CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.3 Khái niệm về phát triển du lịch bền vững
Du lịch bền vững là khái niệm mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến, nâng cấp và hoàn thiện khái niệm du lịch của những năm 90 và thực sự được mọi người quan tâm trong những năm gần đây. Vào thời điểm đó, hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC) cho rằng: “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”. Khái niệm này chỉ ra rằng mội hoạt động du lịch ở hiện tại không được xâm phạm đến lợi ích của thế hệ tương lai và phải luôn tôn trọng đảm bảo duy trì hoạt động ấy một cách liên tục và lâu dài.
Theo định nghĩa mới của tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đưa ra tại hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janerio năm 1992: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm
mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng về sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”. Trong định nghĩa mới này thì du lịch bền vững đã được hiểu một cách đầy đủ hơn nó được xem xét trên cả ba lĩnh vực kinh tế – xã hội – môi trường.
Và mới đây nhất là hội nghị Bộ trưởng du lịch các nước Đông Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Việt Nam (từ ngày 11 tháng 6 đến ngày 20 tháng 6 năm 2004, tại thành phố Huế) đã đưa ra quan điểm về du lịch bền vững như sau: “Du lịch bền vững là việc phát triển du lịch nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại của du khách, ngành du lịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau, du lịch bền vững khả thi về kinh tế nhưng không phá huỷ môi trường mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương”.
Bảng 1.1: Loại hình du lịch phân loại theo khả năng tương thích với khái niệm du lịch bền vững.
STT Không tương thích Tương thích cao
1 Du lịch bờ biển có thị trường lớn. Du lịch sinh thái.
2 Kỳ nghỉ có tác động tiêu cực với môi trường tự nhiên.
Du lịch văn hóa, du lịch lịch sử.
3 Du lịch tình dục. Du lịch đô thị có sử dụng những khu vực trống.
4 Du lịch săn bắn và câu cá ở nơi được quản lý.
Du lịch nông thôn quy mô nhỏ.
5 Du lịch ở những nơi có môi trường nhạy cảm như rừng nhiệt đới, nam cực, bắc cực...
Kỳ nghỉ bảo tồn, trong đó du khách thực hiện công tác bảo tồn trong kỳ nghỉ của mình.
(Nguồn: Tài liệu du lịch bền vững – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đổng)
Bảng 1.2: So sánh du lịch bền vững và du lịch không bền vững.
STT Du lịch không bền vững Du lịch bền vững 1 Phát triển nhanh Phát triển chậm
2 Phát triển không kiểm soát Phát triển có kiểm soát 3 Quy mô không phù hợp Quy mô phù hợp 4 Mục tiêu ngắn hạn Mục tiêu dài hạn 5 Phương pháp tiếp cận theo
số lượng
Phương pháp tiếp cận theo chất lượng
6 Tìm kiếm sự tối đa Tìm kiếm sự cân bằng
7 Kiểm soát từ xa Địa phương kiểm soát
8 Chiến lược phát triển: Không lập kế hoạch, triển khai tùy tiện
Quy hoạch trước, triển khai sau
9 Kế hoạch theo dự án Kế hoạch theo quan điểm 10 Phương pháp tiếp cận theo lĩnh
vực
Phương pháp tiếp cận chính luận
11 Tập trung vào các trọng điểm Quan tâm tới cả vùng 12 Áp lực và lới ích tập trung Phân tán áp lực và lợi ích 13 Thời vụ và mùa cao điểm Quanh năm và cần bằng 14 Các nhà thầu bên ngoài Các nhà thầu địa phương 15 Nhân công bên ngoài Nhân công địa phương 16 Kiến trúc theo thị hiếu của khách
du lịch
Kiến trúc bản địa
17 Xúc tiến Marketing tràn lan Xúc tiến Marketing có tập trung theo đối tượng.
18 Nguồn lực: Sự dụng tài nguyên nước, năng lượng lãng phí
Sử dụng vừa phải tài nguyên nước, năng lượng
19 Không tái sinh Tăng cường tái sinh
20 Không chú ý tới lãng phí sản xuất Giảm thiểu lãng phí 21 Thực phẩm nhập khẩu Sản xuất tại địa phương
22 Tiền bất hợp pháp, không khai báo rõ ràng
Tiền hợp pháp
23 Nguồn nhân lực chất lượng kém Nguồn nhân lực có chất lượng 24 Khách du lịch: Số lượng nhiều Số lượng ít
25 Không có nhận thức cụ thể Có thông tin cần thiết bất kỳ lúc nào
26 Không học tiếng địa phương Học tiếng địa phương 27 Bị động và bị thuyết phục, bảo thủ Chủ động và có nhu cầu 28 Không ý tứ và kỹ lưỡng Thông cảm và lịch thiệp
29 Tìm kiếm du lịch tình dục Không tham gia vào du lịch tình dục
30 Lẵng lẽ, kỳ quặc Lặng lẽ, riêng biệt 31 Không trở lại tham quan Trở lại tham quan
(Nguồn: Tài liệu du lịch bền vững – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đổng) 1.3.2 Các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững
Những nguyên tắc phát triển du lịch bền vững không tách rời những nguyên tắc chung của phát triển bền vững. Nhưng tuy nhiên mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực trong cuộc sống lại có những mục tiêu, những đặc điểm riêng.
Do vậy mà ngành du lịch cũng có những nguyên tắc riêng của mình.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có định hướng tài nguyên rõ rệt và có nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành liên vùng, xã hội hóa cao.
Chính vì vậy mà sự phát triển du lịch bền vững đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung và đồng bộ của toàn xã hội. Phát triển du lịch bền vững luôn hướng tới việc đảm bảo được ba mục tiêu cơ bản sau:
Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế
Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường Đảm bảo sự bền vững về xã hội.
Để đảm bảo được ba mục tiêu trên thì phát triển du lịch bền vững cần tuân thủ 10 nguyên tắc
Một là: khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch một cách hợp lý Hai là: hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên du lịch và giảm thiểu chất thải từ hoạt động du lịch ra môi trường, đây là nguyên tắc quan trọng
Ba là: phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
Bốn là: phát triển du lịch phải luôn gắn liền với việc bảo tồn tính đa dạng tài nguyên và môi trường
Năm là: phát triển du lịch cần chú trọng đến việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương
Sáu là: khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch
Bảy là: thường xuyên trao đổi với cộng đồng địa phương và các đối tượng có liên quan đến việc phát triển du lịch
Tám là: luôn chú trọng việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và phát triển trong nền kinh tế thị trường
Chín là: tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch một cách có trách nhiệm Mười là: đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ.
Tóm lại, muốn du lịch phát triển bền vững thì nhất thiết phải tôn trọng các nguyên tắc cơ bản trên để không tổn hại đến môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, và môi trường xã hội.
Du lịch bền vững sẽ tác động tích cực đến đời sống xã hội và kinh tế.
Du lịch thực sự đóng vai trò quan trọng và là ngành mũi nhọn chỉ khi nó được phát triển một cách bền vững. Mặt khác cần triển khai các nguyên tắc trên trong toàn bộ hệ thống của nền kinh tế xã hội thì khi đó mới đem lại hiệu quả cao, hiệu quả tốt nhất.