Kết quả đánh giá một số chính sách chưa phù hợp đối với công tác QLBVR và bảo tồn đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của các bên liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, tỉnh yên bái (Trang 94 - 98)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Kết quả đánh giá một số chính sách chưa phù hợp đối với công tác QLBVR và bảo tồn đa dạng sinh học

Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách bảo vệ phát triển rừng và các chính sách đặc thù hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số vùng miền núi như Chính sách trồng mới 5 triệu ha rừng; Chương trình 135;

Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững (Chương trình 30a); các chính sách đặc thù khác như giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho cho hộ gia đình, cộng đồng thôn bản vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn.

Các chính sách trên đã góp phần hỗ trợ các hộ gia đình, đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng miền núi tăng thu nhập, thoát nghèo, từng bước ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất lâm nghiệp, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, hầu hết hộ gia đình và cộng đồng dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng dân tộc, miền núi gặp rất nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo con cao vẫn sống dựa vào rừng; một số nơi rừng vẫn bị tàn phá để lấy đất sản xuất nông nghiệp, Khai

thác gỗ trái phép để làm nhà, đồ gia dụng, cháy rừng vẫn còn xảy ra …Trong khi đó, chính sách chưa tạo ra nguồn lực đủ mạnh để có thu nhập ổn định giúp người dân yên tâm bảo vệ, phát triển rừng và sống được bằng nghề rừng.

Việc xác định các cơ chế, chính sách hiện hành còn phù hợp để tiếp tục áp dụng và thực hiện; Các cơ chế chính sách không còn phù hợp cần sửa đổi bổ xung và các cơ chế, chính sách mới cần được xây dựng. Trên cơ sở đó đề xuất lộ trình sửa đổi, bổ xung hoàn thiện các chính sách về lâm nghiệp phục vụ cho kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Cụ thể:

3.5.1. Nhóm chính sách v qun lý rng

* Phân loại rừng

Luật BV&PTR (Điều 4) quy định, căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành ba loại: phòng hộ, đặc dụng, sản xuất. Trong mỗi loại rừng lại được phân thành các loại khác nhau. Việc phân loại này phức tạp, dẫn đến chồng chéo về xác định mục đích sử dụng đối với từng loại rừng, khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng. Ví dụ: rừng phòng hộ được phân thành RPH đầu nguồn; RPH chăn gió, chắn cát bay; RPH chắn sóng lấn biển, RPH bảo vệ môi trường. Trong RPH đầu nguồn lại được phân thành các cấp:

rất xung yếu, xung yếu, ít xung yếu (Quyết định 61/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành bản quy định về tiêu chí phân cấp RPH); trong khi đó hàng năm mới thống kê diện tích rừng đặc dụng, RPH, rừng sản xuất; quy chế khai thác lâm sản quy định về khai thác gỗ và LSNG đối với RPH nói chung, chưa có quy định khai thác gỗ và LSNG đối với RPH ở cấp rất xung yếu, xung yếu, ít xung yếu... Mặt khác, phân loại RĐD quy định tại Luật BV&PTR (bao gồm: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên (khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh), khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học) khác với quy định phân cấp khu bảo tồn tại Điều 16 Luật đa dạng sinh học năm 2008, theo dó, khu bảo tồn gồm Vườn quốc gia;

khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan.

3.5.2. Nhóm bo v rng, bo tn đa dng sinh hc

* Phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt phá rừng.

Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng chưa đề cập đến việc khắc phục hậu quả sau cháy rừng theo quy định của Luật BV&PTR (Điều 42); khoản 3 Điều 20 quy định về thẩm quyền phê duyệt phương án phòng cháy và chữa cháy rừng của một số các chủ thể, như Chủ tịch UBND tỉnh, kiểm lâm .v.v. nhưng không quy định thẩm quyền phê duyệt phương án phòng cháy và chữa cháy rừng của Chủ tịch UBND cấp huyện. Vì vậy, trên thực tế cấp huyện không phát huy được tính chủ động trong quá trình phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương.

- Nghị định 09 quy định các chủ rừng không thụ hưởng ngân sách nhà nước phải tự bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng.

Đây là trở ngại lớn cho các chủ rừng là hộ gia đình, cộng đồng các chủ rừng nhà nước khác (các ban quản lý RPH và RĐD), vì nguồn cấp phát của các tỉnh là rất hạn hẹp, chủ yếu hỗ trợ cho một số trọng điểm cháy rừng. Vì vậy, khi xảy ra cháy rừng tại các huyện, thị xã, Hạt Kiểm lâm, đơn vị chủ rừng rất lúng túng, vì không có kinh phí chi cho việc chữa cháy.

- Một số cơ chế, chính sách trong công tác PCCCR cũng còn nhiều bất cập.

Kinh phí đầu tư cho công tác PCCCR còn rất hạn chế, kinh phí hỗ trợ cho xã để thực hiện công tác PCCCR hầu như không có; chi trả cho người tham gia chữa cháy tuỳ thuộc vào khả năng của địa phương… (vấn đề này mới được quy định tại Quyết định 07/2012/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách về bảo vệ rừng).

- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

* Bảo tồn đa dạng sinh học.

- Tiêu chí phân khu chức năng và vùng đệm của rừng đặc dụng.

- Một số vướng mắc khi thực hiện Luật Đa dạng sinh học.

- Quản lý khai thác và gây nuôi một số loài động vật rừng thông thường.

- Một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

3.5.3. Nhóm khai thác và s dng rng

* Khai thác lâm sản

a) Luật bảo vệ và PTR (Điều 56) quy định đối với tổ chức khi khai thác chính gỗ RSX là rừng tự nhiên phải có phương án điều chế rừng, thiết kế khai thác;

Quyết định 34/2011/QĐ-TTg ngày 24/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 186 (Điều 1) quy định phải có phương án điều chế rừng (hoặc phương án quản lý rừng bền vững), thiết kế khai thác; Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ quy định phải có phương án điều chế rừng hoặc phương án quản lý rừng bền vững, thiết kế khai thác.

Tuy nhiên cho đến nay chưa có văn bản hướng dẫn về xây dựng phương án quản lý rừng bền vững.

b) Quyết định 186/2006/QĐ-TTg

- Khoản 5 Điều 39 quy định hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có nhu cầu khai thác gỗ rừng tự nhiên chỉ cần báo cáo cho UBND xã xác nhận và quản lý. Nhưng tại Điều 7 Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp quy định khi khai thác gỗ rừng tự nhiện phục vụ nhu cầu gia dụng, hộ gia đình, cá nhân phải làm đơn gửi UBND xã xác nhận, trình UBND huyện xét duyệt, cấp phép khai thác. Như vậy, có sự không thống nhất giữa quy chế quản lý rừng và chính sách hưởng lợi và thẩm quyền phê duyệt khai thác gỗ gia dụng.

3.5.4. Đầu tư, tín dng, tài chính

* Cơ chế đầu tư, hỗ trợ đầu tư

Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển RSX giai đoạn 2007 - 2015 (Khoản 8 Điều 5)

quy định điều kiện nhận hỗ trợ đầu tư, đối với chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng, phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đối với doanh nghiệp nhà nước phải là đất trồng RSX đã được giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng ổn định lâu dài (50 năm), dẫn đến rất khó tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ này. Điều 12 quy định nguồn vốn hỗ trợ đầu tư, đối với ngân sách địa phương, được sử dụng nguồn thu từ bán cây đứng, thuế tài nguyên rừng, tiền thu từ xử phạt các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, phí bảo vệ môi trường, nguồn thu được để lại từ các nhà máy thuỷ điện và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật để bảo đảm nguồn vốn thực hiện tại địa phương nhưng rất khó thực hiện, khi nguồn thu từ thuỷ điện đã chỉ trả trực tiếp cho người bảo vệ rừng đầu nguồn; tiền bán cây đứng và thuế tài nguyên không đáng kể; việc huy động phí bảo vệ môi trường cho các hoạt động này phải có văn bản pháp luật điều chỉnh, tiền thu từ xử phạt hành chính phải nộp vào ngân sách và phần trích để lại chỉ được sử dụng cho một vài hoạt động bảo vệ rừng của lực lượng kiểm lâm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của các bên liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, tỉnh yên bái (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)