Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội
3.1.1. Đánh giá đặc điểm tự nhiên, tài nguyên rừng và kinh tế -xã hội 3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu gồm 4 xã vùng dự án có tổng diện tích 43.310 ha, chiếm tới 31,6% tổng diện tích của (27 xã) toàn huyện. Tổng diện tích được xác định thành lập khu bảo tồn là 16.950 ha, trong đó đất lâm nghiệp và đất đồi núi chiếm tới 98,6%. Diện tích khu bảo tồn thiên nhiên cùng với vùng đệm của nó đã chiếm phần lớn diện tích của rừng tự nhiên của huyện Văn Yên. Như vậy, Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu đóng góp đáng kể vào hệ thống rừng đặc dụng của Yên Bái nói riêng và của cả nước nói chung.
Diện tích rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Mặt khác, cùng với các Khu bảo tồn thiên nguồn gen quý hiếm và đặc hữu không chỉ của tỉnh Yên Bái mà còn trong cả nước.
Hệ thống núi cao tiếp nối của dãy Hoàng Liên, có độ cao từ 700 m đến 1800m, kết hợp với các hệ sinh thái rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và á nhiệt đới nêu trên đã tạo cho Khu bảo tồn một cảnh quan hùng vĩ và hấp dẫn, những ngọn núi cao, thấp xen kẽ nhau tạo nên sự trùng điệp hùng vĩ, có thể dễ dàng tiếp cận ngay từ các bản làng của các dân tộc trong Khu bảo tồn. Đây là một đặc trưng không dễ tìm thấy trong các địa danh ở Việt Nam. Nếu được nghiên cứu kỹ hơn nữa chắc chắn sẽ trở thành một trong những điểm du lịch sinh thái độc đáo của nước ta.
Diện tích rừng gần như nguyên sinh ít bị tác động chiếm tỷ lệ trên 80% diện tích rừng hiện có và trên 60% diện tích tự nhiên Khu bảo tồn. Rừng còn thể hiện tính nguyên sinh cao, khoảng trên 60% số loài thực vật ghi nhận được phân bố ở rừng nguyên sinh. Nhiều loài động vật là chỉ thị cho rừng nguyên sinh như: các loài linh trưởng, sơn dương, gấu,...
Kết quả điều tra khu hệ động thực vật cho thấy: Bước đầu đã xác định được 1.198 loài động thực vật, với 231 loài quý hiếm, bị đe doạ. Trong đó:
Có 657 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 447 chi và 153 họ, với 40 loài đặc hữu, quý hiếm.
Có 214 loài động vật thuộc 80 họ, 23 bộ của 4 lớp động vật có xương sống là Thú, Chim, Bò sát và ếch nhái, với 65 loài đặc hữu quý hiếm.
Có 327 loài côn trùng thuộc 251 giống, 66 họ, 10 bộ, với 126 loài quý hiếm được ghi trong Sách đỏ và NĐ 48/CP.
Tính đa dạng thành phần thực vật ở Nà Hẩu rất cao, không thua kém các Khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia khác về số lượng loài và họ, bộ.
Rừng và động vật rừng bị tác động mạnh trong vòng 20 năm trở lại đây, kể từ khi có cuộc chuyển dân định cư sau năm 1979 của đồng bào H’Mông thành lập xã Nà Hẩu. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa có quy hoạch cụ thể, chưa có bộ máy quản lý KBT chuyên tránh và các dự án đầu tư chưa kịp thời theo quy hoạch.
3.1.1.2. Đánh giá chung về kinh tế xã hội
Tại các điều tra thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu đều là những xã đặc biệt khó khăn của Huyện Văn Yên. Việc phát triển kinh tế xã hội ở khu vực này gặp rất nhiều khó khăn do trình độ dân trí còn thấp, sản xuất còn lạc hậu, không đủ tự cung tự cấp lương thực tại chỗ. Hàng năm đều được cấp gạo cứu đói của Nhà nước vào những tháng giáp hạt cuối năm. Đời sống sinh hoạt rất đơn sơ và gặp rất nhiều khó khăn. Đồ đạc trong gia đình hầu như không có giá trị. Cuộc sống nhiều người dân còn tạm bợ. Số hộ được xem ti vi rất ít. Xã Nà Hẩu là xã cuối cùng hơn 1 năm nay đã có điện lưới quốc gia. Hiện nay đang có một dự án xây thuỷ điện nhỏ phục vụ điện sinh hoạt cho người dân.
- Sản xuất nông nghiệp
Bảng 3.1: Diện tích đất nông nghiệp 3 xã khu vực nghiên cứu
TT Xã
Tổng diện tích Đất nông nghiệp Đất ruộng lúa
(ha) (ha) (%) (ha) (%)
1 Nà Hẩu 5.680,0 363,3 6,4 55,7 15,3
2 Đại Sơn 8.389,0 101,8 1,2 53,2 52,3
3 Mỏ Vàng 9.961,.0 532,0 5,3 39,1 7,3
Cộng 24.030,0 997,1 148
(Nguồn: KBTTN Nà Hẩu - 2013)
Từ bảng 3.9, cho thấy rằng, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 4,3% quá nhỏ so với tổng diện tích đất đai tự nhiên. Trong đó đất trồng lúa, màu ít, bình quân đầu người về đất trồng lúa là 117,1 m2/khẩu. Sản phẩm trồng trọt trong nông nghiệp chủ yếu là lúa nước, ngô, lúa nương, sắn…
Theo kết quả trên, thấy rằng: Do diện tích ruộng nước không đầy 1sào/
người, chủ yếu là 1 vụ, người dân phải làm nương rẫy để bổ sung nguồn lương thực.
mặt khác Diện tích nương hiện nay tuy không cao nhưng nếu luân chuyển hàng năm thì diện tích rừng bị lấn chiếm trái phép sẽ tăng nhanh đáng kể.
- Sản xuất lâm nghiệp
Bảng 3.2: Diện tích đất lâm nghiệp 3 xã khu vực nghiên cứu
Xã
Các loại đất đai Nà Hẩu Đại Sơn Mỏ Vàng
TT TTổng diện tích tự nhiên 5.680,00 8.389,00 9.961,00 Đất lâm nghiệp 4.577,97 5400,89 6.420,9 1 Đất rừng tự nhiên 4.492,57 4.333,47 6.055,00 2 Đất rừng trồng, rừng Quế 85,40 1067,42 365,90
(Nguồn: KBTTN Nà Hẩu - 2013)
Sản xuất Lâm nghiệp chủ yếu là thu hái lâm sản tự phát của nhân dân. Trước đây lâm sản do chính người dân khai thác từ rừng chủ yếu là gỗ, các loài động vật phục vụ làm nhà và nguồn thực phẩm, đôi khi trở thành hàng hoá. Từ khi thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên, giao đất giao rừng, lực lượng kiểm lâm đã cắm bản cung người dân tham gia bảo vệ rừng thì hiện tượng khai thác gỗ và săn bắn thú rừng bừa bãi không còn xảy ra thường xuyên, công khai. Hiện nay, người dân chủ yếu thu hái nguồn lâm sản ngoài gỗ phục vụ nhu cầu tại chỗ. Một nguồn lợi từ rừng đem lại sự giàu có của nhiều hộ trong khu vực (nhất là ở Phong Dụ Thượng, Mỏ Vàng) là trồng và khai thác rừng quế. Có thể xem cây quế ở đây là cây xoá đói giảm nghèo, cần nghiên cứu để phát triển cây này trong các vùng đệm cũng như phân khu phục hồi hệ sinh thái rừng của KBT, nơi có người dân sinh sống.
- Giao thông: Cả 3 xã hiện nay đã có đường giao thông đổ bê tông và cấp phối đến trung tâm xã tuy nhiên do độ dốc cao, nền địa chất kém bền vững nên hiện tượng sạt lở thường xuyên xảy ra, gây tắc đường không có khả năng khắc phục ngay, việc giao lưu văn hoá, hàng hoá gặp nhiều khó khăn. Trong vùng các xã đã chú trọng xây dựng đường liên thôn, xã, nhưng đường hẹp, dốc, lầy lội vào mùa mưa.
Song bên cạnh đó việc phát triển hệ thống đường giao thông tới Khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn và các đường liên xã ngoài mặt tích cực ra còn tạo điều kiện cho việc vận chuyển lâm sản khai thác trái phép. Do vậy việc quản lý và kiểm soát khai thác và vận chuyển gặp rất nhiều khó khăn.
- Giáo dục: Các xã đều có trường học cấp tiểu học và trung học cơ sở,nhưng do điều kiện cơ sở vật chất và giáo viên thiếu,chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân. Hầu hết trẻ em đến độ tuổi đi học đều được đến trường.
- Đời sống văn hóa xã hội: Trong khu bảo tồn hầu hết các cộng đồng dân cư là dân tộc Mông, Tày và Dao.Cộng đồng dân cư các dân tộc thiểu số ở đây vẫn giữu gìn tốt bản sắc văn hóa dân tộc mình,thể hiện trong trang phúc, lối sống,các hoạt động sản xuất, dệt vải, thêu thùa và làm đồ thủ công mỹ nghệ. Đây là tiềm năng lớn trong du lịch sinh thái, nhân văn.Những đóng góp của khu rừng đặc dụng vào việc