CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BA ĐÌNH - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.3. Đánh giá chung về thực hiện TTHC theo cơ chế “Một cửa” tại UBND quận Ba Đình- thành phố Hà Nội
2.3.1. Những kết quả đã đạt được
Thành phố Hà Nội luôn coi trọng công tác CCHC, đặc biệt là cải cách TTHC theo cơ chế “Một cửa” trong những năm gần đây. Thành ủy, HĐND và UBND thành phố Hà Nội đã sớm có những chủ trương, biện pháp từng bước chỉ đạo tiến hành cải cách TTHC trên các nội dung về thể chế, bộ máy, công chức, viên chức, tài chính và hiện đại hóa nền hành chính. Nhận thức sâu sắc về những khó khăn, phức tạp của công cuộc CCHC, cụ thể là triển khai và duy trì thực hiện có hiệu quả cơ chế “Một cửa” do còn có nhiều lực cản và chưa có tiền lệ, thành phố Hà Nội xác định tiến hành cải cách quản lý HCNN phải có bước đi thích hợp vừa làm vừa rút kinh nghiệm, trên cơ sở tổng kết thực tiễn, từng bước hoàn thiện để góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội Thủ đô phát triển theo hướng hiện đại.
Từ khi có Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 84/2009/QĐ-UBND ngày 01/7/2009 quy định thực hiện cơ chế “Một cửa, một cửa liên thông” trong giải quyết công việc của tổ chức, công dân tại các cơ quan quản lý HCNN thuộc thành phố Hà Nội, là khoảng thời gian đánh dấu những bước đi đột phá quan trọng làm thay đổi cơ bản về nhận thức đối với công tác CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng, hình thành bộ máy quản lý nhà nước thật sự của dân, vì dân, phục vụ Nhân dân nhằm đưa kinh tế - xã hội đất nước phát triển mạnh trong thời kỳ hội nhập.
Từ năm 2009 cho đến nay, thành phố Hà Nội có nhiều chủ trương và giải pháp lớn thúc đẩy nhanh hơn tiến trình cải cách nền HCNN, trong đó tập trung đầu tư xây dựng các điều kiện cần thiết về mọi mặt để đảm bảo triển khai thực hiện có kết quả việc tiếp nhận và giải quyết TTHC cho công dân, tổ chức theo cơ chế “Một cửa” tiến tới thực hiện thống nhất cơ chế “Một cửa liên thông”
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 tại tất cả các cơ quan quản lý HCNN thuộc thành phố Hà Nội. Cho đến nay, việc giải quyết TTHC tại bộ phận “Một cửa” UBND quận đã đạt được kết quả cơ bản sau:
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả giải quyết TTHC tại bộ phận “Một cửa” UBND quận Ba Đình (từ năm 2009-2014)
TT Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1 Sô hô sơ tiếp nhận 19.754 21.087 22.098 22.705 28.852 26.052 2 Sô HS đã giải quyết
đúng hẹn 18.798 20.424 21.448 22.475 28.678 25.948
3 Tỷ lệ giải quyết 95.16% 96.86% 97.05% 99% 99.4% 99.6%
Nguồn: Báo cáo tổng hợp số liệu giải quyết hồ sơ từ năm 2009-2014 của Văn phòng HĐND&UBND quận Ba Đình)
Kết quả giải quyết TTHC thông qua cơ chế “Một cửa” tại UBND quận Ba Đình tại thành phố Hà Nội đã tăng lên đáng kể và đạt được tỷ lệ cao hơn so với trước đây. Trên cơ sở bộ danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết cấp huyện kèm theo Quyết định số 4045/QĐ-UBND, UBND quận Ba Đình đã thường xuyên rà soát, cập nhật, bổ sung, hoàn thiện và xây dựng quy trình giải quyết TTHC, cụ thể hoá trách nhiệm của từng bộ phận, cán bộ, công chức liên quan đến mỗi thủ tục kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ việc theo dõi tiếp nhận hồ sơ hành chính (sử dụng phần mềm quản lý, kết xuất từ phần mềm in đóng sổ theo dõi, thay thế cho việc ghi sổ bằng tay), số lượng hồ sơ tiếp nhận và chất lượng giải quyết hồ sơ mỗi năm ở quận đều tăng lên đáng kể và đạt được kết quả đáng ghi nhận.
Trong những năm qua, cơ chế "Một cửa" được coi là yếu tố quan trọng góp phần phòng chống tham nhũng, hạn chế phiền hà, sách nhiễu và nâng cao hiệu lực, hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức cơ quan HCNN. Đặc biệt,
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
công tác CCHC trong đó đặc biệt quan tâm đến hoạt động theo cơ chế "Một cửa, một cửa liên thông" với sự vào cuộc tích cực của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn thành phố, đến nay việc thực hiện CCHC theo cơ chế “Một cửa” ở thành phố Hà Nội đã đi vào nền nếp và nhận được sự đồng tình ủng hộ của Nhân dân. Những kết quả đạt được đem lại hiệu quả hết sức quan trọng không chỉ về mặt tư tưởng mà có ý nghĩa cả về mặt tổ chức, hoạt động của bộ máy hành chính, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội ngày càng phát triển. Cụ thể là:
Đối với cơ quan quản lý HCNN
Hoàn thiện thể chế: Văn bản pháp lý là cơ sở quan trọng làm, tiền đề cơ sở cho việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ nói chung và các công việc liên quan đến hoạt động của cơ chế “Một cửa” được xây dựng, ban hành kịp thời đã tạo môi trường và căn cứ pháp lý thuận lợi cho cán bộ, công chức và người dân trong quá trình thực hiện TTHC. Việc công khai, niêm yết các TTHC và quy trình thực hiện TTHC tại bộ phận “Một cửa” UBND quận đã giúp cho cán bộ, công chức thuận tiện trong việc tiếp nhận hồ sơ.
Chất lượng đội ngũ, cán bộ, công chức: Lãnh đạo UBND quận đã quan tâm, chú trọng đến việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, công chức phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ tại bộ phận “Một cửa”
đã tạo ra môi trường làm tốt, mang tính tập thể và xây dựng, thực hiện nếp sống văn hóa công sở theo hướng tích cực. Tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ, cán bộ ngày càng được cải thiện và tác phong xử lý công việc khoa học, chuyên nghiệp đã tạo được niềm tin đối với Nhân dân khi đến liên hệ giải quyết công việc tại các cơ quan HCNN nói chung và bộ phận “Một cửa”
ƯBND quận nói riêng.
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
thắt chặt và xác định rõ vai trò, trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan trong quy trình giải quyết TTHC. Các phòng, ban chuyên môn, cơ quan liên quan khi nhận hồ sơ thẩm định đã đặc biệt lưu tâm đến trách nhiệm giải quyết hồ sơ đúng cả về chuyên môn và thời gian. Nếu phòng, ban, cơ quan liên quan nào chậm trễ sẽ bị xem xét trách nhiệm và mối quan hệ này giúp rút ngắn được thời gian giải quyết trong quy trình chực hiện TTHC, không có tình trạng trùng lặp trong xử lý công việc. Việc tiếp nhận, thụ lý và trả kết quả tại bộ phận “Một cửa” đã ngăn chặn tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu, cửa quyền tại cơ quan HCNN. Mặt khác, giúp các phòng, ban, đơn vị liên quan có điều kiện tập trung và chủ động giải quyết công việc thuộc thẩm quyền chuyên môn được thực hiện một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
Cơ sở vật chất-trang thiết bị: UBND quận đã đầu tư cải tạo và xây dựng trụ sở làm việc của bộ phận “Một cửa” theo hướng hiện đại. Phòng làm việc được đầu tư đáp ứng yêu cầu theo quy định của Trung ương và Thành phố, được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ cán bộ, công chức, và Nhân dân trực tiếp làm việc tại bộ phận “Một cửa” và phục vụ Nhân dân đến giao dịch. Đồng thời, UBND quận tiến hành trang bị và áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, đồng bộ phục vụ quá trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính như: xây dựng và nâng cấp hệ thống mạng nội bộ đảm bảo kết nối tất cả các phòng ban, chuyên môn thuộc UBND quận và các cơ sở; triển khai các phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc; xây dựng cổng thông tin điện tử của UBND quận đưa các thông tin về hoạt động và cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến... Thông qua phần mềm quản lý văn bản, việc tiếp nhận hồ sơ đã giúp cho công chức vừa kiểm tra vừa cập nhật dữ liệu vào hệ thống quản lý và kết xuất ngay được phiếu hẹn; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì chỉ cần thao tác máy tính để có phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ giao cho tổ
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
công chức và tạo được môi trường làm việc khoa học, hiện đại tại bộ phận
“Một cửa” của UBND quận.
Đối với người dân và xã hội
Cơ chế "một cửa” đã tạo niềm tin cho Nhân dân vào cơ quan HCNN:
Người dân được đón tiếp thân thiện, được hướng dẫn cụ thể và được cung cấp đầy đủ thông tin, giấy tờ, biểu mẫu. Bên cạnh đó, sự công khai, minh bạch của các TTHC, quy trình giải quyết hồ sơ hành chính đã tạo sự bình đẳng, công bằng giúp công dân, tổ chức dễ dàng tiếp cận và tham gia giám sát hoạt động giải quyết TTHC của các cơ quan HCNN được thuận lợi, dễ dàng. Thời gian giải quyết TTHC được rút ngắn so với trước đây, điều này đã tiết kiệm cho tổ chức, công dân về thời gian, đi lại, chi phí, công sức. Người dân đã có nhận thức về quyền, nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, có những thay đổi trong thói quen khi sử dụng dịch vụ công và ngày càng có niềm tin vào Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền khi được tham gia vào quá trình giám sát, hoạt động của các cơ quan HCNN trong đó có hoạt động của bộ phận “Một cửa”. Theo đó, người dân dần dần được thụ hưởng chất lượng dịch vụ công mà Nhà nước một cách tốt nhất, các cơ quan HCNN đang hướng tới mục tiêu phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn.