Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Thực trạng quản lý bảo vệ rừng Tại KBTTN Nà Hẩu
3.3.4. Khai thác lâm sản ngoài gỗ ( LSNG)
Theo định nghĩa, Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm không phải gỗ có nguồn gốc sinh vật được khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng, và có nhiều giá trị sử dụng khác nhau như: Cung cấp thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho ngành thủ công mỹ nghệ, dược liệu, bảo tồn các khu rừng, lưu vực sông, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn và đa dạng sinh học … Trước đây người dân khai thác LSNG chủ yếu đáp ứng nhu cầu tại chỗ nên ít ảnh hưởng tới đa dạng sinh học. Hiện nay những hoạt động buôn bán đã tạo cơ hội cho các sản phẩm từ rừng trở thành hàng hoá, đặc biệt là các loại cây thuốc quý, hiếm và động vật hoang dã. Giá trị của các loại hàng hoá này không nhỏ so với các hoạt động sản xuất khác, nên đã đặt một số người dân vào vị trí là người tham gia khai thác cung cấp lâm sản
3.3.4.1. Hoạt động khai thác măng, rau rừng
Măng, nấm, mộc nhĩ được người dân thu hái để sử dụng và bán. Không chỉ những người dân sống trong khu bảo tồn thu hái mà cả người dân ngoài vùng đệm.
3.3.4.2. Cây thuốc
Người dân địa phương đặc biệt là người dân tộc thiểu số thường thu hái các loại thảo dược để dùng cho mục đích chữa bệnh. Nói chung việc thu hái cây thuốc của các thầy lang là không nhiều lắm và không ảnh hưởng nhiều đến sự đa dạng sinh học và sự bền vững vì nó phụ thuộc vào nhu cầu của người bệnh đi tìm thầy lang. Tuy nhiên, một tác nhân lớn gây ảnh hưởng đến sự phục hồi của các loại cây thuốc là hoạt động thu mua cây thuốc quý như Ba kích, Sâm cau, Sâm trâu, khúc khắc, Hoàng đằng, Huyết đằng, Tầm gửi, Cỏ kim tuyến,...của các tay buôn. Họ gom hàng và chuyển đi tiêu thụ ở nơi khác hoặc bán sang Trung Quốc.
3.3.4.3. Săn bắt động vật rừng
Tất cả các loài thú, rùa, rắn và một số loài chim đều là đối tượng bị săn bắt.
Những người này săn bắt bằng nhiều cách khác nhau: bằng súng kíp, Súng tự chế, bẫy dặt trên mặt đất và bẫy bằng đèn ánh sáng. Các loài hiện nay thường bị săn bắt hoặc gài bãy là các loài thú như Chồn, Sóc, Dúi, Cầy, Hươu, Nai, Rắn, Rùa và các loài chim.
Kết quả nghiên cứu về mức độ và nhu cầu LSNG của các HGĐ tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp ở Bảng 3.13.
Bảng 3.13: Mức độ khai thác và nhu cầu sử dụng LSNG tại khu vực nghiên cứu
Hình 3.4. Số hộ tham gia khai thác LSNG theo thành phần dân tộc Nhận xét:
Kết quả điều tra cho thấy, có 4 dạng LSNG được sử dụng phổ biến ở địa phương đó là: Cây thuốc; Măng rừng; Rau củ, quả và săn bắt chim, thú rừng. Có 71 HGĐ tham gia các hoạt động khai thác LSNG trên (chiếm 59,2%), trong số này có 78,9% số hộ khai thác rau rừng phục vụ sinh hoạt hàng ngày, 36,6% số hộ
khai thác măng trong mùa măng, 28% số hộ tham gia săn bắt chim, thú rừng (11,3% số hộ bán sản phẩm săn bắt, số còn lại phục vụ sinh hoạt). Có 17 HGĐ (23,9%) tham gia khai thác cây thuốc trên rừng phục vụ nhu cầu trong năm và hoạt động này chỉ xuất hiện ở cộng đồng người Dao.
Một số cây thuốc được người dân sử dụng nhiều đó là: Cây cộng sản, khúc khắc, hà thủ ô, ba kích, hoàng đằng, sa nhân, củ bình vôi, củ dòm…, trong đó củ bình vôi, củ dòm, ba kích, sa nhân được người dân quan tâm và chú ý khai thác, bình quân với các hộ có khai thác cây thuốc, một năm sử dụng 42,4 kg cây thuốc khô. Bên cạnh, một lượng ít cây thuốc quý mà người dân địa phương khai thác được từ rừng với mục đích sử dụng, thì một số người dân nơi kháccũng vào rừng khai thác những cây thuốc này để bán với số lượng lớn. Củ bình vôi, củ dòm, sa nhân, ba kích, dây máu chó… đã từng được những đối tượng này khai thác với số lượng lớn để bán và bị phát hiện năm 2008.
Các hộ người Tày khai thác măng rừng nhiều hơn các hộ người Dao và H’Mông, nhu cầu khai thác trong năm của người Tày gấp 1,4 lần đối với người Dao và 1,6 lần đối với người H’Mông. Người Tày ở vùng thấp, có điều kiện tiếp cận với nguồn thị trường tốt hơn, họ không ngâm măng chua như người Dao, người Mông mà chuyển hoá thành măng khô để cất trữ lâu hơn và có thể dễ dàng trao đổi ngoài thị trường.
Tỷ lệ các HGĐ vùng cao sử dụng nguồn rau rừng phục vụ sinh hoạt là lớn hơn các hộ vùng thấp (70,9-72,4% số hộ Dao, H’Mông và 21,6% số hộ Tày). Số lần vào rừng khai thác rau rừng của các hộ vùng cao cũng lớn hơn, trung bình từ 5,0-5,2 lần/ tuần với khối lượng lấy từ 0,9-1,05 kg/ lần.
Hoạt động săn bắt chim, thú rừng vẫn tồn tại ở cả 3 dân tộc; người Tày, Dao chiếm tỷ trọng rất nhỏ (1-10% số hộ điều tra); người H’Mông chiếm tỷ trọng lớn nhất (51,6% số hộ điều tra). Phương thức săn bắt được dùng phổ biến là cạm, bẫy và súng săn (một loại súng tự chế). Các loại chim, thú rừng săn bắt được là: Cầy hương, cầy vòi mốc, dúi mốc, sóc, gà rừng, các loại rắn, hoẵng, một số loài chim quý (hoạ mi, yểng, sáo)… Phần lớn những HGĐ có sản phẩm của
quá trình săn bắt mang bán là người H’Mông (6/16 HGĐ = 37,5%), với mức thu nhập bình quân 1.687.000 đồng/ năm.