Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của các bên liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, tỉnh yên bái (Trang 26 - 30)

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.3.1. Đặc điểm tự nhiên

1.3.1.1. Vị trí địa lý, diện tích và ranh giới

Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu thuộc địa phận của bốn xã phía Nam của huyện Văn Yên: xã Nà Hẩu, xã Đại Sơn, xã Mỏ Vàng và xã Phong Dụ Thượng.

Cách trung tâm thị trấn Mậu A, Huyện Văn Yên 30 km.

Hình 1.1: Bản đồ quy hoạch phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu Giai đoạn 2013-2020

Vị trí địa lý như sau:

Từ 104º23’ đến 104º40’ kinh độ Đông Từ 21º50’ đến 22º01’ vĩ độ Bắc

Phía Bắc giáp các xã Xuân Tầm, Tân Hợp, Đại Phác huyện Văn Yên.

Phía Đông giáp xã Viễn Sơn huyện Văn Yên.

Phía Đông – Nam giáp huyện Trấn Yên Phía Nam giáp huyện Văn Chấn

Phía Tây và Tây – Nam giáp huyện Mù Cang Chải.

Phía Tây Bắc giáp huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Tổng diện tích tự nhiên khu vực 4 xã là 43.850ha, chiếm 31,6% tổng diện tích (27 xã) toàn huyện.

1.3.1.2. Địa hình - địa thế

Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu nằm trong vùng địa hình đồi núi trung bình và cao thuộc lưu vực sông Hồng của dãy Hoàng Liên Sơn. Nhìn toàn cảnh, các dãy núi cao phổ biến từ 1000-1400m, chạy theo hướng từ Tây – Bắc đến Đông – Nam và thoải dần về phía Đông – Bắc. Cao nhất trong khu vực là đỉnh núi ở phía Nam, là điểm tiếp giáp ranh giới giữa Nà Hẩu – Phong Dụ Thượng và Văn Chấn, cao khoảng 1783m. Tiếp đến là đỉnh phía Bắc thuộc Núi Khe Vàng cao 1412m, là điểm tiếp giáp ranh giới của ba xã Xuân Tầm, Đại Sơn và Phong Dụ Thượng.

Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu là đầu nguồn của hai lưu vực suối lớn chảy theo hướng Bắc đổ ra sông Hồng, đó là lưu vực Ngòi Thia trên địa phận ba xã Nà Hẩu, Đại Sơn và Mỏ Vàng, lưu vực thứ hai trên địa phận xã Phong Dụ Thượng thuộc Ngòi Hút. Phân chia giữa hai lưu vực này chính là dãy núi cao 1000m nối 2 đỉnh cao nhất kể trên, là ranh giới giữa Phong Dụ Thượng với Nà Hẩu và Đại Sơn.

Khu vực có các kiểu địa hình chính sau đây:

- Kiểu địa hình núi cao (N1);

- Kiểu địa hình Núi trung bình (N2);

- Kiểu địa hình Núi thấp (N3);

- Kiểu địa hình Đồi (Đ);

- Kiểu địa hình thung lũng (T);

1.3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng

Theo tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam năm 1984 cho biết: Khu vực KBT có quá trình hình thành và phát triển địa chất rất phức tạp. Toàn vùng có cấu trúc dạng nếp lồi. Nham thạch gồm nhiều loại và có tuổi khác nhau nằm xen kẽ.

Được hình thành trong điều kiện địa chất phức tạp vời nhiều kiểu dạng địa hình và đá mẹ khác nhau, nên có nhiều loại đất được hình thành trong khu vực. Chủ yếu gồm các loại đất Feralit với tầng đất được phong hoá từ đá trầm tích, đá mác ma và đá vôi. Do khí hậu nóng ẩm tạo nên tầng đất dày với các khoáng vật khó phong hoá như Thạch anh và Silíc. Thành phần cơ giới chủ yếu từ trung bình đến nặng.

Những nhóm loại đất chính có trong khu vực gồm:

Đất alít có mùn trên núi cao, được hình thành trong điều kiện mát ẩm, độ dốc lớn, không đọng nước, tầng mùn nhiều, phân bố trên các đỉnh núi cao trên 1400m, chủ yếu tập trung ở phía Nam của Khu bảo tồn.

Đất feralit có mùn trên núi cao và núi trung bình, được hình thành trong điều kiện ẩm mát, không có kết von và nhiều mùn. Nhóm loại đất này phân bố tập trung ở các đai độ cao từ 700m đến 1400m.

Đất feralit đỏ vàng phát triển trên vùng đồi và núi thấp, được hình thành với quá trình feralitic rất mạnh và điển hình, màu sắc phụ thuộc vào đá mẹ và độ ẩm.

Nhóm loại đất này phân bố chủ yếu ở độ cao dưới 700m. Thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, tầng đất dầy, ít đá lẫn, đất đai khá màu mỡ, thích hợp cho nhiều loại cây trồng.

Đất dốc tụ chân đồi và ven suối, là loại đất tốt, thích hợp với việc canh tác nông nghiệp, phân bố chủ yếu ở vùng thấp dưới 400m hoặc vùng thung lũng và bồn địa. Đất có tầng dày, màu mỡ.

Đất biến đổi do trồng lúa, là loại đất bị biến đổi do canh tác lúa nước, đất chua, quá trình glây hoá mạnh.

1.3.1.4. Khí hậu, thủy văn

* Khí hậu

Khí hậu khu vực Nà Hẩu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới núi cao, hàng năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng tư đến tháng 10, thời tiết nóng và ẩm.

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh và khô. Sau đây là số liệu các chỉ tiêu khí hậu cơ bản tại hai trạm quan trắc gần nhất là Trạm Khí tượng Văn Chấn và Lục Yên. [16]

Bảng 1.1: Số liệu về các chỉ tiêu khí hậu cơ bản

Chỉ tiêu \ Trạm Văn Chấn Lục Yên

Tổng bức xạ (kcl/cm2) 147 147

Lượng mây (số phần 10) 8 8

Tổng số giờ nắng (giờ) 1585.1 1519.1

Vận tốc gió TB (m/s) 1 1.1

Nhiệt độ TB (0C ) 22.2 22.6

Nhiệt độ tối cao (0C) 41.2 39.9

Nhiệt độ tối thấp (0C) 0 0

Nhiệt độ tối cao TB (0C) 27.1 27.3

Nhiệt độ tối thấp TB (0C) 19.2 19.8

Biên độ nhiệt (0C) 7.9 7.6

Lượng mưa TB (mm) 1547.4 2126.1

Số ngày mưa (ngày) 129.4 172.3

Độ ẩm không khí (%) 84 86

Độ ẩm không khí tối thấp (%) 62 65

Lượng bốc hơi (mm) 778.2 700.2

Số ngày sương mù (ngày) 27.54 49.8

Số ngày sương muối (ngày) 0 0

Kinh độ 104.52 E 104.72 E

To độ trm Vĩ độ 21.60 N 22.08 N

Độ cao hải bạt 257,0m 80,0m

* Thuỷ văn

Với lượng mưa tương đối cao và số ngày sương mù trong năm khoảng 40 ngày cho nên nguồn nước trong khu vực tương đối dồi dào. Các con suối chính thường có nước quanh năm. Lượng nước đảm bảo cho sinh hoạt cũng như sản xuất nông nghiệp ở các xã. Tuy nhiên, vùng thượng nguồn các con ngòi, suối thường dốc nên vào mùa mưa có thể sảy ra lũ quét.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của các bên liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, tỉnh yên bái (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)