Khái niệm, đặc điểm, vai trò và ý nghĩa thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại ubnd quận ba đình thành phố hà nội (Trang 22 - 27)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CHUNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1.1. Những vấn đề chung về thủ tục hành chính

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và ý nghĩa thủ tục hành chính

Trong cuộc sống hàng ngày để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước, người dân và doanh nghiệp phải tuân thủ rất nhiều các quy định về TTHC. Đồng thời, trong quá trình quản lý nhà nước nói chung và quản lý hành chính nhà nước nói riêng, để giải quyết bất cứ công việc gì các cơ quan nhà nước cần thực hiện những nguyên tắc pháp lý nhất định mà khoa học pháp lý gọi đó là những quy phạm về thủ tục. Vậy thủ tục, TTHC là gì?

Tại sao vấn đề này lại luôn được các chủ thể trong xã hội quan tâm và đang trở thành vấn đề thời sự được nhắc đến nhiều trong các Nghị quyết quan trọng của Đảng và Nhà nước ta hiện nay?

Theo nghĩa chung nhất: “Thủ tục (procedure) là phương thức, cách thức giải quyết công việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất, gồm một loạt nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn”.

Ở Việt Nam, theo quy định của pháp luật và thực tiễn quản lý nhà nước hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống cơ quan HCNN được thực hiện theo những trình tự nhất định với những nguyên tắc riêng cho từng nhiệm vụ quản lý nhằm đạt mục đích quản lý đã được đề ra. Những trình tự như vậy được gọi là TTHC.

Hiện nay, một trong những vấn đề về TTHC gây nhiều tranh luận trong khoa học hành chính là việc xác định phạm vi của TTHC. Có nhiều quan niệm khác nhau về TTHC:

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Thứ nhất, TTHC là trình tự mà các cơ quan QLNN giải quyết trong lĩnh vực trách nhiệm hành chính và xử lý vi phạm pháp luật;

Thứ hai, TTHC là trình tự giải quyết bất kỳ một nhiệm vụ cá biệt, cụ thể nào trong lĩnh vực quản lý HCNN. Quan niệm này tuy đã có phạm vi rộng hơn quan niệm trên nhưng vẫn chưa thật đầy đủ, hợp lý, bởi vì ngoài trình tự giải quyết bất kỳ vụ việc cá biệt, cụ thể nào thì hoạt động ban hành các quyết định quản lý mang tính chủ đạo và mang tính quy phạm đều phải tuân thủ nghiêm ngặt những trình tự nhất định nhằm đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý các quyết định.

Tuy nhiên, hiểu một cách đầy đủ thì, “TTHC là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự về thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy nhà nước, là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan HCNN trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân”.

TTHC được đặt ra để các cơ quan nhà nước có thể thực hiện mọi hình thức hoạt động cần thiết của mình trong đó bao gồm cả trình tự thành lập các công sở, trình tự bổ nhiệm, bãi nhiệm, điều động viên chức, trình tự lập quy, áp dụng quy phạm để đảm bảo các quyền của chủ thể và xử lý vi phạm, trình tự điều hành, tổ chức các hoạt động tác nghiệp hành chính. Đó chính là các quy tắc phải tuân thủ theo trong quá trình ra các quyết định hành chính của các cơ quan QLNN.

TTHC do các cơ quan nhà nước ban hành để thực thi Hiến pháp và pháp luật nhằm thực hiện chức năng quản lý của nền HCNN và hoàn thành nhiệm vụ của mình, đồng thời các cơ quan HCNN có trách nhiệm thực thi các thủ tục đó.

1.1.1.2. Đặc điểm, vai trò thủ tục hành chính

TTHC là một bộ phận cấu thành của Luật hành chính Nhà nước, là một thành tố của nền hành chính nhà nước. TTHC được coi là một công cụ đắc lực

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

và được thiết lập trên mọi lĩnh vực trong quản lý HCNN, giúp các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ quản lý và lập trật tự trong hoạt động quản lý của mình. Nhìn chung TTHC có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, TTHC được điều chỉnh bởi các quy phạm TTHC; Các quy phạm TTHC được đặt ra là để điều chỉnh các hành vi xử sự của các cơ quan HCNN, cán bộ, công chức nhà nước khi thực thi công vụ, đồng thời điều chỉnh các hành vi hoạt động của người dân và tổ chức trong việc thiết lập hồ sơ hành chính. TTHC phải được thống nhất trên toàn quốc bằng những văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật. Do vậy, TTHC được ban hành rất chặt chẽ và luôn đảm bảo tính thống nhất. TTHC là một nhân tố bảo đảm cho hoạt động quản lý chặt chẽ, thuận lợi và đúng chức năng của cơ quan nhà nước. Theo đó, các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể, công dân và tổ chức do pháp luật quy định;

nếu không đảm bảo tính thống nhất chặt chẽ sẽ khó thực hiện được trong đời sống xã hội.

Thứ hai, TTHC là trình tự thực hiện thẩm quyền trong quản lý HCNN:

cần phân biệt TTHC với thủ tục tư pháp, thủ tục tố tụng tại tòa án; kể cả tố tụng hành chính cũng không thuộc khái niệm TTHC, ở một số nước, tòa án hành chính là một hệ thống xét xử trực thuộc ngành lập pháp, trình tự xét xử các khiếu kiện có những điểm riêng so với trình tự xét xử tư pháp và có liên quan đến hành động quản lý. Đồng thời, trình tự xét xử của tòa án hành chính ở các nước này cũng có nhiều điểm khác biệt với TTHC. Tuy nhiên, ở nước ta Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 21/5/1996, thì trình tự và thủ tục thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh này được gọi là “Tố tụng hành chính”. Tố tụng hành chính theo Pháp lệnh là một trong các loại thủ tục tư pháp được thực hiện để giải quyết các tranh chấp pháp luật hay áp dụng chế tài mang tính pháp lý.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Nếu TTHC được áp dụng trong lĩnh vực quản lý hành chính thì thủ tục tư pháp được thực hiện trong hoạt động xét xử của tòa án. Như vậy, không nên xem tố tụng hành chính là hình thức thuộc TTHC.

Thứ ba, TTHC rất đa dạng và phức tạp: Tính đa dạng, phức tạp này thể hiện ở chỗ hoạt động quản lý nhà nước là hoạt động diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bộ máy hành chính bao gồm nhiều cơ quan từ Trung ương đến địa phương và mỗi cơ quan thực hiện hoạt động quản lý trong thẩm quyền của mình đều phải tuân theo những thủ tục nhất định.

Hiện nay, nền HCNN ta đang chuyển từ nền hành chính cai trị sang nền hành chính phục vụ, làm dịch vụ công; từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước làm cho hoạt động quản lý hành chính ngày càng đa dạng về nội dung và phong phú về hình thức, biện pháp; đồng thời với xu hướng hợp tác quốc tế, đối tượng quản lý không chỉ nội bộ công dân trong nước mà còn liên quan đến các yếu tố nước ngoài. Trong quản lý HCNN có những công việc được giải quyết thuận lợi, nhanh chóng, nhưng có những việc phải trải qua nhiều công đoạn, nhiều chủ thể tham gia cho nên thủ tục thực hiện rất phức tạp. Sự đa dạng, phức tạp trong các lĩnh vực quản lý kéo theo sự đa dạng, phức tạp của TTHC. Với mục tiêu xây dựng một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu thì việc đa dạng hóa các TTHC là yếu tố tất yếu.

Thứ tư, so với các quy phạm nội dung của Luật Hành chính, TTHC có tính năng động hơn và đòi hỏi phải thay đổi nhanh, kịp thời khi thực tế cuộc sống đã có những yêu cầu mới. TTHC do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra để giải quyết công việc. Trong phạm vi nào đó, nó lệ thuộc vào nhận thức chủ quan của chính người xây dựng nên. Nếu nhận thức đó phù hợp với thực tế khách quan thì TTHC sẽ tiến bộ, thiết thực phục vụ cho cuộc

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

sống. Nhưng nếu nhận thức không phù hợp với yêu cầu khách quan thì sẽ xuất hiện những TTHC lạc hậu. Khi áp dụng vào quá trình điều hành của bộ máy nhà nước, chúng sẽ gây khó khăn cho đối tượng thực hiện, gây cản trở cho hoạt động của các đối tượng tham gia, làm chậm bước phát triển đời sống xã hội.

Có thể nói TTHC là một phần rất cùng quan trọng của thể chế HCNN, nó giữ vai trò rất lớn trong việc thiết lập trật tự trong quản lý HCNN trên các lĩnh vực. Vai trò của TTHC đối với hoạt động hành chính thể hiện ở các mặt sau:

Một là, những tiêu chuẩn hành vi cho công dân và công chức, viên chức hành chính thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, bảo đảm sự hoạt động chặt chẽ, thuận lợi, đúng chức năng của bộ máy hành chính.

Hai là, tạo điều kiện để thực hiện luật pháp, lợi ích hợp pháp của công dân và các tổ chức.

Ba là, giúp cho việc thực hiện dân chủ trong quản lý, tính công khai và sự kiểm tra của dư luận xã hội, tạo điều kiện cho Nhân dân tham gia quản lý Nhà nước.

Bốn là, tiết kiệm được công sức, thời gian của công dân và công chức, viên chức.

Năm là, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan quản lý và đội ngũ công chức, viên chức.

Có thể nói, TTHC là công cụ đắc lực mà các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng để thực hiện chức năng quản lý của mình. Do đó, nếu TTHC đơn giản, minh bạch, thuận tiện, hiệu quả thì sẽ thúc đẩy hoạt động quản lý HCNN có hiệu quả, hiệu lực; nhưng ngược lại nếu TTHC rườm rà, phức tạp thì sẽ trở thành lực cản cho sự phát triển các mối quan hệ xã hội nói chung và mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân, tổ chức nói riêng từ đó sẽ ảnh

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

hưởng đến sự phát triển chung của đất nước.

Một phần của tài liệu Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại ubnd quận ba đình thành phố hà nội (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)