CHƯƠNG II: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút
I. Khái quát về tình hình thu hút FDI của Trung Quốc
Qua hơn 29 năm mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, lượng vốn đầu tư vào Trung Quốc đã tăng rất nhanh. Hiện nay, Trung Quốc là một trong những nước dẫn đầu thế giới về thu hút FDI.
Tạp chí kinh tế của London đã ghi nhận “ không nước nào có thể thu hút được nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài như Trung Quốc” (The Ecônmist London, 3/2005, vol 374).
Bảng 1: Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc (1979-2008)
(Đơn vị: triệu USD)
Năm Tổng số dự án Vốn đăng ký theo dự án
Vốn thực hiện thực tế
1979-1982 920 5000 1800
1983 638 1900 900
1984 2166 2900 1400
1985 3073 6300 2000
1986 1494 3300 2200
1987 2233 3700 2300
1988 5945 5300 3200
1989 5779 5600 3400
1990 7273 6600 3500
1991 12978 12000 4400
1992 48764 58124 11007
1993 83437 111436 27515
1994 47549 82680 33767
1995 37011 91282 37521
1996 24556 72276 41726
1997 21001 51003 45257
1998 19799 52102 45463
1999 16918 41223 40319
33
Tiểu luận Tư tưởng HCM
2000 22347 62380 40715
2001 26140 69195 46878
2002 34171 82700 52700
2003 41081 115000 53500
2004 43664 156600 60629
2005 44019 189065 72406
2006 41485 201000 69468
2007 37817 195000 74768
2008 27514 209000 92395
(Nguồn: niên giám thống kê Trung Quốc nhiều năm, website: fdi.gov.cn) Xu hướng chung và đặc điểm của FDI vào Trung Quốc có những thay đổi qua từng thời kỳ nhất định. Đặc biệt là sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, FDI tăng trưởng mạnh cả về chất và lượng. Để thấy rõ được sự phát triển FDI của Trung Quốc, ta có thể nghiên cứu FDI qua 2 thời kỳ trước và sau khi gia nhập WTO.
Dựa trên những số liệu ở bảng 1 ta thấy:
Tổng vốn FDI đăng ký và thực hiện từ 1979 đến 2001 (22 năm) là 744.301 và 395.267 triệu USD, từ năm 2002 – 2008 (7 năm) là 1.148.365 triệu USD và 395.866 triệu USD.
Trong thời kỳ 1979 – 2001, hoạt động thu hút FDI của Trung Quốc trải qua nhiều thời kỳ thăng trầm như:
- Trong giai đoạn đầu 1979 – 1990, Trung Quốc đã thu hút được 29.521 dự án với 40,6 tỷ USD vốn đăng ký và 20,7 tỷ USD vốn thực hiện. Tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký chiếm 50,98%. Sự tăng trưởng của FDI chịu ảnh hưởng lớn từ các chính sách mở rộng dần các hạn chế đối với đầu tư nước ngoài của chính phủ Trung Quốc.
Thời kỳ đầu, vốn FDI thu hút được rất thấp, chủ yếu là từ tư bản người Hoa và Hoa kiều vừa và nhỏ ở Hông Kông, Ma Cao và Đài Loan. Các nhà đầu tư, nhất là các nhà tư bản lớn vẫn còn băn khoăn về tình hình chính trị khi đầu tư vào Trung Quốc. Họ e ngại vì Trung Quốc thiếu hiểu biết về pháp luật kinh tế, thiếu kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài; cơ sở hạ tầng lại rất lạc hậu, thấp kém, trình độ của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu do đầu tư nước ngoài đặt ra. Cuối 34
Tiểu luận Tư tưởng HCM
thập kỷ 80, chính phủ Trung Quốc liên tiếp ban hành một số bộ luật và văn bản pháp quy có nhiều ưu đãi đối với FDI: Tháng 7 năm 1979 Luật liên doanh đầu tư giữa TQ và nước ngoài được Quốc hội thông qua, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Năm 1980, bốn Đặc khu kinh tế (Special Economic Zones – viết tắt là SEZs) ra đời ở ven biển phía Bắc là Thâm Quyến, Chu Hải, Hạ Môn và Sán Đầu. Tháng 10 năm 1982, quyết định mở cửa của TQ với các nước trên thế giới chính thức được đưa vào Hiến pháp TQ do Quốc hội khoá 6 thông qua. Năm 1984, SEZs đã được mở rộng đến 14 tỉnh ven biển và Đảo Hải Nam, chính sách mở cửa dần từ ven biển vào đến nội địa được thực hiện. Do đó, FDI vào Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng.
- Thời kỳ 1991 – 1993 là thời kỳ đột phá trong thu hút vón FDI của Trung Quốc. Nguyên nhân của sự thay đổi quan trọng này bắt đầu từ sau chuyến đi thăm các tỉnh phía Nam của ông Đặng Tiểu Bình vào tháng 1/1992, Đại hội 14 Đảng cộng sản Trung Quốc năm 1992 đã quyết định thực hiện đẩy nhanh tốc độ cải cách và mở cửa, xác lập cải cách thể chế kinh tế, xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh hoạt động hình thành cục diện mở cửa toàn diện trong cả nước. Điều này đã làm tăng nhiệt tình của các nhà ĐTNN đầu tư vào Trung Quốc.
Trong những năm 1992, 1993, đầu tư tăng trưởng với tốc độ cao. Tổng số dự án đầu tư trong 3 năm đạt 145.188 dự án với vốn đầu tư là 181,56 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 42,92 tỷ USD. Tổng số dựu án và vốn đầu tư thu hút được trong 3 năm đã vượt xa 12 năm trước đó. Tuy nhiên, tỷ trọng trung bình vốn đầu tư thực hiện thực tế so với tổng vốn đầu tư theo dự án là 23,6% thấp hơn so với mấy năm trước đó.
Tình trạng này xảy ra là do ở nhiều địa phương chỉ chú trọng về mặt thành tích làm sao thu hút được nhiều dự án, còn công tác chuẩn bị để thực hiện dự án chưa đáp ứng kịp như nhiều dự án đầu tư mà tiền vốn đối ứng trong nước kèm theo không đủ, hạ tầng cơ sở, nguyên liệu, nhiên liệu cung ứng không đủ.
- Thời kỳ 1994 – 2001, sự bùng nổ về FDI đã giảm dần. Trong 8 năm, tổng số dự án là 315.321 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 522,141 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 331,646 tỷ USD. Trung bình số dự án đăng ký hang năm đạt 26,915 dự án, vốn 35
Tiểu luận Tư tưởng HCM
đăng ký trung bình hang năm đạt trên 65 tỷ USD và vốn thực hiện đạt 41,5 tỷ USD. Năm 1997 và năm 1998, dù có cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á, vốn đầu tư vào Trung Quốc đăng ký theo dựu án có giảm so với những năm trước, nhưng vốn thực hiện thực tế vẫn tăng. Tỷ trọng vốn thực hiện so với vốn đăng ký đạt 64%.
Điều này chứng tỏ chất lượng đầu tư của các dự án ngày càng tăng.
Giai đoạn từ 2002 đến nay: FDI vào Trung Quốc tăng mạnh và đều đặn. Với những thay đổi lớn về chính sách và môi trường đầu tư sau khi trở thành thành viên WTO, sức thu hút FDI của Trung Quốc càng hấp dẫn. Theo một cuộc khảo sát trên cơ sở phỏng vấn các nhà lãnh đạo của các công ty đa quốc gia ở Châu Á, Mỹ và Nhật Bản của tổ chức OECD: Trung Quốc là địa điểm được các MNE quan tâm hàng đầu khi đầu tư ra nước ngoài. Trong năm 2002, FDI vào Trung Quốc đạt kỷ lục mới, lần đầu tiên vượt qua Mỹ để trở thành nước đứng đầu thế giới, vốn thực hiện đạt 52,7 tỷ USD trong đó cả quy mô và tính chất kỹ thuật của các dự án đều tăng. Sự chênh lệch giữa vốn dăng ký và vốn thực hiện thực tế cũng giẩm dần, điều này thể hiện việc cam kết góp vốn của các nhà ĐTNN được nâng lên. Tổng hợp vốn đăng ký và thực hiện trong 2 giai đoạn như ở hình 3:
Hình 3: Vốn FDI vào Trung Quốc trước và sau khi gia nhập WTO.
(Đơn vị: triệu USD)
(Tổng hợp từ số liệu bảng biểu 1)
36
Tiểu luận Tư tưởng HCM
Qua hình 3 ta thấy vốn đăng ký FDI vào Trung Quốc trong giai đoạn trước gia nhập WTO trong 22 năm ít hơn trong 7 năm sau gia nhập WTO, vốn thực hiện thì xấp xỉ như nhau.
Những nguyên nhân làm tăng FDI vào Trung Quốc là do:
- Có một thị trường rộng lớn, đặc biệt quy mô thị trường có tầm quan trọng đối với FDI từ Mỹ và Châu Âu. Có lợi thế so sánh về nguồn lao động so với các nước khác trong khu vực. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong thu hút FDI hướng vào xuất khẩu từ Hồng Công và Đài Loan.
- Cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tương đối tốt hơn so với các nước khác trong khu vực. Đặc biệt là sự chú trọng phát triển CNPT đã giúp cho Trung Quốc thu hút được FDI thành công hơn các quốc gia khác cũng có ưu thế là giá nhân công rẻ.
- Đóng vai trò trung tâm trong việc mở cửa từng bước nền kinh tế đối với các nhà đầu tư nước ngoài và sự khác nhau quan trọng giữa các vùng này với các vùng khác ở Trung Quốc là các khu kinh tế mở. Tại đây đã có sự phân quyền quản lý và cho phép đầu tư vào các vùng kinh tế mở vượt kế hoạch Nhà nước.
- Còn một số nguyên nhân khác, trong đó yếu tố văn hóa - dân tộc có vai trò tích cực (50% FDI vào Trung Quốc là từ Hồng Công, Đài Loan và Xingapo, những nơi có nhiều người Hoa sinh sống, do có tương đồng văn hóa và các nhà đầu tư này cũng có lợi trong việc qua được những rắc rối quan liêu và tham nhũng). Đồng thời, yếu tố cơ cấu kinh tế và thể chế chính trị cũng đóng vai trò quan trọng.