh nghiệp trong ngành CNPT nói riêng đều đã nhận thức rằng thời kỳ bành trướng thị trường bằng giá rẻ đã qua, giờ là lúc phải khẳng định chỗ đứng của mình trên thương trường bằng chất lượng và uy tín.

Nhiều doanh nghiệp đã tham gia và đứng vững trong dây chuyền sản xuất mang tính toàn cầu của các tập đoàn nước ngoài.

4.2. Những hạn chế

Tuy đã gặt hái được nhiều thành công trong việc phát triển CNPT nhằm thu hút FDI, Trung Quốc vẫn còn một số hạn chế nhất định. Luồng FDI vào Trung Quốc chủ yếu đầu tư vào các hoạt động sản xuất có giá trị gia tăng thấp, vai trò công nghiệp của Trung Quốc như là một máy xử lý các nguyên liệu đầu vào nhập từ các nước khác. Trung Quốc vẫn chưa phát triển được những kỹ năng và năng suất để đáp ứng được các thị trường quốc tế, để sáng tạo công nghệ và phát triển hệ thống dịch vụ với quy mô của một nước tư bản tiên tiến.

Mặc dù Trung Quốc rất mạnh trong nhiều ngành CNPT song có chưa nhiều những công ty Trung Quốc có thể tự tạo được sự nổi tiếng. Gần 60% hàng xuất khẩu được sản xuất bởi các doanh nghiệp FDI. Nói chung, các công ty này tiến hành các hoạt động như nghiên cứu, phát triển, kinh doanh, vận chuyển và phân phối sản phẩm bên ngoài Trung Quốc.

Thứ nữa là vấn đề chất lượng của các sản phẩm CNPT Trung Quốc còn thấp. Trung Quốc chủ yếu dựa vào giá lao động rẻ, tài nguyên sẵn có để cắt giảm giá thành còn phần lớn vẫn đang dùng công nghệ lạc hậu. Tình trạng này không thể đem lại sự phát triển lâu dài, bền vững. Theo phân tích của giáo sư Takahiro Fujimoto của trường đại học Tokyo cho rằng: ngành CNPT của Trung Quốc đang đi theo phương thức sản xuất mô-đun, là kiểu sản xuất mà tất cả các linh kiện được lắp ghép với nhau theo nhiều cách nhằm sản xuất ra những sản phẩm trong thời gian ngắn. Xét về lâu dài thì thì phương thức sản xuất này không hiệu quả băng 67

Tiểu luận Tư tưởng HCM

phương thức sản xuất tích hợp, là phương thức mà các linh kiện cần được thiết kế đặc trưng cho từng sản phẩm và chúng liên tục được cải tiến để đạt tới chuẩn mực cao hơn. Ta có thể so sánh 2 phương thức này qua bảng sau:

Hình 4: sản xuất mô-đun và sản xuất tích hợp

Sản xuất Mô-đun Sản xuất tích hợp Đặc điểm chung của linh

phụ kiện

Linh phụ kiện sản xuất đại trà và có thể dùng cho

mọi loại sản phẩm

Mỗi sản phẩm có linh phụ kiện riêng, được thiết kế

riêng biệt Điểm mạnh Sản xuất nhanh và linh

hoạt

Không ngừng nâng cao chất lượng

Điểm yếu Không tạo sự khác biệt, quá nhiều doanh nghiệp tham gia, lợi nhuận thấp,

thiếu nghiên cứu triển khai (R&D)

Mất nhiều thời gian và công sức để đạt được kết

quả như ý muốn

Yêu cầu về tổ chức Mở, quyết định nhanh, linh hoạt trong lựa chọn nguồn cung cấp linh phụ

kiện

Quan hệ lâu dài, xây dựng kỹ năng và kiến thức nội

bộ

Đối với các nước đang phát triển thì đi theo phương thức sản xuất mô-đun sẽ dê dàng hơn, nhưng đi liên với nó là những hạn chế như cung ứng qua mức, giá sản phẩm giảm nhanh, lợi nhuận thấp và thiếu động lực để cải tiến công nghệ. Đi theo hướng phát triển mô-đun sẽ không thu hút được FDI đầu tư vào các lĩnh vực giá trị gia tăng cao như R&D, thiết kế…

68

Kết quả

Thời gian Thời gian

Tiểu luận Tư tưởng HCM

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)