Đối với trung tâm du lịch Thành phố Đà Lạt

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh lâm đồng giai đoạn 2011 2020 (Trang 94 - 99)

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

3.4 Đề xuất các giải pháp thực hiện việc phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2020

3.4.1 Đối với trung tâm du lịch Thành phố Đà Lạt

Dựa trên những đặc thù riêng mà thiên nhiên ban tặng cho thành phố hoa, tôi xin đưa ra các giải pháp cụ thể để nhằm phát triển du lịch bền vững thành phố hoa trong thời gian tới, nhằm mục tiêu đưa Đà Lạt – Lâm Đồng trở thành trung tâm du lịch lớn trong vùng, của cả nước, trong khu vực và trên cả thế giới.

3.4.1.1 Giải pháp thiết kế trồng hoa ở khu vực trung tâm thành phố Đà Lạt a. Đối với các tháp hoa

Hiện nay, ở khu vực trung tâm thành phố có gần 10 tháp hoa và cổng công viên được xây dựng bằng dàn sắt gắn đặt các chậu hoa. Với cách thiết kế như vậy chưa thực sự phù hợp với đặc thù của thành phố hoa về tính thẩm mỹ, chi phí chăm sóc bảo dưỡng tốn kém, che chắn tầm nhìn ảnh hưởng an toàn giao thông. Vì vậy, cần điều chỉnh, thiết kế thay thế các tháp hoa bằng các dàn hoa có tính thẩm mỹ cao, trồng các loại hoa dây leo từ dưới chân tháp bằng các chậu hoa để trên dàn như hiện nay nhằm tạo ra các hình khối hoa độc đáo của thành phố du lịch hoa.

b. Khu vực hồ Xuân Hương

Cần có những giải pháp tối ưu để quy hoạch tôn tạo cảnh quan xung quanh hồ Xuân Hương, đây là khu vực có tính nhạy cảm cao, có giá trị cảnh quan đối với cả khu vực trung tâm thành phố. Khu vực này, cần được quy hoạch phát triển không gian công cộng để phục vụ một số nhu cầu thư giãn nhu cầu của người dân và du khách như: vui chơi giải trí, tập luyện thể dục, dưỡng sinh, tham quan, đi bộ thư giãn…

c. Khu vực trung tâm thành phố

Khu vực trung tâm thành phố, được coi là một “không gian trong một biệt thự lớn” cần được trang trí, trồng các loại cây xanh, loài hoa quý, có hình dáng đẹp như: Vàng Anh, hoa Giấy, Đỗ Quyên, Lài hai màu, Mua Úc…

thường xuyên được chăm sóc, tạo dáng để tôn thêm vẻ đẹp của khu vực này.

Nhiều cơ quan, công sở trên địa bàn thành phố có diện tích mặt tiền lớn, vị trí tương đối đẹp như: văn phòng UBND tỉnh, Dinh II, Sofitel Dalat Palace, Đại học Đà Lạt, trường Kỹ thuật Lâm Đồng, sân Golf,… nhưng được xây dựng hàng rào với các khối bê tông nặng nề, thiếu tính thẩm mỹ. Để khắc phục vấn đề này, cần trồng các loại hoa dây leo lên hàng rào như: Vàng Anh, Hoa Giấy, Bìm Bìm, Rạng Đông, Tường Vi, Cát Đằng, Thiên Lý, Dây Bông Xanh, Mắt Nai…

Ở các Taluy dọc trục giao thông: thành phố Đà Lạt với địa hình đồi núi, chỗ cao chỗ thấp đã tạo nên cảnh quan không gian đẹp. Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa, mở rộng và phát triển hệ thống giao thông đô thị đã có những tác động tiêu cực đến cảnh quan, nhiều nơi đã bị đào bới, san lấp mặt bằng để làm đường, dẫn đến tình trạng làm biến dạng địa hình, sói lở, bê tông hóa đã tạo nên hình ảnh nặng nề, xơ cứng cảnh quan. Giải pháp khắc phục vấn đề này để làm đẹp cảnh quan đô thị là trồng các loại hoa bụi, dây leo phủ kín che lấp các khối bê tông hoặc rải hạt giống các loài cây hoa dại như: Bồ Công Anh, Forget Me Not, Thạch Thảo, Đồng Thảo… tạo thảm xanh chống xói mòn.

Tại các khu dân cư, chung cư cần vận động, hướng dẫn người dân trồng hoa, cây xanh, cây cảnh trong khuôn viên, trên hàng rào của mỗi nhà, từng hộ gia đình.

d. Giải pháp trồng hoa trên đường phố (không tính các công viên lớn như Yersin, Ánh sáng, Bà Huyện Thanh Quan, Vườn hoa thành phố...)

Khu Hoà Bình – Đường Lê Đại Hành – Nguyễn Chí Thanh – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Ba Tháng Hai – Trương Công Định – Tăng Bạt Hổ – Nguyễn Văn Trỗi – Phan Bội Châu – Nguyễn Thị Minh Khai… là những tuyến đường không còn quỹ đất công cộng để trồng hoa đường phố (ngoại trừ đường Lê Đại Hành và công viên Nguyễn Thị Minh Khai). Giải pháp trồng hoa đường phố chỉ có thể áp dụng thủ pháp lắp ghép hoa theo chủ đề (theo mùa hoặc các ngày lễ trong năm).

Để có thể sử dụng thủ pháp lắp ghép hoa một cách hiệu quả nên lựa chọn những mô hình phóng tác, cách điệu một cách nhẹ nhàng, hợp cách... để bố trí các chậu hoa, lá trang trí... Các mô hình lắp ghép đặt ở những vị trí phù hợp, không cản trở lưu thông trên vỉa hè; không nên trải thành lớp mà phải xây dựng các thiết kế mô hình theo các chiều không gian (rộng, sâu, cao) và đa dạng để tạo ấn tượng.

Chủng loại hoa sử dụng cần chọn lựa những mảng màu phù hợp với điều kiện thời tiết (ví dụ: mùa xuân, mùa hè nên chọn các loại hoa có màu sắc rực rỡ; mùa thu, mùa đông nên chọn các loài hoa có màu ấm áp, nhẹ nhàng…)

Các chủng loại hoa nên chọn là các chủng loại có khả năng cho nhiều hoa, bền, đa dạng về hình thái và màu sắc.

3.4.1.2 Giải pháp thiết kế trồng cây xanh trên các tuyến đường phố

Các tuyến đường trong khu vực này do đã hình thành và ổn định từ nhiều năm, không còn khả năng mở rộng do đó chỉ nên thiết kế trồng cây xanh cây tầng trung và tầng thấp

Cây tầng trung (cao 10 – 15m) được trồng với cự ly 8 –10m (hai nhà trồng 1 cây). Lưu ý trồng ngay tường ngăn giữa 2 nhà liên kế, tránh trồng trước ngõ nhà dân. Trồng trên lề đường cách mép đường 1 – 1,5m (lưu ý hệ thống hạ tầng dưới lề đường). Các tuyến đường cần trồng sớm là Phan Bội Châu – Nguyễn Chí Thanh – Phan Đình Phùng – Hai Bà Trưng – Hải Thượng – Phạm Ngọc Thạch – Thi Sách – Trần Bình Trọng – Yagoút – Hoàng Diệu – Nguyễn Văn Cừ …

Cây tầng thấp (cao 8 – 10m) trồng với cự ly 4 – 5m (cách mỗi nhà trồng 01 cây), trồng ngay tường ngăn giữa 2 nhà liên kế. Các tuyến đường cần tổ chức trồng cây là Nguyễn Văn Trỗi – Tăng Bạt Hổ – Trương Công Định – Ba Tháng Hai – Nam Kỳ Khởi Nghĩa…

Đối với những tuyến đường đã được trồng cây trong những năm qua với nhóm cây tầng thấp như hoa Ban, Mai anh đào, Mimoza… cần bổ sung

thêm các loại cây tầng trung và tầng cao để tăng tính đa đạng của cảnh quan và thực hiện được mục tiêu sử dụng cây trồng lâu năm.

3.4.1.3 Giải pháp trồng rừng Thông Đà Lạt

Cần xác định rừng Thông là 1 nguồn tài nguyên quý giá gắn liền với hình ảnh du lịch Đà Lạt, nếu rừng Thông mất đi hoặc mai một dần thì du lịch Đà Lạt sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh của mình. Do đó, cần phải áp dụng những chính sách cứng rắn trong việc bảo vệ rừng Thông nội ô Đà Lạt như:

Cấm chặt hạ những cây Thông đang sinh trưởng khoẻ mạnh trong thành phố. Những công trình xây dựng mới phải xây cách xa cây Thông ít nhất 1m. Cấm mọi hành vi xâm hại đến sự sinh trưởng của cây Thông trong đô thị (chặt rễ, gọt vỏ cây…)

Đối với những cây Thông có dấu hiệu già cỗi, bệnh có thể gây nguy hiểm cho tính mạng tài sản người dân thì cho phép chặt hạ nhưng phải có kế hoạch trồng bổ sung một cây thông từ 3 năm tuổi trở lên ngay hoặc gần vị trí cây Thông đã chặt hạ và giao cho người dân, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng (công ty quản lý công trình đô thị) chịu trách nhiệm chăm sóc. Thực hiện được điều đó mới khắc phục được tình trạng hình ảnh cây Thông mất dần tại các khu dân cư, rừng biến mất khỏi trung tâm thành phố do tiến trình đô thị hoá. (Vẫn duy trì việc áp dụng chính sách hiện nay là chặt hạ 1 cây Thông phải trồng mới 5 cây Thông khác.)

3.4.1.4 Giải pháp về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của con người thành phố Đà Lạt

Để những giá trị về văn hóa ứng xử của con người Đà Lạt có tác động tích cực đối với hoạt động du lịch, góp phần vào việc phát triển ngành kinh tế động lực của địa phương. Từ góc độ văn hóa du lịch, cần thực hiện một số nội dung sau:

Đưa tiêu chí về việc thực hiện lối sống, nếp sống lành mạnh thể hiện qua khuôn phép ứng xử trở thành một trong những tiêu chí cụ thể trong hương ước, quy ước xây dựng thôn, khu phố văn hóa trên địa bàn Đà Lạt.

Củng cố và xây dựng ý thức về văn hóa ứng xử bằng tuyên truyền, vận động nhân dân Đà Lạt nhất là thế hệ trẻ thực hiện nếp sống văn hóa trong giao tiếp, sinh hoạt; giữ gìn thuần phong mỹ tục ngay trong từng gia đình, tổ dân phố, khu phố thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, pa – nô, áp – phích,...

Giữ gìn và phát huy nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Đà Lạt đối với các hoạt động du lịch; xem văn hóa ứng xử là một điều kiện về kinh doanh du lịch bằng việc tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, tập huấn, tổ chức các sinh hoạt câu lạc bộ văn hóa cho nhân viên ngành du lịch và các hộ tiểu thương tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch...

Xây dựng tài liệu giảng dạy, tuyên truyền về truyền thống phong cách người Đà Lạt để tổ chức giảng dạy, tuyên truyền cho học sinh ở các cấp học từ phổ thông đến các trường dạy nghề du lịch; trong các khóa đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm du lịch trực tiếp và gián tiếp của ngành du lịch.

Tuyên truyền vận động người dân khi tham gia giao thông: xe máy, ô tô thực hiện nếp sống văn minh đô thị, phải hạn chế tốc độ và nhường đường cho người đi bộ băng qua đường hoặc các giao lộ ngã ba, ngã tư ở trung tâm thành phố. Vì hiện nay khách rất thích đi bộ ngắm cảnh thư giãn song vấn đề ý thức của các đối tượng tham gia giao thông chưa cao nên họ rất lo ngại về an toàn tính mạng.

Có qui định về tuyến đường, bãi đậu xe hợp lý cho các loại hình vận chuyển du lịch bằng xe ngựa, xe đạp đôi nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, mỹ quan thành phố và phục vụ thuận tiện cho khách du lịch.

Hướng dẫn và có qui chế xử phạt những hành vi phơi phóng quần áo trước mặt tiền nhà ở, khách sạn, nhà hàng, nhà trọ để đảm bảo mỹ quan chung cho thành phố du lịch.

Xử lý nghiêm và phạt nặng đối với những hành vi xả rác trên đường phố, khạc nhổ, phóng uế nơi cộng cộng và các hành vi xâm phạm đến cảnh

quan môi trường, chặt phá, bẻ, lấy cắp cây, hoa, cây cảnh trên đường phố, nơi công cộng.

Phát động phong trào và vận động xây dựng công sở văn minh, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thủ tục hành chính thuận lợi để tạo ra một đội ngũ cán bộ công chức ở các cơ quan quản lý nhà nước gương mẫu, thân thiện và có trách nhiệm đối với nhân dân và các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh lâm đồng giai đoạn 2011 2020 (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)