Khảo sát việc ứng dụng một số kỹ thuật làm tăng năng suất thu nhận hoạt chất lên hệ thống nuôi cấy cây con tái sinh

Một phần của tài liệu Khảo sát quy trình thu nhận các hợp chất có hoạt tính sinh học từ việc nuôi cấy tế bào hai loài drosera (Trang 71 - 76)

Vt liu

Vt liu nuôi cy ban đầu: Chồi con Drosera được tái sinh bằng phương pháp nhân giống in vitro ở mục 2.1 có nguồn gốc từ một cây trưởng thành ban đầu ngoại trừ thí nghiệm khảo sát vòng đời.

Cht chun plumbagin: plumbagin 99,9% (Sigma Aldrich)

Tin cht, cht cm ng: phenylalanine, tyrosine, acid salicylic, cao nấm men (Merk).

Môi trường nuôi cyđiu kin nuôi cy: tương tự thành phần môi trường và điều kiện nuôi cấy in vitro đã liệt kê ở phần 2.1.1

Luận án Tiến sĩ Sinh học Trang 52 Phương pháp

Trừ các yếu tố được khảo sát, các yếu tố khác được cố định và giữ nguyên như trong điều kiện nuôi cấy đã nêu ở mục 2.1.1. Tất cả các thí nghiệm khảo sát việc ứng dụng các kỹ thuật tăng năng suất thu nhận hoạt chất trong cây con nuôi cấy ở mục này đều có cùng chỉ tiêu theo dõi là sự tăng trưởng và phát triển cây con thể hiện bằng khối lượng cây tươi và hàm lượng hoạt chất trong nguyên liệu nuôi cấy được xác định bằng phương pháp phổ tử ngoại (UV).

2.3.1 Kho sát vòng đời in vitro để xác định các giai đon tăng trưởng Drosera Vòng đời của Drosera in vitro được theo dõi tính từ khi hạt được gieo trong điều kiện nuôi cấy in vitro cho đến khi cây bắt đầu có phát hoa từ đỉnh sinh trưởng. Qúa trình này được chia làm 4 giai đoạn chính: (1) giai đoạn nẩy mầm, (2) giai đoạn tăng trưởng, (3) giai đoạn trưởng thành, (4) giai đoạn lão. Theo dõi và ghi nhận thời gian của từng giai đoạn ở mỗi cá thể trong một quần thể có cùng điều kiện nuôi cấy và trên cùng thành phần môi trường như đã trình bày ở mục vật liệu. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, mỗi lần là một quá trình nuôi cấy và theo dõi độc lập trên một quần thể gồm 15 hạt có khả năng nẩy mầm thành cây con trên các ống nghiệm khác nhau có cùng điều kiện nuôi cấy.

2.3.2 Kho sát điu kin nuôi cy thích hp cho s tăng trưởng và tích lũy hot cht ca cây con

2.3.2.1 Ảnh hưởng của hàm lượng khoáng đa lượng

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 5 nghiệm thức với hàm lượng khoáng đa lượng được thay đổi theo các tỷ lệ lần lượt là 1, 1/2, 1/4, 1/8, 0 so với hàm lượng khoáng đa lượng trong thành phần môi trường MS. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lại là 1 bình nuôi cấy chứa 100ml môi trường, mỗi bình cấy 10 mẫu cấy ban đầu.

Luận án Tiến sĩ Sinh học Trang 53 2.3.2.2 Ảnh hưởng của ánh sáng

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 3 nghiệm thức ánh sáng khác nhau: cây được chiếu sáng đầy đủ (cường độ ánh sáng 2800 ± 200 lux, thời gian chiếu sáng 16 giờ/ ngày), cây được chiếu sáng yếu hơn (cường độ chiếu sáng 800 ± 200 lux, thời gian chiếu sáng 16 giờ/ ngày) và cây được nuôi trong tối hoàn toàn. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lại là 1 bình nuôi cấy chứa 100ml môi trường và 10 mẫu cấy ban đầu.

2.3.2.3 Ảnh hưởng của pH môi trường

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 3 nghiệm thức môi trường có giá trị pH ban đầu khác nhau: 5,2 (môi trường acid hơn), 5,8 (môi trường thông thường của MS làm đối chứng), 6,4 (môi trường ít acid hơn). Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lại là 1 bình nuôi cấy chứa 100ml môi trường và 10 mẫu cấy ban đầu.

2.3.2.4 Ảnh hưởng của mật độ cá thể nuôi cấy

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 3 nghiệm thức có mật độ cá thể nuôi cấy ban đầu khác nhau: 5, 10, 15, 20, 25 mẫu /100ml môi trường trong bình nuôi cấy có cùng thể tích chứa. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lại là một bình nuôi cấy.

2.3.3 Kho sát tác động ca NAA lên s tăng trưởng và tích lũy hot cht ca cây con

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 6 nghiệm thức có nồng độ NAA bổ sung trong môi trường nuôi cấy ban đầu khác nhau: 0; 0,1; 0,5; 1;

2; 3mg/l. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lại là một bình nuôi cấy chứa 100ml môi trường với 10 mẫu cấy ban đầu.

Luận án Tiến sĩ Sinh học Trang 54 2.3.4 Kho sát tác động ca vic b sung tin cht lên s tăng trưởng và tích lũy

hot cht ca cây con

2.3.4.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung phenylalanine

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 6 nghiệm thức có nồng độ phenylalanine bổ sung trong môi trường nuôi cấy ban đầu khác nhau: 0, 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5mM; mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lại là một bình nuôi cấy chứa 100ml môi trường với 10 mẫu cấy ban đầu.

2.3.4.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung tyrosine

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 6 nghiệm thức có nồng độ tyrosine bổ sung trong môi trường nuôi cấy ban đầu khác nhau: 0; 0,1; 0,2;

0,3; 0,4; 0,5mM; mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lại là một bình nuôi cấy chứa 100ml môi trường với 10 mẫu cấy ban đầu.

2.3.5 Kho sát tác động ca vic s dng cht cm ng (elicitor) lên s tăng trưởng và s tích lũy hot cht

2.3.5.1 Ảnh hưởng của việc sử dụng chất cảm ứng acid salicylic

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, thừa số 2 nhân tố với 5 nồng độ acid salicylic khác nhau (0; 0,5; 1; 1,5; 2mg/l) và 4 khoảng thời gian cảm ứng khác nhau (5, 10, 15, 20 ngày), thời điểm bổ sung nhân tố cảm ứng được cố định khi nuôi cấy vật liệu đầu được 6 tuần tuổi (acid salicylic được bổ sung dưới dạng dung dịch sodium salicylate 1M sau khi lọc qua màng lọc vô trùng có đường kớnh 0,2àm). Thớ nghiệm cú tổng cộng 20 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lại là một bình nuôi cấy chứa 100ml môi trường với 10 mẫu cấy ban đầu.

2.3.5.2 Ảnh hưởng của việc sử dụng chất cảm ứng cao nấm men

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, thừa số 2 nhân tố với 5 nồng độ cao nấm men khác nhau (0; 0,5; 1; 1,5; 2mg/l) và 4 khoảng thời gian cảm ứng khác nhau (5, 10, 15, 20 ngày), thời điểm bổ sung nhân tố cảm ứng được

Luận án Tiến sĩ Sinh học Trang 55 cố định khi nuôi cấy vật liệu đầu được 6 tuần tuổi (cao nấm men được bổ sung dưới

dạng dung dịch hòa tan trong nước cất có nồng độ 1mg/1ml sau khi hấp vô trùng), với tổng cộng 20 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lại là một bình nuôi cấy chứa 100ml môi trường với 10 mẫu cấy ban đầu.

2.3.6 Kho sát tác động cm ng ca vic gây stress nitrogen lên s tăng trưởng và tích lũy hot cht

Trong thí nghiệm này, chúng tôi khảo sát ảnh hưởng của môi trường thiếu nitrogen như một tác nhân gây stress dinh dưỡng lên sự tăng trưởng và phát triển cũng như sự tích lũy hàm lượng hoạt chất của cây con. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 môi trường có thành phần nitrogen khác nhau:

(1) môi trường MS cơ bản có đầy đủ thành phần nitrogen (1650mg/l NH4NO3, 1900mg/l KNO3) làm đối chứng,

(2) môi trường MS cơ bản có thành phần nitrogen thiếu NH4NO3 (0mg/l NH4NO3, 1900mg/l KNO3),

(3) môi trường MS cơ bản hoàn toàn không có thành phần nitrogen (0mg/l NH4NO3, 0mg/l KNO3).

Thời điểm cảm ứng stress được cố định khi nuôi cấy vật liệu đầu được 6 tuần tuổi (mẫu cấy ban đầu sau khi được nuôi trong môi trường MS bình thường trong 6 tuần sẽ được chuyển sang môi trường mới với thành phần khác nhau). Thời gian cảm ứng được cố định trong 30 ngày, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lại là ba bình nuôi cấy chứa 100ml môi trường với 10 mẫu cấy ban đầu.

2.3.7 Kim chng hiu qu làm tăng năng sut thu nhn hot cht lên h thng nuôi cy cây con tái sinh ca các k thut đã kho sát

Ở mỗi kỹ thuật tăng sinh đã khảo sát, chọn nguyên liệu được tạo thành trong nghiệm thức được xác định là thích hợp nhất cho tăng sinh hoạt chất khi khảo sát bằng phương pháp phổ tử ngoại UV đem kiểm chứng lại bằng phương pháp HPLC.

Dựa trên kết quả định lượng HPLC, một lần nữa có thể đánh giá được hiệu quả của việc ứng dụng các kỹ thuật này.

Một phần của tài liệu Khảo sát quy trình thu nhận các hợp chất có hoạt tính sinh học từ việc nuôi cấy tế bào hai loài drosera (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(235 trang)