CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.2 Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng trên quan điểm phát triển bền vững
2.2.1 Hiện trạng khách du lịch
Số lượng khách du lịch và đặc điểm về thị trường khách là các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ phát triển du lịch của một khu, điểm, vùng du lịch hay là một quốc gia. Do những đặc trưng riêng của ngành mà việc nghiên cứu thị trường khách du lịch là khâu quan trọng nhất và không thể thiếu được trong việc nghiên cứu sự phát triển du lịch.
Các chỉ tiêu về khách phản ánh mức độ phát triển của điểm du lịch, sức hấp dẫn của điểm du lịch, xu hướng phát triển cũng như có thể kiểm nghiệm được việc phát triển thị trường khách hiện tại đã đúng định hướng chưa, có phù hợp với điểm du lịch không….
Nhờ chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước hoạt động kinh doanh du lịch Lâm Đồng khá phát triển: địa bàn hoạt động du lịch được mở rộng, các điểm danh thắng được tôn tạo, nâng cấp, các khu vui chơi giải trí được xây dựng, hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch được quan tâm đầu tư phát triển…nên đã thu hút đáng kể lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến với du lịch tỉnh Lâm Đồng. Đáng kể là khoảng 5 năm trở lại đây (2005 – 2010) tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 16,65%, đây thật sự là một dấu hiệu đáng mừng đối với du lịch tỉnh Lâm Đồng nói riêng và cả khu vực Miền Trung – Tây Nguyên nói chung.
Năm 2010 đã đón hơn 3 triệu lượt khách, tăng 2 lần so với năm 2005 và đạt 100% mục tiêu Nghị quyết đề ra; trong đó 163,5 ngàn lượt khách quốc tế; thời gian lưu trú của khách là 2,4 ngày; Công suất phòng bình quân khoảng 55%; Doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt hơn 4.500 tỷ đồng.
0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Khách quốc tế Khách nội địa Tổng số khách
Bảng 2.2: Lượng khách du lịch đến Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010 Đơn vị tính: Ngàn lượt khách
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng) Biểu đồ 2.1: Biểu đồ khách du lịch đến tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010 Đơn vị tính: Ngàn lượt khách Năm Tổng số khách du lịch Khách nội địa Khách quốc tế
Số lượng % tăng so với cùng kỳ năm trước
Số lượng % tăng so với cùng kỳ năm trước
Số lượng % tăng so với cùng kỳ năm trước
2005 1.560,9 15,62% 1.460,3 15,53% 100,6 16,97%
2006 1.848 18,39% 1.751 19,91% 97 - 3,57%
2007 2.200 19,05% 2.080 18,80% 120 23,71%
2008 2.300 4,45% 2.180 4,81% 120 0%
2009 2.500 8,69% 2.370 8,71% 130 8,33%
2010 3.115 24,60% 2.951 24,51% 163,5 25,77%
Lượng khách và tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 - 2010
3.115 2.500 2.300 2.200 1.848 1.560,9
15,62
18,39 19,05
4,45 8,69
24,6
0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Năm Tổng số lượt khách (ngàn lượt)
0 5 10 15 20 25 30 35
Tăng trưởng so với năm trước (%)
Tổng số lượt khách (ngàn lượt) Tăng trưởng so với năm trước (%)
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa lượng khách và tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2005 – 2010
Phân tích: Sự biến động lượng khách và tốc độ tăng trưởng hàng năm du lịch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010
Năm 2006 so với năm 2005: tốc độ tăng trưởng khách du lịch tăng 18,39% tương ứng với số khách tăng 287,1 ngàn lượt khách, trong đó khách nội địa tăng 290,7 ngàn lượt khách (tăng 19,91%) và khách quốc tế giảm nhẹ 3,6 ngàn lượt khách (giảm 3,57%).
Nguyên nhân, vào năm 2006 là lần đầu tiên Lễ hội văn hóa trà Việt Nam được tổ chức tại thành phố Đà Lạt và thị xã Bảo Lộc vào ngày 10 – 10 – 2006 (nay là thành phố Bảo Lộc) nên thu hút khá nhiều du khách nội địa đến với du lịch Lâm Đồng vì sự tò mà và muốn được sống trong không gian văn hóa trà, thưởng thức các loại trà đạo trên thế giới và các loại trà đặc sản trong nước. Tuy nhiên, cũng trong năm 2006 này xảy ra tình hình bạo động chính trị và khủng bố rất rầm rộ trên thế giới, ngoài ra còn xảy ra các hiện tượng dịch bênh lạ đã gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ trong lòng du khách nên số lượng du khách quốc tế đi du lịch cũng bị hạn chế, dẫn đến số lượt khách quốc tế đến Lâm Đồng cũng giảm so với cùng kỳ năm 2005, cụ thể giảm 3,6 ngàn lượt khách.
Năm 2007 so với năm 2006: tốc độ tăng trưởng khách du lịch tăng 19,05% tương ứng với số khách tăng 352 ngàn lượt khách, trong đó khách nội địa tăng 329 ngàn lượt khách (tăng 18,80%), khách quốc tế tăng 23 ngàn lượt khách (tăng 23,71%). Năm 2007 là năm lần thứ 2 lễ hội hoa Đà Lạt được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 22 – 12 – 2007, số khách du lịch nội địa và quốc tế đều tăng lên một cách đáng kể vì trước đó vào năm 2005, Lâm Đồng đã tổ chức khá thành công lễ hội hoa Đà Lạt lần thứ 1, tạo nên tiếng vang lớn và để lại nhiều ấn tượng và kỷ niệm đẹp trong lòng du khách nên số du khách quốc tế lẫn nội địa đã quay lại khá đông vào năm 2007.
Năm 2008 so với năm 2007: tốc độ tăng trưởng khách du lịch chỉ tăng 4,45% tương ứng số khách tăng 100 ngàn lượt khách, trong đó khách nội địa tăng 100 ngàn lượt khách (tăng 4,81%), lượng khách quốc tế không thay đổi so với năm 2007, vẫn giữ nguyên là 120 ngàn lượt khách. Vào năm 2008 bắt đầu nổ ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, làm cho nền kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới đều bị ảnh hưởng, thu nhập của người dân thấp hơn, dẫn đến việc chi tiêu cho các chuyến đi du lịch cũng bị hạn chế, khách đến với du lịch Lâm Đồng chủ yếu chỉ còn khách nội địa vì một phần họ bị thu hút bởi lễ hội văn hóa trà Lâm Đồng được tổ chức lần thứ 2, mặt khác do chi phí đi du lịch trong nước không quá cao nên du khách vẫn chấp nhận được với khả năng chi trả của họ , còn khách quốc tế thì họ cũng trở nên dè dặt hơn trong việc tổ chức các chuyến đi du lịch với nguồn tài chính đang bị eo hẹp của họ. Do vậy làm cho tình hình tăng trưởng của du lịch Lâm Đồng không được cao so với các năm trước.
Năm 2009 so với năm 2008: tốc độ tăng trưởng khách du lịch tăng 8,69% tương ứng với số khách tăng 200 ngàn lượt khách, trong đó khách nội địa tăng 190 ngàn lượt khách (tăng 8,71%), khách quốc tế tăng 10 ngàn lượt khách (tăng 8,33%). Dịch bệnh cúm A/H1N1 bùng nổ, các dịch bệnh lạ xuất hiện, đồng thời vẫn còn bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 nên số lượng du khách cũng chỉ tăng 8,69% so với năm 2008, thị
trường khách chủ yếu vẫn là khách nội địa, và khách quốc tế đã tăng thêm 10 ngàn lượt khách.
Năm 2010 so với năm 2009: độ tăng trưởng khách du lịch tăng 24,60%
tương ứng với số khách tăng 615 ngàn lượt khách, trong đó khách nội địa tăng 581 ngàn lượt khách (tăng 24,51%), khách quốc tế tăng 33,5 ngàn lượt khách (tăng 25,77%). Lễ hội hoa Đà Lạt diễn ra từ ngày 1 đến ngày 4 – 1 – 2010 là một trong những hoạt động văn hóa mở để chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội có sức hút lớn khách du lịch đến với Lâm Đồng trong năm 2010, cùng với đó là cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới đã dần đi vào giai đoạn kết thúc, do vậy khách du lịch nội địa cũng như khách du lịch quốc tế đến với tỉnh Lâm Đồng nói chung và thành phố ngàn hoa Đà Lạt nói riêng tăng đột biến, trong năm 2010 du lịch Lâm Đồng đã đón hơn 3.115 ngàn lượt khách, đạt doanh thu ước tính hơn 4.500 tỷ đồng, đây là một điểm móc quan trọng đánh dấu sự phát triển của du lịch tỉnh Lâm Đồng.
a. Khách quốc tế: Lượng khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng trong 5 năm qua (2005 – 2010) đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 10,85%/năm. Số liệu thống kê cho ta thấy lượng khách quốc tế đến Lâm Đồng có tăng nhưng không được cao và ổn định do ảnh hưởng bối cảnh chung về các dịch bệnh, thiên tai và ảnh hưởng của các cuộc khủng bố từ năm 2006 – 2008 trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, đáng chú ý là cơ cấu khách quốc tế trong tổng lượng khách đến du lịch Lâm Đồng có dấu hiệu giảm nhẹ dần từ 100,6 ngàn lượt khách năm 2005, chỉ còn 97 ngàn lượt vào năm 2006, sau đó trong 3 năm liên tiếp từ năm 2007 – 2009 chỉ đạt mức 120 đến 130 ngàn lượt khách mà thôi, so với tiềm năng du lịch của tỉnh thì khả năng thu hút khách du lịch quốc tế của chúng ta chưa được cao.
Số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng tăng 2,3 ngày năm 2005 lên 2,4 ngày năm 2010. Tuy vậy, vẫn còn thấp hơn so với các thành phố và địa phương khác trong cả nươc như Thành phố Hồ Chí Minh (3,5 ngày), Hà Nội (3,1 ngày)...
Khách quốc tế và tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 - 2010
163,5
130,0 120,0 120,0 100,616,9797,0
-3,57
23,71
0
8,33
25,77
0 50 100 150 200
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Năm
Khách quốc tế (ngàn lượt)
-5 0 5 10 15 20 25 30
Tăng trưởng so với năm trước (%)
Tổng số khách quốc tế (ngàn lượt)
Tăng trưởng so với năm trước (%)
Bảng 2.3: Lượng khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010 Đơn vị tính: Ngàn lượt khách
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng) Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa lượng khách quốc tế và tốc
độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2005 – 2010
Kết quả phân tích thị trường các năm qua cho ta thấy những thị trường khách du lịch quốc tế chủ yếu đến Lâm Đồng gồm có Pháp, Mỹ, Anh, Hà Lan, Singapore...
Nhìn chung, lượng khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng chưa được cao so với một số tỉnh thành khác trong cả nước. Nguyên nhân chính là nhu cầu của thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hiện nay thường quan tâm
Năm Khách quốc tế
Số lượng % tăng so với cùng kỳ năm trước
2005 100,6 16,97%
2006 97 - 3,57%
2007 120 23,71%
2008 120 0%
2009 130 8,33%
2010 163,5 25,77%
đến du lịch biển, tham quan các di tích lịch sử, văn hóa được công nhận là Di sản thế giới...Bên cạnh đó, một nguyên nhân chủ quan khác là Lâm Đồng vẫn chưa tạo ra những nước đột phá trong thu hút khách quốc tế bằng các sản phẩm du lịch với các dịch vụ, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu cao và khó tính của họ.
Cũng trong thời gian đó, từ năm 2008 – 2009 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch thế giới nói chung và hoạt động kinh doanh du lịch tại Việt Nam và Lâm Đồng nói riêng, làm cho nhu cầu đi du lịch của các du khách cũng bị hạn chế vì lý do tài chính, ngoài ra cộng hưởng với sự ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng chính trị đã ảnh hưởng mạnh đến thị trường du khách quốc tế đến với du lịch tỉnh Lâm Đồng.
Ngoài ra, do còn hạn chế về số lượng các chuyến bay đi và đến với Lâm Đồng nên chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách cũng gây hạn chế trong việc thu hút khách quốc tế.
Tuy nhiên, khi nhìn vào bảng số liệu thống kê trên, có thể nhận thấy được vào năm 2010 du lịch Lâm Đồng đã đón hơn 3.115 ngàn lượt khách, trong đó có đến 163,5 ngàn lượt khách quốc tế, tăng 25,77% so với cùng kỳ năm 2009. Để đạt được điều này, một phần là nhờ vào việc các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã ngày càng đa dạng và phong phú các sản phẩm dịch vụ du lịch, bên cạnh đó nhờ vào công tác xúc tiến du lịch Lâm Đồng đến các thì trường khách quốc tế, đặc biệt là các nước trong khu vực ASEAN đã được quan tâm thực hiện tốt hơn, ngoài ra trong năm 2010 cả nước có khá nhiều sự kiện văn hóa – xã hội mang tầm quốc gia đã được tổ chức như : Lễ hội 1000 năm Thăng Long, ...và các lễ hội khác được tổ chức trong tỉnh cũng đã góp phần thu hút du khách đến với du lịch tỉnh Lâm Đồng ngày càng tăng cao.
b. Khách nội địa: khác với khách quốc tế, khách nội địa liên tục tăng từ năm 2005 đến năm 2010, với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 15,53%. Nguyên nhân một phần là do nhu cầu tham quan nghĩ dưỡng của người dân trong cả nước, đặc biệt là từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các thành phố lớn
Khách nội địa và tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 - 2010
2.951 2.370 2.180 2.080 1.751
1.460,3 15,53
19,91 18,8
4,81 8,71
24,51
0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Năm
Khách nội địa (ngàn lượt)
0 5 10 15 20 25 30
Tăng trưởng so với năm trước (%)
Khách nội địa (ngàn lượt)
Tăng trưởng so với năm trước (%)
khác trong cả nước...ngày càng cao; bên cạnh đó là việc ngành du lịch Lâm Đồng chú trọng phát triển du lịch nghĩ dưỡng cuối tuần, du lịch trăng mật và đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và du lịch nông thôn ở thành phố Đà Lạt...phù hợp với thị hiếu của khách du lịch trong nước. Điều đó có nghĩa rằng, trong tương lai gần thị trường khách nội địa sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phat triển của du lịch Lâm Đồng, nếu như chúng ta có được những định hương đúng đắn trong đường lối phát triển du lịch một cách bền vững.
Bảng 2.4: Khách du lịch nội địa đến Lâm Đồng, giai đoạn 2005 – 2010 Đơn vị tính: Ngàn lượt khách
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng) Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa khách nội địa và tốc độ tăng
trưởng hàng năm giai đoạn 2005 – 2010
Năm Khách nội địa
Số lượng % tăng so với cùng kỳ năm trước
2005 1.460,3 15,53%
2006 1.751 19,91%
2007 2.080 18,80%
2008 2.180 4,81%
2009 2.370 8,71%
2010 2.951 24,51%
Đối với thị trường khách nội địa, lượng khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh chiếm 60,5%, từ các tỉnh ở miền Đông Nam Bộ 9,0%, các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long 15,5%, Hà Nội – Hải Phòng 7,8%...
Số ngày lưu trú trung bình của khách nội địa khá cao 2,3 ngày – 2,4 ngày (từ năm 2005 – 2010), cao hơn so với Hà Nội 2,0 ngày, Bình Thuận 1,4 ngày, Khánh Hòa 1,8 ngày, Thành phố Hồ Chí Minh 1,9 ngày...
Hiện nay, khách du lịch đến Lâm Đồng chủ yếu tập trung ở khu vực Đà Lạt và phụ cận (chiếm khoảng trên dưới 90%). Trong tương lai, để giảm áp lực lên tài nguyên và môi trường ở khu vực Đà Lạt và phụ cận, chúng ta cần phải đầu tư phát triển đồng bộ các khu vực khác như Bảo Lộc, Cát Tiên. Tuy nhiên Đà Lạt và phụ cận vẫn là cụm du lịch chính, thu hút phần lớn du khách đến với Lâm Đồng.
Trong định hướng phát triển du lịch của tỉnh một mặt vừa thu hút ngày càng nhiều khách du lịch mặt khác tỉnh sẽ xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp để lưu giữ khách ở lại dài ngày và tăng khả năng chi tiêu của khách từ đó tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch hơn nữa trong tương lai.