CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BA ĐÌNH - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.3. Đánh giá chung về thực hiện TTHC theo cơ chế “Một cửa” tại UBND quận Ba Đình- thành phố Hà Nội
2.3.2. Hạn chế, tồn tại
Trong những năm qua, bên cạnh những kết quả đạt được trong thực hiện thực hiện công tác CCHC nói chung và thực hiện giải quyết TTHC theo cơ chế “Một cửa” tại UBND quận Ba Đình - thành phố Hà Nội thì cải cách TTHC còn bộc lộ những tồn tại và hạn chế cụ thể như sau:
Thứ nhất, việc thực hiện quy định, hướng dẫn trong việc tổ chức tiếp nhận, giải quyết TTHC còn chồng chéo, thiếu tính thống nhất, gây khó khăn cho cán bộ, công chức làm công tác tiếp nhận hồ sơ hành chính, cụ thể: một số
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
“Một cửa”. Trong những năm qua, có sự thay đổi nhiều của các văn bản quy phạm pháp luật, những Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn mới ban hành.
Cụ thể: thực hiện Luật đất đai năm 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 19/10/2004 thì việc thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường UBND quận thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT-BTNMT-BNV ngày 31/12/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất. Văn phòng Đăng ký sử dụng đất là cơ quan dịch vụ công có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký sử dụng đất và biến động về sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính và giúp cơ quan tài nguyên và môi trường trong việc thực hiện TTHC về quản lý, sử dụng đất đai. Tiếp đó là Nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc giao Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng đất và biến động về sử dụng đất là chồng chéo với nhiệm vụ của bộ phận “Một cửa” cấp huyện đã gây lúng túng, phức tạp trong việc tổ chức thực hiện và mâu thuẫn với quy định thực hiện giải quyết TTHC theo cơ chế “Một cửa”; đồng thời việc tiếp nhận và trả kết quả đăng ký kinh doanh thực hiện theo Nghị định số 43/NĐ-CP; lĩnh vực tư pháp- hộ tịch thực hiện theo Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 của Bộ Tư pháp giao việc thực hiện chứng thực các văn bản giấy tờ cho Phòng Tư pháp cấp huyện.... Như vậy, bộ phận
“Một cửa” cấp quận/huyện đã bị phân tán về các phòng, ban chuyên môn không đúng với quy định của Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Chính phủ. Bên cạnh đó, một số TTHC trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội chưa quy định cụ thể về thời gian giải quyết ở cấp Thành phố là một trong những tồn tại cản trở việc thực hiện cơ chế “Một cửa liên thông”
trong quy trình giải quyết TTHC.
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
“Một cửa” đó là những loại giấy tờ và các yêu cầu giải quyết liên quan đến thủ tục đăng ký kinh doanh như xác định nhân thân người thành lập doanh nghiệp... hay thủ tục chuyển nhượng mục đích quyền sử dụng đất hiện đang áp dụng gây trở ngại cho người dân, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, cần loại bỏ các loại giấy tờ như: bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà; Hợp đồng mua đất có xác nhận của UBND xã hoặc công chứng; các điều kiện trên đòi hỏi người xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có kèm theo hồ sơ thì mới đảm bảo tính pháp lý cho phép chuyển nhượng. Những yêu cầu thủ tục này chưa thực sự khách quan và còn nhiều khó khăn bất cập cho người dân. Bên cạnh đó, bộ danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết cấp huyện do thành phố ban hành còn có bất cập như: chưa kịp thời điều chỉnh cập nhật theo các quy định của pháp luật, chưa phản ánh hết được số lượng TTHC, việc quy định thời gian giải quyết, thành phần hồ sơ ở một số TTHC còn chưa hợp lý, đúng quy định...
Thứ ba, việc bố trí cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận “Một cửa” và cơ chế đãi ngộ chưa phù hợp: Một số cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận
“Một cửa” chưa được xác định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Đối với những cán bộ, công chức được bố trí làm việc kiêm nhiệm tại bộ phận này nên thường có tâm lý không thoải mái, chưa chuyên tâm với công việc, do công việc chỉ mang tính tạm thời, không ổn định. Việc sử dụng hợp đồng lao động tại bộ phận “Một cửa” (chiếm từ 20%-25% số lượng công chức tại bộ phận) do vậy cũng ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết công việc. Có thể nói công việc của bộ phận “Một cửa” là hết sức nặng nề, mặc dù chỉ đơn thuần là nhiệm vụ kiểm tra, tiếp nhận các loại giấy tờ theo quy định của hồ sơ nhưng để làm tốt được công tác này đòi hỏi cán bộ, công chức phải có tính
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
của cá nhân, tổ chức cũng dễ dàng đối chiếu với những TTHC đã được công khai được niêm yết do những điều chỉnh của các cấp có thẩm quyền thiếu kịp thời, do vậy công chức phải thận trọng và kỹ năng ứng xử hợp lý đối với tổ chức, công dân khi giao dịch. Việc tiếp xúc với tổ chức, công dân tại bộ phận
“Một cửa” đòi hỏi công chức phải có kỹ năng giao tiếp hành chính đảm bảo nguyên tắc văn minh, lịch sự, tận tụy, nhiệt tình, tôn trọng, làm việc tại môi trường áp lực cao khi hàng ngày phải tiếp xúc với tổ chức, công dân... Nhiệm vụ, yêu cầu đòi hỏi cao nhưng công chức lại chưa có được sự ưu đãi phù hợp nhằm khuyến khích đội ngũ công chức yên tâm công tác.
Thứ tư, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan HCNN chưa chặt chẽ, thống nhất: có sự chia cắt giữa các cấp hành chính và giữa cơ quan hành chính ở địa phương với các cơ quan ngành dọc của Trung ương ở địa phương, gây khó khăn cho việc thực hiện cơ chế “Một cửa liên thông” như: Cơ quan Thuế, Kho bạc, Công an vẫn chưa thực sự quyết tâm cùng chính quyền địa phương triển khai thực hiện cơ chế “Một cửa liên thông” gây trở ngại, chậm trễ trong giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp.
Thứ năm, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ còn có nhiều bất cập như: Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc mặc dù đã được thành phố Hà Nội quan tâm đầu tư và áp dụng tại bộ phận “Một cửa”
quận đạt 75.86%; Tỷ lệ máy tính/cán bộ của thành phố đạt trên 80%; Việc xây dựng hệ thống thư điện tử nội bộ để phục vụ công việc tại cơ quan, quận đạt 28%; Việc xây dựng Website đưa các thông tin về hoạt động và cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến; tra cứu quy định về TTHC và trạng thái giải quyết hồ sơ hành chính trực tuyến để phục vụ tổ chức, công dân cũng còn hạn chế; Hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin tại nhiều một số đơn vị còn thấp; thiếu phần mềm đồng bộ dùng chung cho nhiều cơ quan liên quan đến
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị không đồng đều. Mặt khác sự vận hành của phần mềm chỉ giới hạn trong nội bộ của một cơ quan mà chưa tạo ra được sự kết nối “liên thông” với các cơ quan, đơn vị của thành phố trong giải quyết TTHC theo cơ chế “Một cửa liên thông”.
Thứ sáu, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra chưa chặt chẽ, chế tài xử lý trách nhiệm vi phạm chưa nghiêm
Thành ủy, UBND Thành phố đã ban hành kế hoạch, chương trình kiểm tra, giám sát việc giải quyết TTHC trên địa bàn thành phố. Mục đích việc kiểm tra nhằm nâng cao trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ tổ chức, công dân của các cơ quan hành chính và của cán bộ, công chức nhằm đảm bảo kỷ luật, kỷ cương hành chính, đồng thời phát hiện những sai phạm của công chức, cơ quan, đơn vị đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm những trường hợp công chức, cơ quan vi phạm kỷ luật hành chính đã gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu với tổ chức, công dân trong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC. Trong những năm qua, Đoàn kiểm tra về công tác CCHC của Thành phố Hà Nội đã kiểm tra và kiến nghị xử lý đối với các trường hợp công chức thuộc phường, xã có vi phạm về giải quyết TTHC ở các lĩnh vực: tài nguyên-môi trường, tư pháp-hộ tịch, quản lý đô thị.... Nhìn chung, công tác kiểm tra còn mang tính hình thức, xử lý chưa triệt để, còn nương nhẹ. Do vậy, cần phải có giải pháp tích cực cho công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra quá trình thực hiện TTHC.
Thứ bảy, công tác tuyên truyền về CCHC nói chung và TTHC theo cơ chế “Một cửa” chưa được phổ biến sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân, còn một số cán bộ công chức chưa có sự chuyển biến căn bản trong nhận thức về trách nhiệm trong thực thi công vụ; chưa tuân thủ đúng quy định, yêu cầu của
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
thiết với chủ trương, đôi khi làm cản trở và giảm đi phần nào ý nghĩa chính trị, xã hội mà cơ chế này mang lại lợi ích cho mọi người; về phía công dân, tổ chức chưa được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về cơ chế “Một cửa” nên khi cần phải liên hệ công việc vẫn trực tiếp đến phòng, ban chuyên môn đê liên hệ. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ người dân sử dụng mối quan hệ thân quen để giải quyết công việc, không quan tâm đến các quy định của cơ chế
“Một cửa”, do vậy chưa phát huytriệt để được tính dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác CCHC nói chung và giải quyết TTHC nói riêng.
2.3.3. Nguyên nhân
* Nguyên nhân chủ quan
Công tác chỉ đạo điều hành của Thủ trưởng, người đứng đầu ở một số cơ quan, đơn vị chưa thật sự quan tâm, đầu tư đúng mức đến việc tổ chức thực hiện theo cơ chế “Một cửa” trong giải quyết các TTHC thuộc thẩm quyền.
Bên cạnh đó, hoạt động chỉ đạo của thành phố Hà Nội về thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ-UBND ở một số nội dung còn chưa quyết liệt và thiếu tính đồng bộ, như: Việc sắp xếp bộ phận “Một cửa” với Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất; Việc ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan, đơn vị trong toàn thành phố (xây dựng phần mềm chung, xây dựng các cơ sở dữ liệu về các lĩnh vực quản lý nhà nước, đặc biệt về đất đai, tư pháp, hộ tịch); Việc phối hợp giữa các cơ quan đơn vị trong giải quyết TTHC theo cơ chế “Một cửa liên thông”.
Năng lực đội ngũ cán bộ, công chức: một số cán bộ, công chức chưa ý thức hết trách nhiệm, nghĩa vụ trong thực thi công vụ của mình hoặc còn cố ý gây nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân khi đến giao dịch với các cơ quan hành chính, còn hiện tượng công chức khi hướng dẫn người dân có thái độ
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
chuyên môn do vậy khó được cân nhắc, bổ nhiệm vào vị trí cán bộ lãnh đạo, quản lý. Chính nguyên nhân này dẫn đến tình trạng một số cán bộ, công chức thường có xu hướng làm việc cho qua, không linh hoạt, thiếu chủ động sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ.
Theo quy định của thành phố Hà Nội về trang phục cho cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận “Một cửa” không có quy định trang phục cho cán bộ kiêm nhiệm nên việc thực hiện chế độ đồng phục tại bộ phận này còn nhiều, khó khăn bất cập. Do vậy, chế độ chính sách thỏa đáng đối với cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận “Một cửa” cũng là vấn đề cần thiết để tạo động lực, khuyến khích cho đội ngũ cán bộ, công chức yên tâm công tác.
Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của bộ phận “Một cửa” ở một số cơ quan, đơn vị chưa đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước.
* Nguyên nhân khách quan
Cải cách TTHC hiện nay là nhiệm vụ hết sức khó khăn, để đạt được mục tiêu xây dựng một nền hành chính phục vụ, dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả không thể nóng vội “đốt cháy” giai đoạn.
Hệ thống các văn bản chỉ đạo, văn bản quy phạm pháp luật từ Trung ương, đến Thành phố còn có những bất cập, chồng chéo, chưa được kịp thời sửa đổi, bổ sung hoàn thiện gây khó khăn cho việc thực hiện cơ chế “Một cửa, một cửa liên thông” tại các cơ quan HCNN.
Những tồn tại, hạn chế của cơ chế “một cửa” tại các cơ quan HCNN một phần là do xuất phát từ nhận thức và tâm lý của người dân. Khi người dân có yêu cầu giải quyết TTHC, còn một bộ phận không nhỏ người dân sử dụng mối quan hệ “người thân” để giải quyết công việc, không quan tâm đến cơ chế “Một cửa”. Mặt khác, thái độ của người dân khi gặp phải những hiện
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
xuất phát từ tâm lý ngại va chạm đến cơ quan HCNN và đối đầu với cán bộ, công chức. Bởi vì, nếu có ý kiến thì hồ sơ của mình sẽ không được giải quyết và thiệt hại về công sức, thời gian, nên họ thường chấp nhận cho qua chuyện để hồ sơ được giải quyết nhanh. Chính vi những trở ngại này làm cơ chế “Một cửa” chưa thực sự phát huy được hết ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội cũng như chủ trương Đảng và Nhà nước.
Điều kiện kinh tế-văn hóa-xã hội và phong tục, tập quán ở mỗi cơ quan, địa phương có đặc thù riêng, dó đó khối lượng giải quyết hồ sơ hành chính giữa các cơ quan, địa phương còn có độ chênh lệch lớn.
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ "MỘT CỬA" TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BA ĐÌNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI