Đối với các Doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh lâm đồng giai đoạn 2011 2020 (Trang 105 - 111)

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

3.5.3 Đối với các Doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Các cơ sở kinh doanh cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, nghiêm cấm tuyệt đối không sử dụng, thuê mướn các hình thức “cò” để tranh giành khách. Cung cấp thông tin miễn phí về giá cả, sản phẩm, dịch vụ; hệ thống tour, tuyến, điểm tham quan; giải quyết khiếu nại, thắc mắc và bảo vệ quyền lợi cho khách; tư vấn và cung cấp các dịch vụ về du lịch.

Các cơ sở lưu trú, nhà hàng chấp hành nghiêm chủ trương, niêm yết công khai bảng giá cho thuê phòng, giá cả các dịch vụ và sơ đồ buồng phòng ở khu vực tiền sảnh cơ sở lưu trú. Đối với các khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 đến 5 sao cần thiết kế bảng ghi rõ các loại hình sản phẩm, dịch vụ mà cơ sở có phục vụ và giá cả đặt ngay mặt tiền cơ sở. Làm như vậy vừa giúp quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của mỗi cơ sở tiện lợi cho khách khi giao dịch vừa tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng. Cơ sở kinh doanh cam kết bán

đúng giá đã đăng ký và niêm yết. Các cơ sở cam kết tuyệt đối không được phá giá, nâng giá ép giá và bội tín trong kinh doanh.

Các khu du lịch cần nghiên cứu đầu tư chiều sâu theo chủ đề phù hợp với truyền thuyết, và đặc thù của từng khu du lịch nhằm tạo các sản phẩm đặc trưng và đa dạng ở mỗi điểm tham quan. Đưa các hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của khách về ban đêm và mùa mưa.

PHẦN KẾT LUẬN

Phát triển du lịch bền vững đang là một xu hướng tất yếu đối với ngành du lịch toàn cầu cũng như ở mỗi quốc gia. Theo quan điểm kinh tế học hiện đại, sản phẩm của dịch vụ du lịch không chỉ là sản phẩm hữu hình mà bao gồm cả những sản phẩm vô hình, hoặc cả hai. Theo tác giả Robert Ristie, trong tác phẩm Tourism International Business (Kinh doanh du lịch quốc tế), đã nêu rằng Du lịch có bốn chiều định vị, bao gồm: “Điểm hấp dẫn du lịch, các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, hoạt động vận chuyển du lịch, lòng hiếu khách của những người làm du lịch và cộng đồng dân cư địa phương”. Vấn đề cốt lõi mang tính nguyên tắc để định hướng cho hoạt động du lịch phát triển bền vững là bảo tồn, nâng cấp các nguồn lực, giá trị tài nguyên để vừa đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt; vừa đáp ứng các nhu cầu của thế hệ mai sau.

Với phương pháp tiếp cận toàn diện, đa ngành, với nhiều góc độ khác nhau, xem xét hoạt động du lịch là một hoạt động kinh tế mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; đề tài bước đầu đã giải quyết vấn đề nghiên cứu, tổng hợp về lý luận, cơ sở tiếp cận khoa học và trên cơ sở phân tích thống kê có tính thừa kế kết quả qua các đợt khảo sát, điều tra, hội thảo khoa học nhiều năm trước đây của các ngành chức năng.

Với kết quả quan sát điều tra thực tế, đánh giá tiềm năng và khả năng thu hút khách của các lợi thế về cảnh quan tự nhiên, tài nguyên nhân văn và các nội dung mà đề tài tiếp cận nghiên cứu, tôi đã đưa ra các giải pháp, đề xuất cụ thể trong từng vấn đề, từng lĩnh vực trong công tác quản lý liên ngành, một số ngành chức năng liên quan, UBND tỉnh, thành phố Đà Lạt, hiệp hội du lịch, và trách nhiệm cộng đồng của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn, người dân và khách du lịch vì sự nghiệp phát triển du lịch địa phương.

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Vì vậy, vấn đề nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, các ngành chức năng, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư về vị trí, vai trò của ngành du lịch là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với quá trình phát triển du lịch địa phương.

Tuy nhiên, như đã trình bày phần trước nội dung đề tài nghiên cứu là còn khá mới, phạm vi rộng, tính phức tạp lớn. Hơn nữa khả năng nghiên cứu của tác giả còn hạn chế. Vì vậy, chắc chắn đề tài sẽ còn nhiều thiếu sót cần có sự góp ý của Thầy, Cô và các cá nhân quan tâm đến du lịch Lâm Đồng.

Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, các ban ngành, các doanh nghiệp đã luôn giúp đỡ, cộng tác với tôi để thực hiện đề tài có chất lượng, hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. SÁCH, GIÁO TRÌNH:

[1]. ThS. Tạ Thị Hân Hoan. Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học.

Trường Đại Học YerSin (lưu hành nội bộ).

[2]. Ủy ban thường vụ quốc hội. Luật du lịch. NXB. Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2005.

[3]. Viện nghiên cứu phát triển du lịch. Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững Việt Nam. Hà Nội, 2001.

[4]. TS. Trần Văn Thông. Tổng quan du lịch. NXB. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2006.

[5]. PTS. Nguyễn Minh Tuệ - PGS.PTS Vũ Tuấn Cảnh – PGS.PTS Lê Thông – PTS Phạm Xuân Hậu – PTS Nguyễn Kim Hồng. Địa lý du lịch.

NXB. Thành phố Hồ Chí Minh, 1999.

II. TẠP CHÍ, CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:

[6]. ThS. Phạm Huỳnh Công. “Để bảo vệ môi trường du lịch”, Tạp chí du lịch Việt Nam, số tháng 6/2005

[7]. Sở Du lịch và Thương mại tỉnh Lâm Đồng. Đề tài: “Xây dựng môi trường du lịch nhằm đảm bảo phát triển du lịch Đà Lạt theo hướng bền vững”.

Đà Lạt, 2007.

[8]. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng. Đề tài: “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020”. Đà Lạt, 2009.

[9]. Nguyễn Văn Hoàng. “Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008 – 2015”. Khóa luận tốt nghiệp đại học. Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học lần 1. Đà Lạt, 06/2008.

[10]. Phạm Lê Thảo. “Môi trường tự nhiên với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, Tạp chí du lịch Việt Nam, số tháng 8/2005.

III. WEBSITE:

[11]. www.lamdong.gov.vn

[12]. daoduytuan.vnweblogs.com/post/3050/41651

[13]. www.itdr.org.vn/details_dtkh-x-15.vdl

[14]. www.sanctuaries.noaa.gov/.../pdfs/day1_concepts_manual_viet.pdf [15]. www.moitruongdulich.vn/index.php?...

[16]. www.tailieu.vn/xem-tai-lieu/danh-gia-du-lich-ben-vung.23093.html

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh lâm đồng giai đoạn 2011 2020 (Trang 105 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)