Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh lâm đồng giai đoạn 2011 2020 (Trang 67 - 70)

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

2.2 Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng trên quan điểm phát triển bền vững

2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: gồm các tiện nghi lưu trú, ăn uống, các tiện nghi thể thao vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển và các tiện nghi phục vụ du lịch khác. Do vậy mà cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là một trong những thành phần quan trọng nhất của sản phẩm du lịch, là tiêu chí cho sự lựa chọn của du khách, là yếu tố tạo nên sự độc đáo khác biệt của sản phẩm du lịch, tạo dựng hình ảnh riêng cho một điểm du lịch.

a. Cơ sở lưu trú: gồm khách sạn, nhà nghỉ, motel, làng du lịch, khu du lịch, bungalow…Việc thiết kế, phát triển các loại hình cơ sở lưu trú hợp lý không những tạo ra sự độc đáo, hấp đẫn của điểm du lịch mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả

Cùng với xu hướng chung của cả nước hiện nay, do lượng khách ngày càng tăng nên các khách sạn, nhà trọ được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Ngành du lịch Lâm Đồng cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch.

Năm 2005, toàn tỉnh có 690 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 8.000, đến năm 2007 số lượng cơ sở lưu trú của toàn tỉnh là 767 cơ sở với tổng số phòng là 12.500 phòng, và đến năm 2010 số lượng cơ sở lưu trú du lịch đạt 694 với

tổng số 11.306 phòng. Đến cuối năm 2010, toàn tỉnh có 694 cơ sở lưu trú (với 11.306 phòng). Nhà nghỉ phục vụ kinh doanh sức chưa tối đa khoảng 48.000 khách/ngày – đêm, trong đó có 105 khách sạn được phân hạng từ 1 đến 5 sao với 3.270 phòng. Qua đó, ta thấy số lượng cơ sở lưu trú có bị giảm xuống, nguyên nhân là do một số doanh nghiệp kinh doanh đã chuyển đổi hình thức kinh doanh sang một lĩnh vực khác, ngoài ra do các khách sạn cùng hợp tác với nhau, lấy chung 1 tên thương hiệu...nhưng tất cả điều nhằm mục đích phục vụ du khách với chất lượng tốt nhất.

Thông tin cập nhập gần đây nhất vào 3 – 2010, số khách sạn được phân hạng từ 1 đến 5 sao tính đến tháng 3 – 2011 là 122 khách sạn, với tổng số phòng là 3.860 phòng. Nhìn chung, số lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn Đà Lạt – Lâm Đồng đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của du khách trong thời điểm hiện tại, có khả năng phục vụ một lượng lớn du khách trong cùng một thời điểm, đặc biệt là các dịp lễ tết, lễ hội. Công suất sử dụng phòng khách sạn nhìn chung còn thấp.

Sự phân bố hệ thống cơ sở lưu trú không đồng đều phụ thuộc khả năng khai thác du lịch từng khu vực. Hiện tại đa số phòng khách sạn tập trung ở Đà Lạt với hơn 10.000 phòng, còn lại rải rác ở thành phố Bảo Lộc (gần 240 phòng), Đức Trọng (gần 120 phòng).

Số lượng và chất lượng các dịch vụ phục vụ khách trong các khách sạn ngày càng được nâng cao, bao gồm: nhà hàng, vũ trường, massage – sauna, karaoke, internet, cửa hàng bán hàng lưu niệm, tennis, hồ bơi, tập thể dục, chăm sóc tóc, thẩm mỹ, phục vụ hội nghị – hội thảo..., nhiều cơ sở lưu trú còn tổ chức dịch vụ lữ hành để tổ chức các tour du lịch phục vụ du khách.

Trong năm 2010, Du lịch hội nghị – hội thảo cũng phát triển mạnh, hầu hết các khách sạn cao cấp từ 2 – 5 sao đều tham gia tổ chức nhiều sự kiện du lịch hội nghị – hội thảo, ước có trên 300 hội nghị – hội thảo trong nước và quốc tế đã được tổ chức với trên 15.000 lượt đại biểu tham dự.

690

47 715

54 767

69 675

79 673

85 694

105

0 100 200 300 400 500 600 700 800

2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm

Tổng số cơ sở lưu trú và số khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 đến 5 sao giai đoạn 2005 - 2010

Tổng số cơ sở lưu trú (Khách sạn - Nhà nghỉ) Khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 đến 5 sao (Khách sạn)

Nổi bật nhất là Lâm Đồng đã tổ chức thành công hội nghị Bộ trưởng năng lượng các nước ASEAN với hơn 500 đại biểu quốc tế tham dự vào tháng 7 – 2010.

Bảng 2.6 : Cơ sở lưu trú tại Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng) Biểu đồ 2.6: Biểu đồ thể hiện cơ sở lưu trú toàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn

2005 – 2010

b. Cơ sở ăn uống: gồm nhà hàng, quán cafe, quán rượu, quán ăn nhanh và các quán phục vụ ăn đêm… các tiện nghi phục vụ ăn uống có thể nằm trong cơ sở

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm

2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số cơ

sở lưu trú

KS – NN 690 715 767 675 673 694

KS tiêu chuẩn 1 đến 5 sao

KS 47 54 69 79 85 105

Số phòng Phòng 8.000 10.000 12.500 11.000 11.000 11.306

Công suất phòng

% 55 55 57,5 52 56 57

lưu trú nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp, giao lưu của khách đang lưu trú trong khách sạn hoặc các cơ sở ăn uống có thể nằm bên ngoài các cơ sở lưu trú, ở các điểm thăm quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí…nhằm phục vụ các đối tượng khách khác nhau có thể là khách du lịch, các tầng lớp dân cư địa phương.

Hiện nay, trong các khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao đều có nhà hàng phục vụ trên 10.000 chỗ ngồi đã đáp ứng được phần nào nhu cầu ăn uống của khách du lịch. Ngoài ra còn có 656 các quán ăn dịch vụ ăn uống và bếp ăn tập thể ở các huyện.

c. Các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí và các tiện nghi phục vụ du lịch khác: toàn tỉnh có 32 khu, điểm du lịch và hơn 60 điểm tham quan miễn phí (các danh thắng tự nhiên, các công trình kiến trúc cổ, cơ sở tôn giáo, làng nghề…) được đưa vào các tour du lịch nhằm tạo được sự đa dạng và phong phú cho các tour, tuyến du lịch trên địa bàn toàn tỉnh.

Trong giai đoạn này, một số khu điểm du lịch đã quan tâm đầu tư, nâng cấp mở rộng dự án, phát triển sản phẩm theo chiều sâu tạo nên sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch như: Khu du lịch rừng Madagui (mở rộng khu lưu trú, đầu tư khu vui chơi giải trí, xây mới nhà hàng), khu du lịch thác Đamb’ri (đầu tư khu lưu trú, làng dân tộc Mạ, hệ thống cáp trượt và nhiều dịch vụ khác), khu biệt điện Trần Lệ Xuân phục vụ khách tham quan một số công trình kiến trúc liên quan đến lịch sử gia đình bà Trần Lệ Xuân và các tài liệu lưu trữ của trung tâm lưu trữ quốc gia 4, Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học Rừng Hoa đưa vào điểm tham quan miễn phí khu trưng bày hoa tươi sấy khô nghệ thuật;

các khu, điểm du lịch khác cũng tích cực đầu tư tạo thêm sản phẩm dịch vụ như: Thung lũng vàng, Thung lũng tình yêu, Đồi Mộng Mơ, XQ – Đà Lạt sử quán, Công viên hoa Đà Lạt, Trúc Lâm Viên...

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh lâm đồng giai đoạn 2011 2020 (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)