Tăng cường cơ chế, thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện cải cách công tác CCHC và giải quyết TTHC

Một phần của tài liệu Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại ubnd quận ba đình thành phố hà nội (Trang 101 - 104)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BA ĐÌNH - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.2. Nhóm giải pháp triển khai cụ thể tại bộ phận “Một cửa” của UBND quận Ba Đình

3.2.2. Tăng cường cơ chế, thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện cải cách công tác CCHC và giải quyết TTHC

Công tác kiểm tra, giám sát có vị trí, vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý của các cơ quan HCNN. Trong điều kiện hiện nay, do sự tác động của kinh tế - xã hội làm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức gặp nhiều khó khăn. Sự khó khăn đó thể hiện ở những tiêu cực, suy thoái trong tư tưởng của cán bộ, công chức và ở những khó khăn trong việc xác định ranh giới giữa mặt tích cực và tiêu cực trong những biểu hiện về phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, công chức. Những trường hợp, ranh giới giữa cái tốt và cái xấu, giữa đúng và sai trở nên mờ nhạt, khó phân biệt rạch ròi. Điều đó đặt ra cho công tác kiểm tra gặp phải những khó khăn, lúng túng. Vì vậy, phải tăng cường và nâng cao hơn nữa công tác kiểm tra. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát sẽ góp phần kịp thời chấn chỉnh

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

HCNN, kịp thời phát hiện những bất hợp lý trong quy định, quy trình giải quyết TTHC đã ban hành; phát hiện những hành vi vi phạm các quy định về đạo đức công vụ, có biện pháp xử lý kịp thời. Để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện CCHC nói chung và cải cách TTHC tại UBND quận, cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của cấp ủy Đảng, Mặt trận tổ quốc, cơ quan quản lý cấp trên đối với việc thực hiện TTHC tại UBND quận.

Trước kia, công tác kiểm tra còn mang nặng tính hình thức, kiểm tra định kỳ thường được thực hiện bằng hình thức thông qua văn bản báo cáo của chính quyền hoặc các đợt kiểm tra thực tế có lịch đặt sẵn. Chính vì vậy, mà những bất cập, hiện tượng sai phạm trong quá trình thực hiện TTHC tại địa phương thường không bộc lộ rõ, không thể hiện được tính xác thực của nó. Trong những năm gần đây công tác kiểm tra được thực hiện một cách quyết liệt thường xuyên. Đặc biệt, đã tổ chức kiểm tra đột xuất, không thông báo trước địa điểm, cũng như thời gian khiến cho công tác kiểm tra được khách quan. Tuy nhiên, công tác kiểm tra hiện nay đang chú trọng tập trung đi vào “chất lượng” tức là kiểm tra các hồ sơ giải quyết TTHC liên quan đến những vấn đề “nóng” như: tài nguyên - môi trường, quản lý đô thị...và hiệu quả của những đợt kiểm tra, giám sát đó vẫn chủ yếu dừng lại ở việc hướng dẫn, rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó, chế tài xử lý các vi phạm trong công tác giải quyết các TTHC vẫn chưa đủ mạnh. Muốn thực hiện tốt giải pháp này trước hết các cơ quan quản lý cấp trên thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra đơn vị cấp dưới, cơ quan chuyên môn cùng cấp tự kiểm tra hoạt động trong nội bộ, kiểm tra công vụ đối với hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý; Xây dựng những chế tài cụ thể để xử lý đối

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Thường xuyên tranh tra, kiểm tra đột xuất việc tiếp nhận và giải quyết TTHC tại bộ phận “Một cửa” trên địa bàn quận đưa ra biện pháp và hướng xử lý, điều chỉnh kịp thời.

Tăng cường vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc quận và Nhân dân trong việc tuyên truyền, động viên Nhân dân, tham gia công tác giám sát thực hiện công tác cải cách CCHC nói chung và thực hiện cải cách TTHC tại UBND quận thông qua kênh điều tra xã hội học đối với tổ chức, công dân có tham gia giải quyết TTHC tại địa phương; kiểm tra trực tiếp thông qua sổ sách ghi chép kết quả tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ tại bộ phận “Một cửa”.

Có thể nói, các biện pháp trên sẽ mang lại những thông tin khách quan, giúp cho lãnh đạo quận có hướng điều chỉnh thích hợp và đưa ra các quy định trong việc hoàn thiện quy trình giải quyết TTHC, bố trí, sắp xếp, phân công cán bộ hợp lý, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tại bộ phận “Một cửa”.

Cần có chế tài khen thưởng, kỷ luật trong công tác thanh tra, kiểm tra:

Khen thưởng kịp thời, động viên khuyến khích cán bộ, công chức có tâm huyết, có trách nhiệm đối với công việc; Xử phạt nghiêm minh cán bộ, công chức có các hành vi vi phạm đạo đức công vụ và gây khó khăn, phiền hà cho Nhân dân.

Thứ hai, tăng cường sự giám sát của Nhân dân: Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, mọi cấp, mọi ngành và của toàn thể Nhân dân. Nhiệm vụ CCHC nói chung và cải cách TTHC không nằm ngoài mục tiêu, chiến lược chung mà Nhà nước muốn hướng tới, trong đó có việc giám sát của Nhân dân đối với hoạt động cải cách TTHC và hoàn thiện quy trình thực hiện các TTHC

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

để Nhân dân có thể phát huy vai trò giám sát của mình trong hoạt động quản lý nhà nước, như: Luật Khiếu nại, tố cáo; các Nghị định của Chính phủ về quy chế tiếp công dân... Để Nhân dân có thể thực hiện quyền giám sát của mình chính là phải thường xuyên tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách và thông tin, kiến thức về CCHC và cải cách TTHC trên toàn địa bàn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, bằng nhiều hình thức như: truyền hình, báo chí, đài truyền, tờ rơi, phổ biến tại bảng tin của Tổ dân phố... Để công dân, tổ chức nắm bắt thông tin và tham gia giám sát quá trình thực hiện TTHC cũng như thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và công chức của bộ phận “Một cửa” nói riêng, cần thực hiện các công việc sau: công khai đường dây nóng, địa chỉ hòm thư trực tuyến, đặt máy khảo sát ý kiến người dân tại bộ phận “Một cửa”..., Đây là các kênh thông tin quan trọn giúp lãnh đạo cơ quan hành chính có thể nắm bắt và tiếp thu được những ý kiến đóng góp của tổ chức, cá nhân về quá trình giải quyết TTHC cũng như đánh giá được về năng lực, đạo đức cộng vụ của cán bộ, công chức và có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời nhằm phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại ubnd quận ba đình thành phố hà nội (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)