Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp lắp ráp

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 94 - 97)

CHƯƠNG III: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về vấn để phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút FDI

III. Giải pháp đối với vấn đề phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam nhằm

2. Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp lắp ráp

II.1. Kêu gọi đầu tư vào Việt Nam của các công ty phụ trợ từ nước ngoài Các doanh nghiệp lắp ráp cần đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong việc kêu gọi các công ty phụ trợ từ nước ngoài bởi sự xuất hiện của các doanh nghiệp phụ trợ FDI với trình độ công nghệ khá tiên tiến, kỹ năng quản lý cao sẽ có mức độ ảnh hưởng rất lớn, dù gián tiếp hay trực tiếp đến sự nhận thức và phát triển của các doanh nghiệp phụ trợ nội địa. Cùng với sự phát triển ngày càng lớn về quy mô của các công ty lắp ráp, sẽ khiến các doanh nghiệp phụ trợ nước ngoài nhận thấy lợi nhuận khi đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất các sản phẩm phụ trợ tại Việt Nam.

Và có thể không chỉ dừng ở “phụ trợ ruột”, “phụ trợ hợp đồng” mà các doanh 94

Tiểu luận Tư tưởng HCM

nghiệp này có thể tiến tới hình thức “phụ trợ thị trường”– một hình thức còn đang rất mới mẻ ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Giải pháp này đòi hỏi rất nhiều sự thiện chí của các doanh nghiệp lắp ráp đối với nền công nghiệp phụ trợ trong nước. Tuy nhiên, những lợi ích mà nó mang lại cũng không nhỏ cho các doanh nghiệp lắp ráp, bởi sự xuất hiện của các doanh nghiệp phụ trợ nước ngoài sẽ cung cấp những sản phẩm phụ trợ tốt nhất, với chất lượng và giá thành hợp lý cho khu vực hạ nguồn.

95

Tiểu luận Tư tưởng HCM

II.2. Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật – công nghệ

Các nhà lắp ráp tăng cường hỗ trợ kỹ thuật bằng hình thức cử chuyên gia đến các doanh nghiệp phụ trợ nội địa, nhằm đào tạo kỹ thuật sản xuất trực tiếp, xây dựng và khơi nguồn phát triển công tác nghiên cứu phát triển – khâu quan trọng nhất nhưng yếu nhất đối với các doanh nghiệp phụ trợ nội địa Việt Nam hiện nay.

Trong mối liên kết giữa các công ty lắp ráp và các nhà cung cấp, cơ chế hỗ trợ có tính hai chiều vẫn chưa thực sự rõ ràng, đặc biệt là từ phía các nhà lắp ráp.

Bởi vậy, các công ty lắp ráp cũng nên có những hỗ trợ nhất định cho các nhà cung cấp, đặc biệt là hỗ trợ kỹ thuật như: Gửi chuyên gia kỹ thuật đào tạo tại chỗ; các công ty lắp ráp chủ động cử những chuyên gia từ một số công ty phụ trợ “ruột” hỗ trợ cho các nhà cung cấp Việt Nam trong giai đoạn đầu của quá trình sản xuất các sản phẩm phụ trợ theo yêu cầu của các nhà lắp ráp, bởi khi thực hiện đầu tư tại Việt Nam, các công ty lắp ráp thường phát triển song song một hệ thống các nhà cung cấp theo loại hình phụ trợ “ruột” làm nền tảng cho chiến lược phát triển các nhà cung cấp nội địa (đã được chứng minh qua công nghiệp điện tử, xe máy… và gần đây là công nghiệp ô tô)

Cung cấp khuôn mẫu hoặc bản vẽ cho các doanh nghiệp phụ trợ là một trong những vấn đề khó nhất đối với các nhà cung cấp, kể cả các nhà cung cấp FDI là chế tạo khuôn mẫu. Các nhà lắp ráp khác nhau có yêu cầu khác nhau về mẫu mã, kích cỡ cũng như các thông số kỹ thuật. Hơn nữa, mỗi nhà sản xuất phụ tùng, phụ kiện trong những thời điểm nhất định có thể là nhà cung cấp cho nhiều nhà lắp ráp.

Các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam trong hầu hết các ngành, cho đến nay chưa có doanh nghiệp nào tự thiết kế và sản xuất được khuôn mẫu.

Không chỉ dừng lại ở sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật, mà các nhà lắp ráp cần trợ giúp chuyển giao công nghệ, và một số chính sách tài chính tín dụng như tín dụng ứng trước…

96

Tiểu luận Tư tưởng HCM

II.3. Chủ động thu nạp các doanh nghiệp phụ trợ nội địa vào chuỗi liên kết phụ trợ

Các doanh nghiệp lắp ráp thu nạp các nhà phụ trợ nội địa vào chuỗi phụ trợ của hãng bằng các chính sách hỗ trợ cần thiết. Đây là yếu tố có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các nhà phụ trợ nội địa trong giai đoạn đầu, khi mà hệ thống công nghiệp phụ trợ Việt Nam đang phôi phai, manh mún với quy mô nhỏ.

Việc đầu tư phát triển sản xuất sản phẩm phụ trợ thường phải đối mặt với nhiều bất trắc, rủi ro, chính vì vậy, giữa các nhà cung cấp và doanh nghiệp lắp ráp cần nên có những cam kết như cung cấp tư vấn, thiết bị, kỹ thuật của chính hãng để các cơ sở cung cấp linh kiện có niềm tin, an tâm đầu tư mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, cũng cần phải nói rõ rằng, các doanh nghiệp lắp ráp chỉ trả tiền cho những sản phẩm đúng với giá trị thực của nó, với chất lượng cao và thời hạn giao hàng chuẩn.

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)