CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.4 Các tiêu chí phát triển du lịch bền vững
1.4.3 Sự bền vững về xã hội
1.4.3.1 Tạo việc làm cho cộng đồng địa phương
Nếu như việc thu hút khách du lịch quốc tế chủ yếu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế thì việc thu hút khách du lịch nội địa còn có ý nghĩa tạo điều kiện phân phối lại thu nhập giữa các thành phần lao động trong xã hội, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội, hỗ trợ tích cực cho các chương trình cứu trợ của Chính Phủ như các chương trình xóa đói giảm nghèo, nâng cao nhận thức cho cộng đồng….Như vậy đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công mục tiêu đặt ra của phát triển bền vững cả dưới góc độ về kinh tế và xã hội.
1.4.3.2 Mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương đối với hoạt động du lịch Hoạt động phát triển du lịch sẽ bền vững nếu có sự ủng hộ của cộng đồng, địa phương. Chính vì vậy mức độ hài lòng của cộng đồng với hoạt động du lịch sẽ phản ánh trạng thái bền vững của hoạt động du lịch trong phát triển.
Để đạt được sự hài lòng của cộng đồng thì vai trò của cộng đồng phải được phát huy cũng như đem lại lợi ích cho cộng đồng, cụ thể là:
Phát huy được vai trò của cộng đồng trong xây dựng, triển khai quy hoạch phát triển du lịch
Phát huy vai trò của cộng đồng trong giám sát thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn
Tăng cường quy mô và mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch
Phúc lợi chung của cộng đồng được nâng lên.
Để xác định được dấu hiệu này cần tiến hành điều tra phỏng vấn cộng đồng. Từ đó sẽ căn cứ vào kết quả điều tra để điều chỉnh hoạt động sao cho phát triển hoạt động du lịch mang tính bền vững hơn từ góc độ xã hội.
1.4.3.3 Mức đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế – xã hội của địa phương
Hiện nay du lịch được xem là ngành kinh tế tạo nguồn thu ngoại tệ to lớn cho đất nước, thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành khác có liên quan.
Tuy nhiên một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững của du lịch là việc đóng góp phát triển kinh tế xã hội các địa phương nơi có du lịch phát triển. Chính vì vậy một trong những đấu hiệu nhận biết về tính bền vững trong phát triển du lịch là mức đóng góp cho phát triển xã hội ở các địa phương từ nguồn thu nhập du lịch.
Bảng 1.3: Tóm tắt các tiêu chí chung cho phát triển du lịch bền vững.
STT Tiêu chí Cách xác định
1 Tỷ lệ GDP du lịch/GDP toàn tỉnh
M = GDP du lịch/GDP toàn tỉnh
M càng cao, thì du lịch càng gần mục tiêu phát triển bền vững
2 Chất lượng nguồn nhân lực
Thể hiện thông qua chất lượng sản phẩm dịch vụ chào bán cho du khách và sự chuyên nghiệp của nhân viên
3 Sự thỏa mãn của du khách
Mức độ thỏa mãn của khách du lịch, dựa trên số lần quay lại của du khách và mức chi tiêu của du khách
4 Hoạt động tuyên truyền quảng bá
Được đánh giá thông qua việc thu hút du khách, hình ảnh du lịch được nhiều người biết đến.
5 Số lượng các khu, điểm du lịch được bảo vệ
Thể hiện thông qua nguồn vốn đầu tư để bảo vệ, tôn tạo các khu điểm du lịch.
6 Quá trình lập quy hoạch Có các kế hoạch nhằm phục vụ cho điểm du lịch (kể cả các yếu tố du lịch)
7 Sự thỏa mãn của cộng đồng địa phương
Thu nhập và mức sống của người dân địa phương được tăng lên cả về vật chất lẫn
(Nguồn: Tài liệu du lịch bền vững – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đổng) Bảng 1.4: Hệ thống chỉ tiêu dùng để đánh giá nhanh
tính bền vững của phát triển du lịch
STT Chỉ tiêu Các xác định
1 Bộ chỉ tiêu về đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
Tỷ lệ % số khách trở lại/tổng số khách
Số ngày lưu trú bình quân/đầu du khách
Tỷ lệ % các rủi ro về sức khỏe (bệnh tật, tại nạn) do du lịch/tổng số khách
2 Bộ chỉ tiêu để đánh giá tác động của du lịch lên hệ sinh thát tự nhiên – môi trường
% chất thải chưa được thu gom và xủ lý
Lượng điện tiêu thụ/du khách/ngày (tính theo mùa)
Lượng nước tiêu thụ/du khách/ngày(tính theo mùa)
% diện tích cảnh quan bị xuống cấp do xây dựng/tổng diện tích sử dụng do du lịch
% số công trình kiến trúc không phù hợp với kiến trúc bản địa (hoặc cảnh quan)/tổng số
tinh thần.
8 Áp lực lên điểm, khu du lịch
Số du khách viếng thăm điểm du lịch(
tính theo năm, tháng cao điểm) 9 Quản lý chất thải Phần trăm đường cống thoát nước tại
điểm du lịch có xử lý (chỉ số phụ có thể là giới hạn kết cấu của năng lực cơ sở hạ tầng của điểm du lịch, ví dụ như cấp nước, bãi rác)
10 Đóng góp của du lịch và kinh tế địa phương
Sự thúc đẩy các ngành kinh tế khác trong tỉnh cùng phát triển, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, đóng góp vào GDP toàn tỉnh
công trình
Mức độ tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật quý hiếm
3 Bộ chỉ tiêu đánh giá tác động lên phân hệ kinh tế
% vốn đầu tư từ du lịch cho các phúc lợi xã hội của địa phương so với tổng giá trị đầu tư từ các nguồn khác
Chỉ số GDP du lịch
Tính trách nhiệm trong hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch
4 Bộ chỉ tiêu đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ xã hội – nhân văn
Mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương đối với hoạt động du
Mức đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế – xã hội của địa phương lịch
Tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch
Số người ăn xin/tổng số dân địa phương
% số chỗ làm việc trong ngành du lịch dành cho người địa phương so với tổng số lao động địa phương
(Nguồn: Tài liệu du lịch bền vững – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đổng)