Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Nguyên nhân dẫn tới những tác động bất lợi của người dân địa phương đến
3.4.2. Cơ cấu thu nhập
Cơ cấu thu nhập của người dân địa phương bao gồm 5 nguồn chính:
- Sản xuất nông nghiệp: bao gồm thu từ canh tác ruộng, nương rẫy cố định, bãi soi và vườn nhà.
- Sản xuất lâm nghiệp: Gồm các nguồn thu từ hoạt động trồng trọt trên rừng và đất rừng KBT
- Chăn nuôi.
- Khai thác sản phẩm trong rừng: Các nguồn thu từ việc khai thác gỗ, LSNG, săn bắt…
- Nguồn khác: gồm thu nhập từ nghề phụ, lương, làm thuê…
Kết quả tổng hợp cơ cấu thu nhập theo từng nhóm hộ của khu vực nghiên cứu được phản ánh qua Bảng 3.17:
Bảng 3.17: Cơ cấu tổng thu nhập của các nhóm HGĐ tại khu vực nghiên cứu
Đơn vị tính: ngàn đồng/năm
STT Nguồn thu
Nhóm hộ Rất
nghèo Nghèo Thoát
nghèo Khá Bình
quân
1
Nông
nghiệp 5227,08 7929,67 9553,91 21620,00 10287,25
% 48,73 43,19 33,07 43,91 41,35
2
Lâm
nghiệp 00 158,18 358,82 1678,95 440,00
% 0,00 0,86 1,24 3,41 2,05
3
Chăn
nuôi 2358,33 2995,82 6491,76 11829,47 5321,25
% 21,98 16,32 22,47 24,03 22,08
4
Từ
Rừng 3058,67 4050,18 6215,00 4846,84 4690,53
% 28,51 22,06 21,52 9,84 16,95
5
Khác 83,33 3225,78 6266,41 9259,47 4728,38
% 0,78 17,57 21,69 18,81 17,57
Tổng 10727 18360 28886 49234,7 107207,7
% Tổng 100 100 100 100 100
Hình 3.6: Cơ cấu thu nhập của HGĐ theo nhóm hộ Từ kết quả tổng hợp ở Bảng 3.17 và Hình 3.6, có thể nhận xét như sau:
- Tổng thu nhập của HGĐ theo nhóm hộ giảm dần từ nhóm hộ khá đến nhóm hộ nghèo và rất nghèo. Có sự khác nhau rõ rệt về thu nhập giữa các nhóm kinh tế hộ thông qua việc phân tích phương sai 1 nhân tố với F=30,546, Sig.
F=0,000<0,05 (xem bảng 3, Phụ lục 8).
- Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thu nhập bình quân của nhóm hộ (chiếm trung bình 41,35%), cao nhất ở nhóm hộ rất nghèo và thấp nhất ở nhóm hộ thoát nghèo.
- Thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp phản ánh rõ nét hoạt động sản xuất lâm nghiệp chưa được người dân khu vực coi trọng, bởi những diện tích này chủ yếu là rừng phục hồi sau nương rẫy và một số là rừng nghèo. Thu nhập từ sản xuất
lâm nghiệp bình quân nhóm hộ là 2.05%, cao nhất ở nhóm hộ khá (3,41%) và không có thu nhập ở nhóm hộ rất nghèo.
- Thu nhập từ chăn nuôi chiếm vị trí thứ hai trong cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ. Thu nhập bình quân nhóm hộ là 22,08%, nhóm hộ khá có thu nhập từ chăn nuôi cao nhất (24.03%), nhóm hộ nghèo có thu nhập từ chăn nuôi là thấp nhất (16,32%). - Thu nhập từ canh tác và khai thác các sản phẩm từ rừng có vai trò quan trọng đối với nhóm hộ rất nghèo chiếm 28,51% trong tổng thu nhập, giảm dần ở các nhóm hộ và thấp nhất ở nhóm hộ khá (9,84%).
- Thu nhập trung bình từ các nguồn khác (nghề phụ, lương, làm thuê…) chiếm 17,57% tổng thu nhập của nhóm hộ, tập trung ở nhóm hộ nghèo, thoát nghèo và khá, nhóm hộ rất nghèo chưa có điều kiện tiếp cận nhiều.
- Có sự khác nhau rõ rệt về thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và thu nhập khác giữa các nhóm hộ (kết quả phân tích phương sai với mức ý nghĩa của F đều nhỏ hơn 0,05). Sự sai khác về thu nhập trung bình từ canh tác và khai thác các sản phẩm từ rừng giữa các nhóm hộ là không đáng kể (kết quả phân tích phương sai với mức ý nghĩa của F đều lớn hơn 0,05) (xem bảng 3, Phụ lục 8).
Cơ cấu thu nhập bình quân của HGĐ theo thành phần dân tộc được mô tả ở Hình 3.7, cho thấy:
- Không có sự khác biệt về thu nhập trung bình từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp đối với 3 dân tộc (kết quả phân tích phương sai với mức ý nghĩa của F đều lớn hơn 0,05).
- Có sự khác biệt rõ rệt giữa thu nhập trung bình từ chăn nuôi, canh tác - khai thác sản phẩm từ rừng và thu nhập khác đối với 3 dân tộc, chiếm ưu thế ở nhóm thu nhập này là dân tộc Tày, tiếp đó là dân tộc Dao và thấp nhất là dân tộc H’Mông (kết quả phân tích phương sai với mức ý nghĩa của F đều nhỏ hơn 0,05) (xem bảng 4, Phụ lục 8).
Hình 3.7: Cơ cấu thu nhập của HGĐ theo dân tộc
Với kết quả phân tích ở trên, có thể khẳng định rằng: Hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và canh tác từ rừng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu thu nhập trung bình theo nhóm hộ và đối với mỗi dân tộc. Sự đóng góp của sản xuất lâm nghiệp trong cơ cấu thu nhập còn mờ nhạt, cần nghiên cứu cơ chế, giải pháp để thu hút người dân địa phương tham gia vào hoạt động này mạnh hơn, coi phát triển lâm nghiệp là một thế mạnh của vùng và hướng tới giảm áp lực vào TNR của KBTTN Nà Hẩu.