CHƯƠNG III: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về vấn để phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút FDI
II. Thực trạng phát triển CNPT của VN
1. Ngành công nghiệp ôtô
Khái quát ngành ô tô Việt Nam
Ngành công nghiệp ôtô thế giới đã phát triển từ hàng trăm năm trước với sự ra đời của các hãng nổi tiếng thế giới như Mercedes-Benz, Ford... Tuy nhiên, Việt Nam mới chỉ nói đến công nghệ xe hơi từ năm 1991, khi hai công ty liên doanh VMC và Mekong xuất hiện. Sau đó, các công ty lớn hàng đầu về sản xuất ô tô trên thế giới như Daimler-Chrysler, Ford, Isuzu, BMW, Toyota, Fiat, Mitsubishi, Mazda, Deawoo, Kia cũng nhanh chóng đầu tư vào Việt Nam hình thành hệ thống 11 liên doanh sản xuất ôtô cho ra đời 45 thương hiệu từ loại xe du lịch đến thực dụng. Sự trưởng thành của ngành công nghiệp ôtô Việt nam được đánh dấu bằng sự kiện thành lập hiệp hội ôtô Việt Nam (VAMA) vào năm 2000. Ban đầu với 11 thành viên chỉ bao gồm các công ty liên doanh, và đến nay đã có 17 thành viên. Kể 72
Tiểu luận Tư tưởng HCM
từ khi thành lập, các thành viên VAMA đã có những bước phát triển đáng ghi nhận và trở thành những doanh nghiệp đi đầu trong việc đóng thuế cho Nhà nước với hơn 1,3 tỉ USD và tạo ra hơn 65 nghìn việc làm trực tiếp và gián tiếp tính đến cuối năm 2007.
Hình 7: Tỉ trọng các loại hình doanh nghiệp trong tổng sản lượng lắp ráp ô tô các loại tại Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005
(Nguồn: Tổng cục Thống kê (2006), “Công nghiệp Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển”, NXB Thống kê)
Đến nay, thị phần ô tô vẫn có phần nghiêng về khối đầu tư nước ngoài nhiều hơn là doanh nghiệp trong nước, tuy nhiên, thị phần của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã giảm dần.
Về mặt sản lượng, thị trường ô tô Việt Nam quá nhỏ bé nên sản lượng hàng năm rất thấp.
Bảng 3: Sản lượng ô tô của thị trường nội địa 2005 - 2008
Năm 2005 2006 2007 2008
Sản lượng (chiếc) 39.876 40.853 80.392 110.186
Tỉ lệ tăng trưởng 2,5% 96,8% 37%
(Nguồn: http://irv.moit.gov.vn , Cơ quan thông tin lí luận của Bộ Công thương)
73
Tiểu luận Tư tưởng HCM
Năm 2006 được đánh giá là một năm khá khó khăn đối với nền công nghiệp ô tô Việt Nam. Trước chính sách thuế còn nhiều bất cập, sự cạnh tranh của các đối thủ xe nhập khẩu nguyên chiếc hay xe cũ giá rẻ, đặc biệt tâm lý đợi chờ của người tiêu dùng , tổng sản lượng tiêu thụ năm 2006 đạt 40.853 xe, tăng 2,5% so với năm 2005 (39.876 xe) là kết quả đáng ghi nhận cho sự nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp nước nhà. Năm 2007 là một năm tăng trưởng ngoạn mục của cả thị trường ô tô Việt Nam, tổng sản lượng tiêu thụ tăng gần gấp đôi so với cùng kì năm 2006 và đạt 80.392 chiếc.
Ngành CNPT ô tô
Theo đánh giá của các chuyên gia, CNPT ô tô là một trong những ngành CNPT kém phát triển nhất ở Việt Nam. Sự yếu kém này được thể hiện rõ ở tỉ lệ nội địa hoá của các doanh nghiệp trong ngành, số nhà cung cấp linh kiện, trình độ sản xuất CNPT. Trong giấy phép đầu tư, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô để cam kết sẽ tăng tỉ lệ nội địa hoá lên 30% đến 40% trong vòng 10 năm kể từ khi đi vào sản xuất. Nhưng cho đến nay, thời điểm cam kết đã đến mà tỉ lệ nội địa hoá cũng chỉ đạt ở mức thấp (7%-10%). Cho đến nay, cũng chỉ có Toyota Việt Nam là nỗ lực trong việc nâng cao tỉ lệ nội địa hoá thông qua những nỗ lực kêu gọi các vệ tinh cùng phát triển CNPT. Đây là doanh nghiệp ô tô duy nhất trong nước có đủ 4 công đoạn cơ bản mà nhà sản xuất ô tô phải có là dập, hàn, sơn và lắp ráp. Hiện các sản phẩm của Toyota Việt Nam có tỉ lệ nội địa hoá từ 20% đến 37%. Tuy nhiên ngay cả Toyota Việt Nam với tỉ lệ nội địa hoá cao nhưng phần linh kiện đóng góp vào tỉ lệ nội địa hoá này phần lớn là do các nhà máy của Toyota tự sản xuất hoặc mua của các công ty liên doanh khác, còn tỉ lệ đóng góp của các nhà sản xuất nội địa là không đáng kể. Giá trị nhập khẩu các sản phẩm phụ trợ của hãng Toyota năm 2005 nhập khẩu lên đến 460 triệu đôla. Trong khi doanh thu cả năm của các nhà sản xuất trong nước chỉ bằng con số lẻ của các hãng nhập về, cụ thể năm 2005 doanh thu từ sản xuất linh kiện chỉ đạt được 2,3 triệu đôla.
74
Tiểu luận Tư tưởng HCM
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này dưới góc nhìn của các nhà lắp rápFDI là do:
-Trình độ yếu kém của các doanh nghiệp phụ trợ nội địa, các doanh nghiệp này chưa có khả năng cung cấp các vật liệu như thép, tấm thép hình, tấm thép đặc biệt, các linh kiện điện tử… để làm phụ tùng cho việc chế tạo ô tô. Phụ tùng sản xuất trong nước chỉ dừng lại ở một số sản phẩm đơn giản như: săm lốp, dây điện, ắc quy, ghế nệm, vỏ ruột ô tô, có giá trị rất thấp trong tổng giá trị của một chiêc xe.
Trong sản xuất nhựa, tuy có tới 200 doanh nghiệp nhưng trình độ công nghệ phần lớn mới chỉ dừng ở sản xuất hàng tiêu dùng. Hiện không có công ty trong nước nào có thể cung cấp phụ tùng nhựa cho ô tô. Chỉ có một số doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài như công ty Nissan, DEZEN và một số doanh nghiệp liên doanh với Trung Quốc, Malaysia sản xuất các phụ tùng kim loại, ghế ô tô, hệ thống điều hòa không khí, động cơ, giảm sóc, bộ lọc dầu. Tuy nhiên chủng loại cung cấp trong nước chưa phong phú và chất lượng không cao so với các nước trong khu vực. Các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng đã ít, quy mô nhỏ, lại rất yếu, cộng với chất lượng thậm chí chưa đạt tiêu chuẩn trong nước chứ chưa nói đến chất lượng quốc tế. Số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế chỉ đếm trên đầu ngón tay. Một số doanh nghiệp trong nước đã và đang tiếp cận với công nghệ hiện đại lại gặp phải vấn đề thiếu vốn, trình độ lao động vận hành công nghệ chuyển giao không có. Tóm lại, các doanh nghiệp cung cấp linh kiện trong nước còn yếu kém về trình độ sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chất lượng chưa đạt yêu cầu của các nhà lắp ráp. Do tình trạng này mà hầu hết các linh kiện phụ tùng ô tô đang sử dụng đều phải nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia...
-Số lượng các nhà sản xuất linh kiện nội địa ở Việt Nam còn rất ít ỏi. Thông thường, một chiếc xe hoàn chỉnh cần ít nhất 20.000 đến 30.000 chi tiết với hàng ngàn linh kiện. Ở các nước công nghiệp ô tô phát triển thì trung bình có khoảng 1.600 nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng cho một hãng ô tô. Trong khi đó con số này ở Viện Nam là trên 60 doanh nghiệp cung cấp linh kiện cho toàn ngành công 75
Tiểu luận Tư tưởng HCM
nghiệp. Hiện nay, Việt Nam có 11 liên doanh chuyên lắp ráp ô tô, chưa kể đã có thêm 5 doanh nghiệp nước ngoài vừa được cấp phép và hơn 30 công ty nội địa chuyên lắp ráp cùng với 10 công ty trong quá trình xây dựng. Như vậy, số lượng các doanh nghiệp lắp ráp ô tô gần bằng số lượng các nhà lắp ráp linh kiện.
Tuy nhiên nếu đứng dưới góc độ của các doanh nghiệp phụ trợ trong nước thì sự yếu kém này còn do:
Dung lượng thị trường của ngành ô tô Việt Nam còn quá nhỏ, chỉ khoảng 40.000 xe một năm. Mức sống của người dân còn thấp nên chưa tạo ra được sức mua lớn. Hạ tầng cơ sở yếu kém, quy hoạch đô thị không phù hợp nên chưa khuyến khích dùng ô tô. Theo tính toán, quy mô thị trường ô tô phải vào khoảng 100.000 xe một năm mới đảm bảo đầu tư có hiệu quả. Do vậy mà nhiều hãng không thể đầu tư các nhà máy sản xuất phụ tùng cho xe. Bên cạnh đó, chúng ta cũng chưa có các chính sách cụ thể để thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất linh kiện ô tô.