CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BA ĐÌNH - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát về quận Ba Đình và bộ phận “Một cửa” tại UBND quận Ba Đình- Thành phố Hà Nội
2.1.1. Khái quát về quận Ba Đình
Ba Đình nằm ở vùng đất phía Tây Kinh thành Thăng Long, xưa có tên gọi là Thập Tam Trại (mười ba làng trại): Vĩnh Phúc, Liễu Giai, Cống Vị, Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Kim Mã, Xuân Biểu, Thủ Lệ, Vạn Phúc, Ngọc Khánh, Đại Yên, Giảng Võ, Cống Yên. Ba Đình là một vùng đất địa linh nhân kiệt với nhiều làng nghề cổ truyền đậm dấu ấn lịch sử như hoa Ngọc Hà, Lĩnh Bưởi, lụa Trúc Bạch, giấy gió Yên Thái, Hồ Khẩu, đúc đồng Ngũ Xã, bánh cốm Yên Ninh, rượu sen Thụy Khuê...
Tên gọi Ba Đình vốn là tên một chiến khu ở Nga Sơn (Thanh Hóa) - một căn cứ chống Pháp nổi tiếng và nửa sau thế kỷ thứ XIX. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Ba Đình được đặt tên cho vườn hoa Bách Thảo. Năm 1954, sau khi thủ đô Hà Nội được giải phóng, đến năm 1959, tên gọi Ba Đình được đặt tên cho một trong tám khu phố Nội thành. Ngày 31/5/1961, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập khu phố Ba Đình trên cơ sáp nhập các khu phố Trúc Bạch, Ba Đình và 2 xã nông nghiệp ngoại thành thuộc khu vực phía nam Hồ Tây. Năm 1981 khu phố Ba Đình đổi tên thành quận Ba Đình gồm 15 phường. Thực hiện Nghị định 69/CP ngày 28/10/1995 của Thủ tướng Chính phủ, các phường: Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ chuyển sang thuộc quận Tây Hồ. Ngày 05/01/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính các phường Ngọc
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Hà, Cống Vị, Ngọc Khánh và thành lập thêm 2 phường mới là Liễu Giai và Vĩnh Phúc. Hiện nay quận Ba Đình có diện tích 9,3 km2 với 14 phường:
Vĩnh Phúc, Liễu Giai, Cống Vị, Ngọc Hà, Kim Mã, Ngọc Khánh, Giảng Võ, Cống Vị, Đội Cấn, Điện Biên, Nguyễn Trung Trực, Trúc Bạch, Thành Công và Phúc Xá với dân số là 25 vạn người. Hiện nay, trên địa bàn quận Ba Đình có 74 di tích bao gồm: 51 di tích lịch sử văn hóa và 23 di tích cách mạng kháng chiến. Trong đó, 33 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, 17 di tích cách mạng kháng chiến được công nhận di tích và gắn biển. Điều đặc biệt là trong 4 Thăng Long "Tứ trấn" thì Ba Đình có 2 "Tứ trấn" nằm trên địa bàn đó là Đền Quán Thánh, Đền Voi Phục - Thủ Lệ. Ngoài ra trên địa bàn quận Ba Đình có các khu di tích đặc biệt cấp Quốc gia: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình và nhiều công trình văn hóa lịch sử tiêu biểu như Chùa Một Cột, Thành Cổ Hà Nội.
Ngày nay, quận Ba Đình được Chính phủ xác định là Trung tâm Hành chính - Chính trị, nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Đây còn là trung tâm ngoại giao, đối ngoại của đất nước. Ba Đình là địa bàn có trụ sở nhiều tổ chức quốc tế, đại sứ quán các nước, nơi thường xuyên diễn ra các Hội nghị quan trọng của Đảng, Nhà nước, quốc tế và khu vực.
2.1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân quận UBND quận là cơ quan chấp hành của HĐND và là cơ quan HCNN ở cấp quận, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật, các quy định của Chính phủ, UBND Thành phố Hà Nội và Nghị quyết của HĐND quận.
UBND quận là cầu nối giữa cấp hoạch định đường lối, chính sách phát triển của địa phương và cấp trực tiếp quản lý, thực thi, đưa chính sách vào cuộc sống. Với vai trò là cấp trung gian, UBND quận hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng các chiến lược, chính sách của Chính phủ phù
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
hợp với tình hình cụ thể của địa phương. Đồng thời, là cơ quan tổ chức, triển khai thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Thành ủy – HĐND và UBND Thành phố và Nghị quyết HĐND quận đến UBND phường, vận động Nhân dân thực hiện các nhiệm vụ của thành phố trên địa bàn. Trong những năm gần đây, thực hiện đề án CCHC, UBND thành phố Hà Nội đã tập trung đẩy mạnh việc phân cấp cho UBND quận/huyện, phường/xã trên các lĩnh vực: tài chính, ngân sách, kế hoạch đầu tư, xây dựng, giao thông đô thị, tài nguyên - môi trường, y tế, văn hóa, giáo dục xã hội, tổ chức cán bộ... bước đầu đã phát huy được tính chủ động của UBND các cấp và khai thác được các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
UBND quận thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ở địa phương, trong đó thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về phát triển kinh tế - xã hội bao gồm các lĩnh vực: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ và môi trường, thể dục, thể thao, báo chí, phát thanh và các lĩnh vực xã hội khác, đồng thời quản lý nhà nước về đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.... Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn liên quan đến đặc thù của địa phương quản lý;
Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND quận liên quan đến các lĩnh vực quản lý đến tổ chức kinh tế, tố chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân ở địa phương;
Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, nhiệm vụ động viên, chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với các lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương, quản lý hộ khẩu, hộ tịch ở địa phương, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở trên địa bàn;
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của Nhân dân; chống tham nhũng, chống buôn lậu, làm hàng giả và các tệ nạn xã hội khác;
Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động tiền lương, đào tạo đội ngũ cán bộ viên chức nhà nước và cán bộ cấp xã, bảo hiểm xã hội theo sự phân cấp của Trung ương và Thành phố;
Quản lý, kiểm tra việc sử dụng các công trình công cộng do thành phố giao trên địa bàn quận.
Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương theo quy định của pháp luật;
Tổ chức, thực hiện việc thu, chi ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan hữu quan để bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các loại thuế và các khoản thu khác ở địa phương;
UBND quận thực hiện việc quản lý địa giới đơn vị hành chính, xây dựng đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính ở địa phương đưa ra HĐND quận thông qua để trình Thành phố xét. Đồng thời, báo cáo công tác trước HĐND quận và UBND thành phố Hà Nội.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức và biên chế của ủy ban nhân dân quận
UBND quận do Hội đồng nhân dân quận bầu ra gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Uỷ viên. Chủ tịch UBND quận là đại biểu Hội đồng nhân dân.
Các thành viên khác của UBND quận không nhất thiết phải là đại biểu Hội đồng nhân dân. Kết quả bầu các thành viên của UBND quận phải được Chủ tịch UBND Thành phố trực tiếp phê chuẩn.
Theo Nghị định số 36/2011/NĐ-CP ngày 23/5/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
viên UBND các cấp, thì số lượng thành viên của UBND quận có 9 thành viên, gồm: 01 Chủ tịch, 03 Phó Chủ tịch, 05 ủy viên.
1. Chủ tịch phụ trách chung, nội chính, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch quận, Tài chính – Kế hoạch; Nội vụ, Thanh tra, Văn phòng.
2. Các Phó Chủ tịch UBND:
01 Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế, Công nghiệp, Khoa học công nghệ, ban quản lý chợ, thương mại, du lịch;
01 Phó Chủ tịch phụ trách đô thị, tài nguyên môi trường, giải phóng mặt bằng;
01 Phó Chủ tịch phụ trách văn hóa-xã hội và các lĩnh vực xã hội khác.
Việc phân công, nhiệm vụ công tác cụ thể của từng Phó Chủ tịch do Chủ tịch UBND quận quyết định căn cứ vào năng lực cán bộ và thực tế địa phương.
3. Các ủy viên UBND quận gồm:
Ủy viên phụ trách công an;
Ủy viên phụ trách quân sự;
Ủy viên phụ trách thanh tra;
Ủy viên phụ trách đô thị - tài nguyên Ủy viên phụ trách công tác
Thực hiện Nghị quyết số 14/2008/NQ-CP ngày 04/2/2012 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Ngày 20/01/2010 UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 341/QĐ-UBND về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội, như vậy, cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất tại UBND quận ở thành phố Hà Nội là 12 phòng, ban trực thuộc gồm: Văn phòng HĐND và UBND, Phòng Nội vụ, Phòng Tư pháp, Phòng Tài chính-Kế hoạch, Phòng Tài nguyên-Môi trường,
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội, Phòng Văn hóa & Thông tin, Phòng Giáo dục & Đào tạo, Phòng Y tế, Thanh tra, Phòng Kinh tế, Phòng Quản lý đô thị,... Ngoài ra, UBND quận còn có các đơn vị nội chính và hiệp quản như:
Chi cục Thuế, Chi cục Thống kê, Kho bạc nhà nước, Bảo hiểm xã hội, Ban chỉ huy Quân sự quận, Công an, Tòa án nhân dân, Viện kiểm soát, Đội quản lý thị trường, Thi hành án dân sự...
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy của UBND quận Ba Đình
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH
TƯ PHÁP LĐ - TBXH VH&TT Y TẾ GDĐT KHỐI TT TC & KH BQL DỰ ÁN THANH TRA VĂN PHÒNG CÔNG AN QUÂN SỰ NỘI VỤ BQL CHỢ KINH TẾ KHCN
QL ĐÔ THỊ TN & MT GPMB
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
* Chế độ làm việc của ủy ban nhân dân quận
UBND quận làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể UBND; đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và ủy viên UBND quận.
Giải quyết công việc đúng phạm vi trách nhiệm, đúng thẩm quyền; đảm bảo sự lãnh đạo của Quận ủy, sự giám sát của HĐND quận và sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên.
Trong phân công công việc, mỗi việc chỉ giao cho một cơ quan, đơn vị, một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính, cấp trên không làm thay công việc của cấp dưới, tập thể không làm thay công việc của cá nhân và ngược lại.
Công việc được giao cho cơ quan, đơn vị thì thủ trưởng cơ quan đơn vị đó phải chịu trách nhiệm về công việc được giao.
Tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng các quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác và Quy chế làm việc của UBND quận.
Đề cao sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc, đảm bảo dân chủ, minh bạch trong mọi hoạt động theo đúng phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
* Quan hệ công tác của ủy ban nhân dân quận
UBND quận chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND Thành phố, có trách nhiệm chấp hành mọi văn bản của HĐND thành phố, UBND thành phố và Chủ tịch UBND Thành phố; thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất theo chế độ quy định hoặc theo yêu cầu của UBND Thành phố; đồng thời chịu sự giám sát của HĐND quận trong việc chỉ đạo, điều hành thực hiện các Nghị quyết của Quận ủy, HĐND quận, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
UBND quận phối hợp chặt chẽ với thường trực HĐND quận trong việc chuẩn bị chương trình và nội dung làm việc của kỳ họp HĐND, các báo cáo,
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
đề án của UBND quận trình HĐND quận; giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện Nghị quyết của HĐND quận; giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị của HĐND, các ban của HĐND quận và trả lời chất vấn của đại biểu HĐND quận.
UBND quận phối hợp chặt chẽ với UBMTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cùng cấp, chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhân dân; tuyên truyền giáo dục, vận động Nhân dân tham gia, xây dựng củng cố chính quyền vững mạnh, tự giác thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. UBND quận có trách nhiệm tạo điều kiện để UBMTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cùng cấp hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ; xem xét, giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị của UBMTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cùng cấp.
UBND quận phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân quận trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật; bảo đảm thi hành pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính và tổ chức việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật tại địa phương.