Khai thác gỗ củi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của các bên liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, tỉnh yên bái (Trang 75 - 78)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Thực trạng quản lý bảo vệ rừng Tại KBTTN Nà Hẩu

3.3.3. Khai thác gỗ củi

Chất đốt chủ yếu của người dân vùng đệm và vùng lõi KBTTN Nà Hẩu là gỗ củi. Gỗ củi là loại nhiên liệu không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương. Việc sử dụng gỗ củi đã trở thành thói quen, tập quán và là nét đặc trưng không thể thiếu của cộng đồng người dân tộc thiểu số. Với đặc điểm sống gần rừng, cuộc sống đã gắn bó với rừng từ nhiều đời nay, họ cho rằng sử dụng gỗ củi làm chất đốt là một điều hiển nhiên mà họ được hưởng bởi nó luôn tồn tại quanh họ và là “mặt hàng” không mất tiền mua. Thu lượm gỗ củi được thực hiện quanh năm, vào những tháng nông nhàn (tháng 11, 12, 1 âm lịch) có HGĐ cả nhà đi lấy củi. Kết quả điều tra mức độ khai thác gỗ củi được tổng hợp ở Bảng 3.11:

Bảng 3.11: Mức độ khai thác gỗ củi của người dân địa phương

Dân tộc

Số hộ tham gia

Số lần khai thác trung

bình (lần/hộ/tuần)

Khối lượng khai thác trung bình

mỗi lần (kg/hộ/lần)

Tổng khối lượng khai thác trung bình (kg/hộ/năm)

Số hộ bán gỗ

củi

Tổng khối lượng gỗ củi bán

(kg)

Tày 34 4,8 30,09 7.261,6 - -

Dao 44 6,0 31,79 9.644,6 5 3030,0

H’Mông 39 6,4 34,03 11.117,7 - -

Tổng 117 5 3030,0

Trung bình 5,5 31,57 8.881,3 606,0

Nhận xét:

- Số hộ vào rừng khai thác gỗ củi chiếm 100% số HGĐ có tác động vào rừng (117/117 HGĐ).

- Số lần vào rừng khai thác gỗ củi trung bình/ tuần, lượng khai thác gỗ củi trung bình mỗi lần có sự khác nhau rõ rệt, nhiều nhất ở HGĐ người Mông, ít nhất ở HGĐ người Tày.

- Lượng gỗ củi sử dụng/hộ/năm của người H’Mông là lớn nhất, gấp 1,15 lần so với HGĐ người Dao và 1,53 lần so với HGĐ người Tày.

- Hầu hết các HGĐ khai thác gỗ củi làm nhiên liệu phục vụ sinh hoạt hàng ngày, chỉ có duy nhất 5 HGĐ người H’Mông có hoạt động bán củi.

Nhu cầu gỗ củi bình quân đối với HGĐ vùng thấp là 7.261,6 kg/năm, vùng cao là 10.662,8 kg/năm (gấp 1,5 lần so với nhu cầu ở vùng thấp), trung bình là 8.881,3 kg/HGĐ/năm. Nếu lấy kết quả này để suy luận cho nhu cầu gỗ củi cho toàn bộ khu vực vùng đệm và vùng lõi KBTTN Nà Hẩu thì một năm cần 32.585.489,7 kg gỗ củi, tương đương với khoảng 65.171 ste hoặc 42.361 m3 gỗ đặc (1 ste = 350-500 kg gỗ củi = 0,65-0,75 m3 gỗ đặc). So sánh nhu cầu này với mức tăng trưởng hàng năm của rừng tự nhiên là 2 m3/ha/năm thì đây là con số báo động cho các nhà quản lý

Phân tích mối quan hệ giữa lượng gỗ củi khai thác với các nhân tố ảnh hưởng Kết quả phân tích chỉ ra rằng: Tồn tại mối quan hệ rất chặt (R2=0,863,Sig.F<0,05) giữa lượng gỗ củi khai thác với số khẩu, học vấn của chủ hộ; và 86,3% biến động của lượng gỗ củi khai thác được giải thích bởi các nhân tố này (xem Phụ lục 5).

Bảng 3.12: Tổng hợp các nhân tố có ảnh hưởng tới lượng gỗ củi khai thác Tiêu chí Hệ số Giá trị t Xác suất của t (Sig.)

Hệ số tự do 0,863 6,125 0,000

Số khẩu 0,006 0,066 0,000

Độ cao tương đối của thôn 0,253 1,566 0,000

Học vấn của chủ hộ -0,003 -0,066 0,018

Nhận xét:

- Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến lượng gỗ củi khai thác từ rừng, trong đó 2 nhân tố có ảnh hưởng thuận là số khẩu và độ cao tương đối của thôn, 1 nhân tố ảnh hưởng nghịch là học vấn của chủ hộ. Nhân tố số khẩu có ảnh hưởng lớn nhất đến lượng gỗ củi khai thác từ rừng bởi số khẩu của HGĐ càng nhiều thì nhu cầu lượng gỗ củi cho đun nấu, sưởi ấm cũng lớn hơn và khả năng kiếm gỗ củi cũng khá hơn.

- Độ cao tương đối của thôn tỷ lệ thuận với lượng gỗ củi khai thác. Thôn có vị trí tương đối càng cao thì lượng gỗ củi khai thác càng nhiều, điều này cũng đồng nghĩa với việc dân tộc Dao, H’Mông ở vùng cao sử dụng gỗ củi nhiều hơn dân tộc Tày ở vùng thấp.

- Học vấn của chủ hộ càng cao thì lượng gỗ củi khai thác càng giảm và ngược lại. Qua quan sát, điều này có thể được giải thích bởi những chủ hộ này có khả năng tiếp cận với bếp lâm nghiệp cải tiến, một số tiếp cận với nguồn nhiên liệu khác, thời gian đun nấu cũng giảm hơn và đặc biệt không duy trì nguồn nhiệt trong cả ngày.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của các bên liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, tỉnh yên bái (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)