CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CHUNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1.2. Thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”
1.2.4. Nguyên tắc cơ bản để thực hiện TTHC theo cơ chế “Một cửa”
Để đảm bảo thực hiện thống nhất, chính xác và có hiệu quả cơ chế “Một cửa” tại tất cả các cơ quan hành chính nhà nước, tại Điều 2 Quy chế thực hiện
“Một cửa, một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra một số nguyên tắc cơ bản trong thực hiện cơ chế “Một cửa”
như sau:
Thứ nhất, TTHC đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật.
Cần phải nhận ra rằng mọi sự trở ngại phát sinh đều bắt nguồn từ TTHC do chính cơ quan nhà nước đặt ra, cơ chế “Một cửa” ra đời cũng xuất phát từ
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
thực tế là TTHC của nước ta còn quá nhiều bất cập, rườm rà. Do đó, để thực hiện cơ chế “Một cửa” đạt được hiệu quả cao, các cơ quan HCNN cần thực hiện rà soát, đơn giản hóa những quy định không cần thiết của từng TTHC và áp dụng đúng quy định của pháp luật. TTHC càng đơn giản càng tiết kiệm được chi phí cho tổ chức, công dân, giúp cho bộ máy hoạt động hiệu quả hơn.
Theo nguyên tắc này, TTHC thực hiện theo cơ chế “Một cửa” phải rõ ràng về nội dung, đảm bảo mọi tổ chức, công dân đều có thể hiểu được yêu cầu hồ sơ, điều kiện, trình tự, ở các khâu trong quá trình giải quyết phải chặt chẽ, không để tình trạng mập mờ, chồng chéo và do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ hai, công khai các TTHC, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, công dân
Nguyên tắc này đảm bảo mọi TTHC thực hiện theo cơ chế “Một cửa” đều được công khai để mọi tổ chức, công dân biết và tuân thủ. Những nội dung cần công khai của TTHC như: các loại hồ sơ giấy tờ tổ chức, công dân phải nộp, các mẫu biểu áp dụng trong hồ sơ, phí, lệ phí, thời gian giải quyết của từng loại công việc... Việc công khai các quy định về TTHC phải được thực hiện bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở của từng cơ quan, đơn vị và một số hình thức khác.
Việc công khai như vậy còn có ý nghĩa là để kiểm tra được tính nghiêm túc của cơ quan hành chính Nhà nước khi giải quyết công việc có liên quan đến tố chức, công dân để tổ chức, công dân biết, làm đúng sẽ hạn chế được tình trạng phiền hà, sách nhiễu với mục tiêu vì lợi ích riêng của cán bộ, công chức khi thực thi công vụ.
Thứ ba, việc phối hợp giữa các bộ phận có liên quan trong bộ máy cơ quan HCNN nhằm giải quyết công việc của tổ chức, công dân là trách nhiệm của cơ quan HCNN
Sự phối hợp giữa các cơ quan HCNN là một hoạt động cần thiết xuất
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
phát từ nhu cầu quản lý nhà nước và tính thống nhất của hệ thống. Phối hợp ở đây được hiểu là cách thức, phương thức theo đó các cơ quan và những người có trách nhiệm cùng nhau tiến hành giải quyết công việc theo một trình tự thủ tục nhất định.
Tổ chức, công dân khi có nhu cầu giải quyết công việc chỉ nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cùng một nơi. Nếu nội dung công việc đó có liên quan đến nhiều cơ quan, bộ phận thì sẽ do một cơ quan, bộ phận đứng ra chủ trì phối hợp với các cơ quan, bộ phận khác để giải quyết. Do đó, giữa các bộ phận chuyên môn trong một cơ quan HCNN phải có sự phối hợp chặt chẽ về trách nhiệm giải quyết, thời gian giải quyết... để đảm bảo kết quả phải được trả đúng hẹn cho công dân, tổ chức.
Thứ tư, cán bộ, công chức nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Tất cả thủ tục giải quyết theo cơ chế “Một cửa” đều được tiếp nhận và trả tại bộ phận này và đặt tại trụ sở của cơ quan hành chính. Công dân, tổ chức không phải đến trực tiếp các bộ phận chuyên môn. Theo đó, làm giảm khó khăn cho tổ chức, công dân khi liên hệ với cơ quan HCNN, đồng thời tránh các hiện tượng phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực xảy ra khi tổ chức công dân trực tiếp phải gặp các cơ quan chuyên môn.
Thứ năm, bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện, đúng thời gian cho tổ chức, công dân.
Đây cũng là yêu cầu của cải cách TTHC; Giải quyết công việc nhanh gọn, kịp thời đòi hỏi phải tính toán thời gian cần thiết, hợp lý của quy trình thực hiện TTHC và được công khai trong quá trình thực hiện. Với tinh thần giải quyết công việc nhanh nhất, tránh trình trạng “ngâm” hồ sơ, kéo dài thời gian xử lý. Bên cạnh đó, cơ quan HCNN tổ chức địa điểm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, công dân theo cơ chế “Một cửa” đảm bảo thuận tiện và đáp ứng đầy đủ các phương tiện, điều làm việc và thái độ phục vụ của đội ngũ công chức
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
thực thi công vụ phải thân thiện, tận tình hướng dẫn khi Nhân dân yêu cầu.
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
CHƯƠNG 2