Định hướng tổng quát phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng gian đoạn 2011 – 2020

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh lâm đồng giai đoạn 2011 2020 (Trang 87 - 91)

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

3.2 Định hướng tổng quát phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng gian đoạn 2011 – 2020

3.2.1 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch

Từ những phân tích của thực trạng phát triển ở chương 2, chúng ta có thể phát triển loại hình và sản phẩm du lịch Lâm Đồng trong giai đoạn tới như sau:

Du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần Du lịch tham quan nghiên cứu Du lịch sinh thái

Du lịch thương mại, công vụ Du lịch thăm thân nhân

Loại hình du lịch khác: tour trăng mật, tour thám hiểm, du lịch giáo dục, du lịch mua sắm, vui chơi giải trí vào đêm…

3.2.2 Định hướng phát triển nguồn nhân lực

Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong ngành du lịch và các dịch vụ có liên quan, ưu tiên đào tạo nghề góp phần nhanh chóng nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch để nâng cao sức cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó tăng cường biện pháp giáo dục cộng đồng ở nơi có tài nguyên du lịch để nâng cao nhận thức về hoạt động môi trường và lợi ích do du lịch mang lại cho cộng đồng.

3.2.3 Định hướng đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật – cơ sở hạ tầng a. Cơ sở lưu trú: theo dự báo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đến năm 2020 nhu cầu cần thêm 23.700 phòng so với năm 2010. Để thực hiện được điều đó, ngoài phát triển số phòng khách sạn cần phải phát triển các loại hình lưu trú như Camping, Bungalow ở các khu vực du lịch sinh thái.

Bên cạnh đó cần phải phát triển thêm số phòng cao cấp đạt tiêu chuẩn 3 – 5 sao để đáp ứng nhu cầu của khách hạng sang, đặc biệt trong giới kinh doanh thương mại. Ngoài ra cần phải xây dựng thêm các bãi đỗ xe, hoặc các tầng hầm để đáp ứng yêu cầu đậu xe của du khách.

b. Cơ sở dịch vụ kèm theo: phát triển hệ thống nhà hàng, các khu hội chợ hội nghị, hội thảo để góp phần đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch Lâm Đồng, đối với khu vực triển lãm và hội nghị, hội thảo quốc tế cần phải gắn với khu trung tâm Đà Lạt, khu vực quanh hồ Xuân Hương để tạo nên một khu trung tâm mới hiện đại và mang màu sắc của Thành phố Hoa.

c. Công trình vui chơi giải trí: đầu tư nâng cấp, mở rộng hoạt động và tạo ra những loại hình vui chơi giải trí độc đáo, cao cấp và hiện đại đối với các điểm đã có hiện nay.

Đầu tư xây dựng thêm một số điểm vui chơi giải trí mới như Hồ Tuyền Lâm, thác ĐamBri, thác Pongour, Thác Bobla.

Ngoài ra cần phải đầu tư thêm vào hệ thống cơ sở hạ tầng về điện nước giao thông vận tải thông tin liên lạc…nhằm phục vụ tốt nhất cho du lịch của tỉnh trong thời gian tới.

3.2.4 Định hướng về Marketing

Nâng cao hiệu quả xúc tiến du lịch và thương mại, tranh thủ các nguồn lực, sự hỗ trợ của tổng cục du lịch và trung ương để đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch đến những thị trường du lịch trọng điểm quốc tế. Có kế hoạch xây dựng thương hiệu Đà Lạt là một điểm du lịch hấp dẫn, đồng thời xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp.

Xây dựng chương trình thông tin về giá cả hàng hóa, dịch vụ hàng ngày trên báo, đài phát thanh truyền hình để phục vụ du khách, ngoài ra nên hợp tác với các đài truyền hình của các tỉnh bạn nhằm quảng bá hình ảnh du lịch tỉnh Lâm Đồng đến với người dân cả nước.

3.2.5 Định hướng tổ chức không gian

Phát triển du lịch theo lãnh thổ Lâm Đồng theo giai đoạn 2011 – 2020 dựa trên sự điều chỉnh không gian kinh tế của tỉnh, những đánh giá bổ sung về tài nguyên, sự phát triển của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và khả năng khai thác tài nguyên. Tổ chức không gian du lịch như sau:

Cụm du lịch thành phố Đà Lạt và phụ cận: Cụm này được xác định là phần lãnh thổ phía Bắc của tỉnh với các huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Đam

Rông, Đơn Dương, 1 phần huyện Lâm Hà và thành phố Đà Lạt. Tính chất hoạt động của cụm là du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hóa, du lịch thương mại công vụ kèm theo các sự kiện đặc biệt (MICE), du lịch thăm thân nhân.

Các điểm du lịch được định hướng phát triển như sau: Hồ Xuân Hương, Hồ ĐanKia – Suối Vàng (Ankoret), Hồ Tuyền Lâm, Hồ Than Thở, Thung Lũng Tình Yêu, Thác CamLy, Đồi Mộng Mơ, Núi Langbiang….

Cụm du lịch thành phố Bảo Lộc và phụ cận: Xác định bao gồm thành phố Bảo Lộc và các huyện lân cận như Di Linh và Bảo Lâm nằm ở trung tâm tỉnh. Với đặc điểm tài nguyên bao gồm nhiều cảnh quan thiên nhiên như suối, thác... xác định với chức năng chính là du lịch sinh thái và du lịch cuối tuần với các hình thức tham quan, nghỉ dưỡng.

Cụm du lịch Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai: Cụm này thuộc phía Tây Nam tỉnh Lâm Đồng, với hệ thống tài nguyên đặc thù là khu rừng quốc gia Cát Tiên và di chỉ khảo cổ Phù Nam, đây là không gian hoạt động du lịch sinh thái và văn hóa, cần được quan tâm và đầu tư để phát triển một cách bền vững trong tương lai.

3.2.6 Định hướng bảo vệ và tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch

Du lịch phát triển thiếu bền vững nếu chỉ khai thác tài nguyên và môi trường mà không quan tâm tới việc bảo vệ và tôn tạo chúng, chính vì vậy việc đầu tư để bảo vệ môi trường du lịch và các tài nguyên là hướng đi ưu tiên nhằm phát triển du lịch một cách bền vững trong tương lai. Cụ thể như sau:

Phục hồi văn hóa cồng chiêng với việc xây dựng bản sắc, văn hóa lễ hội.

Tôn tạo, nâng cấp các điểm văn hóa di tích lịch sử, khôi phục và phát triển khu thánh địa Ba La Môn giáo của vương quốc cổ Phù Nam, tiếp tục phát triển các lễ hội văn hóa Trà, lễ hội Hoa.

Phát triển nghề thủ công mỹ nghệ để du khách có cơ hội tìm hiểu các làng nghề thủ công truyền thống và có thể mua được những mặt hàng mỹ nghệ lưu niệm chất lượng cao.

3.2.7 Định hướng trong thiết kế, quy hoạch trồng hoa và cây xanh (tập trung phát triển tại thành phố Đà Lạt – Lâm Đồng)

Hoa đường phố Đà Lạt phải bảo đảm được các yếu tố mỹ thuật và hài hoà với cảnh quan đô thị mang tính chất đồi núi.

Do đặc thù về điều kiện tự nhiên nên việc chọn lọc chủng loại hoa trồng đường phố phải đáp ứng được yêu cầu dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, có khả năng thích ứng với điều kiện thời tiết và ra hoa quanh năm.

Ưu tiên sử dụng cây hoa lưu niên, hạn chế sử dụng hoa ngắn ngày. Chú trọng đến sử dụng các giống loài hoa được xem là đặc trưng của địa phương.

Việc thiết kế, quy hoạch hoa đường phố, tiểu công viên, đảo giao thông, dải phân cách... phải mang tính mỹ thuật cao, màu sắc phải hài hòa với cảnh quan.

Cảnh quan đô thị mang tính linh động, tính đa dạng, tính thường xuyên, tính bền vững và tính kinh tế. Do đó, cần phải có sự xem xét đầy đủ các tính chất trên để có sự chọn lựa giải pháp tốt nhất trong thiết kế trồng cây xanh ở đô thị.

Cây xanh trồng đường phố phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật sau:

Phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, phát triển tốt trong điều kiện môi trường ô nhiễm (khói, bụi, tiếng ồn…), chi phí bảo dưỡng thấp.

Thân cây thẳng tự nhiên; có rễ trụ; cành không giòn, phân cành ở độ cao trung bình 4m, có khả năng tái sinh mạnh khi bị cắt tỉa; lá có màu sắc đẹp; không rụng lá hàng loạt; không có gai nhọn hoặc mủ độc; mùi hương dễ chịu, không quá gắt; khả năng tăng trưởng ở mức độ trung bình (cây tăng trưởng quá nhanh thì độ bền thấp, tăng trưởng quá chậm thì không mang lại hiệu quả mong muốn).

Với tính chất đồi núi, hệ thống giao thông không có điều kiện mở rộng, lề đường tương đối hẹp nên việc trồng cây xanh trên các tuyến đường phố phải chọn lựa các giải pháp thích hợp để vừa bảo đảm yêu cầu phát triển cây xanh, vừa bảo đảm các yếu tố kỹ thuật, hài hoà với cảnh quan và không phá vỡ kiến trúc cảnh quan.

Ví dụ: Áp dụng những nguyên lý vườn cổ Trung Quốc:

Lấy thiên nhiên làm gốc. Các yếu tố hình thành được bố trí hài hoà Bố cục theo kiểu đi ngắm cảnh. Cảnh vật được bố trí sao cho luôn thay đổi ở từng góc nhìn khác nhau

Dùng đá tạo thành những tác phẩm trang trí

Địa hình được nghiên cứu tỉ mỉ. Nước là một yếu tố không thể thiếu và thường dùng mặt nước làm trung tâm bố cục.

Dùng nhiều thủ pháp để gây ảo tưởng:

Tạo cảm giác: đồi vực xen kẽ thung lũng, đồng cỏ; cánh rừng thông tối xen lẫn rừng lá màu sáng…

Tạo ảo tưởng xa hơn, rộng hơn: dùng mặt nước phản chiếu, tấm lát đường từ thô đến mịn. Màu sắc từ nóng đến lạnh, cây cao từ ngoài và thấp đần vào trong…

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh lâm đồng giai đoạn 2011 2020 (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)