Tính an toàn trên trẻ e mở giai đoạn 2

Một phần của tài liệu Đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin Rotavin M1 do Việt Nam sản xuất (Trang 128 - 131)

Vắc xin Rotavin với liều 106,3FFU trên người lớn (giai đoạn I) được đánh giá an toàn, do vậy chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên trẻ em để đánh giá tính an toàn của vắc xin trên đối tượng này. Rotavin đồng thời được so sánh với vắc xin đang thương mại hoá Rotarix, dạng đông khô, do công ty GSK sản xuất. Rotavin không làm tăng đáng kể nồng độ men gan hay làm thay đổi các chỉ số máu, nồng độ urea trong máu so với Rotarix, giống như quan sát về thử nghiệm lâm sàng Rotarix trên thế giới [25,36,37]. Rotavin cho ít phản ứng

phụ, các phản ứng như quấy khóc, sốt xảy ra đồng đều ở các nhóm, có thể do các vắc xin khác mà trẻ đang sử dụng trong chương trình TCMR. Các phản ứng không mong muốn xảy ra chủ yếu sau liều 1 và giảm đi sau liều 2 và 3. Những phản ứng này cũng được ghi lại ở các thử nghiệm Rotarix ở nước ta cũng như trên nhiều nước ở cả nhóm uống vacxin và nhóm uống giả dược, cho thấy các phản ứng này là do sử dụng đồng thời các vắc xin khác ở trẻ. Tại Singapore, tỷ lệ trẻ có triệu chứng sốt trên 38oC sau khi uống đạt tới 25-30% sau mỗi liều vắc xin và không có sự khác nhau giữa nhóm uống vắc xin và nhóm giả dược [102]. Trong khi đó chủng vắc xin 89-12 (chủng gốc của Rotarix) mặc dù cho đáp ứng miễn dịch và bảo vệ cao, nhưng lại gây ra phản ứng sốt ở trẻ uống vắc xin [33,69]. Chủng này sau đó được tạo dòng và nuôi cấy trên tế bào để tạo chủng đồng nhất và giảm độc lực. Vắc xin Rotavin-M1 đã qua quy trình tách dòng và giảm độc lực bởi >30 lần nuôi cấy trên tế bào Vero. Như vậy có thể nói vắc xin Rotavin-M1 không gây sốt cho trẻ, tương đương với Rotarix.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi không có sự khác nhau về tỷ lệ trẻ có những triệu chứng không mong muốn giữa nhóm uống 2 liều và 3 liều vắc xin, tuy nhiên có thể do số trẻ tham gia nghiên cứu trong mỗi nhóm thấp. Một nghiên cứu tương tự ở Nam Phi trên Rotarix cho thấy tỷ lệ trẻ uống 2 liều Rotarix có một trong các triệu chứng như sốt, tiêu chảy, sổ mũi, ho trong vòng 15 ngày sau mỗi liều cao hơn ở nhóm uống giả dược[129]. Trong nghiên cứu này ở Nam Phi, tỷ lệ trẻ uống 2 liều vắc xin có một trong các triệu chứng không mong muốn trong vòng 43 ngày sau khi uống vắc xin cũng cao hơn tỷ lệ này ở trẻ uống 3 liều. Một điều đáng chú ý trong nghiên cứu này ở Nam Phi là tuổi của trẻ bắt đầu uống liệu trình 2 liều vắc xin là 10 tuần tuổi (trẻ uống liều thứ 2 vào 14 tuần tuổi), trong khi đó trong nghiên cứu của chúng tôi, trẻ uống liều đầu tiên khi 6-12 tuần (trung bình là 8 tuần tuổi). Việc trẻ em uống

liều 1 sớm hơn 2-4 tuần trong nghiên cứu này của chúng tôi so với nghiên cứu của Nam Phi có thể là lý do dẫn đến tỷ lệ các phản ứng phụ thấp hơn.

Trong nghiên cứu giai đoạn II, số ca tiêu chảy thấp, chủ yếu xảy ra sau liều 1 và không khác biệt giữa vắc xin Rotavin và Rotarix, tuy rằng có một số trường hợp tiêu chảy có RV trong phân khi sử dụng liều 106,3FFU. Đồng thời, virut vắc xin chỉ tìm thấy được trong phân của một số trường hợp tiêu chảy ở cả 2 nhóm uống Rotavin và Rotarix, điều đó cho thấy các nguyên nhân khác như chế độ ăn uống, nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng có thể dẫn đến tiêu chảy ở những trẻ này. Ở các thử nghiệm lâm sàng của Rotarix trên thế giới, tỷ lệ trẻ tiêu chảy sau các liều vắc xin là 6,82%, tương đương với tỷ lệ tiêu chảy trong nghiên cứu này. Rotarix với liều 105,6-106,8 CCID cũng có tỷ lệ tiêu chảy sau khi uống vắc xin từ 8,5%-11% khi vắc xin này thử nghiệm tại Mỹ và Canada.

Một khía cạnh an toàn khác là khả năng gây lồng ruột, liên quan đến vắc xin RRV-TV không được xem xét trong giai đoạn này do số lượng trẻ tham gia nghiên cứu nhỏ. Với nguy cơ trẻ bị lồng ruột sau liều 1 nhỏ (6/10,000), số lượng trẻ cần đạt là 10000 trẻ trở lên để có thể đánh giá được triệu chứng này [111]. Tuy nhiên có thể thấy rằng tỷ lệ trẻ bị đau bụng thấp, và không có trẻ nào cần nhập viện, bước đầu cho thấy vắc xin an toàn trong nhóm trẻ này. Cần có các nghiên cứu với số lượng trẻ uống vắc xin lớn hơn để đưa ra kết luận về có hay không khả năng vắc xin gây phản ứng phụ nghiêm trọng này. Các phản ứng nghiêm trọng khác đều không xảy ra ở nghiên cứu này.

Như vây, cả 2 hiệu giá virut trong vắc xin, 106 và 106,3FFU đều an toàn ở trẻ em với lịch uống 2-3 liều, cách nhau 1-2 tháng. Nghiên cứu về tính sinh miễn dịch của vắc xin cho phép đánh giá lịch và liều uống nào cho kết quả tốt nhất ở trẻ.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin Rotavin M1 do Việt Nam sản xuất (Trang 128 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)