Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Thực trạng quản lý bảo vệ rừng Tại KBTTN Nà Hẩu
3.2.3. Công tác tổ chức và lực lượng bảo vệ rừng ở địa phương -
KBT chưa có Ban quản lý chuyên trách, hiện nay KBT do Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm Văn Yên quản lý theo kiêm nhiệm gồm có: 2 Trạm Kiểm lâm, với 3 tổ phụ trách địa bàn thực hiện chức năng tham mưu cho Ban quản lý, chính quyền các xã trong công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn phối hợp hoạt động.
Hiện nay tổng biên chế của Hạt Kiểm lâm là 58 người, trong đó có 41 cán bộ biên chế, 17 cán bộ hợp đồng. Trình độ đại học 27 người, trung cấp 9 người, sơ cấp 5 người.
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu Ban quản lý Khu BTTN Nà Hẩu (kiêm nhiệm) Theo quy định của Nghị định 117/2010/NĐ-CP: Biên chế Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng thuộc biên chế công chức nhà nước, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng theo quy định hiện hành với định xuất biên chế là 500 ha rừng đặc dụng có 01 công chức kiểm lâm. Như vậy cần phải
Cục Kiểm Lâm UBND tỉnh Yên Bái
Chi cục Kiểm Lâm
Hạt Kiểm lâm Văn Yên - Ban quản lý KBTTN Nà Hẩu
Trạm Kiểm Lâm
Đại Sơn
Tổ giúp việc của ban quản lý khu bảo
tồn
Kiểm lâm địa bàn xã Phong Dụ Thượng
Kiểm lâm địa
bàn xã Mỏ Vàng
Kiểm lâm địa
bàn xã Nà Hẩu Sở NN&PTNT Yên
thành lập BQL KBT chuyên trách và căn cứ theo diện tích để bổ sung biên chế theo đúng quy định.
Do vậy, để đáp ứng yêu cầu, mục tiêu bảo tồn và phát triển rừng bền vững KBTTN Nà Hẩu giai đoạn 2013-2020 cần thiết phải thay đổi cơ cấu tổ chức và bổ sung biên chế theo quy định của Nghị định 117/2010/NĐ-CP, ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
3.2.3.2. Lực lượng quản lý, bảo vệ rừng ở địa phương
Kinh nghiệm quản lý rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới cho thấy, nếu chỉ có lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ rừng (kiểm lâm) sẽ khó có thể bảo vệ nguyên vẹn được tính trạng của Khu bảo tồn. Để quản lý và bảo vệ tốt nguồn tài nguyên quý giá này rất cần có sự vào cuộc (tham gia) của cộng động địa phương, các bên có liên quan và do đó sự nghiệp bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học là sự nghiệp của toàn dân và xã hội. [13]
KBT đã xây dựng được mô hình QLBVR có sự tham gia của cộng đồng thông qua các tổ, nhóm HGĐ bảo vệ rừng. Ban quản lý KBTTN Nà Hẩu (Kiểm lâm kiêm nhiệm) phối hợp với các xã, mà trực tiếp là các nhóm hộ nhận khoán QLBVR xây dựng phương án tổ chức tuần tra theo các tuyến, các khu vực trọng điểm. Tăng cường trách nhiệm của người dân trong công tác QLBVR bằng cách gắn trách nhiệm với quyền được hưởng lợi, đồng thời có sự giám sát - tham gia trực tiếp của kiểm lâm địa bàn trong mỗi đợt đi tuần tra. Kết quả đi tuần tra BVR được tổng hợp báo cáo hạt kiểm lâm, có xác nhận của kiểm lâm địa bàn sau mỗi lần tuần tra.
Hiện nay, Ban quản lý khu bảo tồn đã phối hợp với chính quyền 4 xã xây dựng chương trình đồng quản lý [38] tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu. Đã thành lập được 4 hội đồng bảo vệ rừng ở các xã Nà Hẩu, Mỏ Vàng, Đại Sơn, Phong dụ thượng và các tổ tư vẫn giúp việc của thôn bản thuộc các xã trên đồng thời thành lập 5 tổ tuần tra rừng để giúp cho chính quyền đại phương trong công tác QLBVR.
Các tổ chức cộng đồng địa phương liên quan tới QLBVR (Mô hình tổ chức đồng quản lý đã thực hiện)
Hinh 3.2: Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng địa phương 3.2.4. Đánh giá về công tác quản lý
3.2.4.1. Xác định ranh giới Khu bảo tồn
Các cọc mốc được đánh dấu trên thực địa giữa ranh giới các phân khu chức năng, giữa KBT với đất của chính quyền địa phương, trung bình cứ 1.000 – 2.000 m thì có 1 cọc mốc, các cọc mốc được kiểm tra thường xuyên hàng năm.
Sau khi rà soát 3 loại rừng thì khu vực được đóng 60 cột mốc kích thước 10 x 10. Tuy nhiên do ảnh hưởng của thời tiết một số mốc đã bị xuống cấp, bị hỏng.
Theo Thông tư 78/2011/TT-Bộ NNPTNT hướng dẫn thi hành Nghị định 117:
Vùng đệm bao gồm những diện tích nằm ngoài ranh giới khu rừng đặc dụng (vùng đệm bên ngoài) và diện tích nằm trong ranh giới khu rừng đặc dụng đang có các hộ dân sinh sống hợp pháp (vùng đệm bên trong).
Hiện nay, KBT chưa xác định phạm vi, ranh giới, quy mô diện tích của vùng đệm nằm trong ranh giới khu rừng đặc dụng.
Ủy ban nhân dân xã
Tổ chức đoàn thể
- Tổ giúp việc ở các thôn, tổ tuẩn tra, bảo vệ rừng bảo vệ rừng ở các thôn.
- Dân quân tự vệ, Công an viên
Đoàn thanh niên
Hội Nông dân
Hội phụ nữ
Hội cựu chiến
binh
Mặt trận tổ quốc
Hội đồng bảo vệ rừng xã
Sự phối hợp giữa BQL KBT với chính quyền địa phương là rất chặt chẽ trong việc bảo tồn, phát triển rừng nói riêng và trong việc thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Nhà nước nói chung.
3.2.4.2. Đánh giá hiệu quả tổ chức quản lý và thực thi nhiệm vụ
Công tác tổ chức quản lý chưa hợp lý thể hiện qua việc KBT chưa thành lập được BQL riêng, hiện vẫn do Chi cục Kiểm lâm Yên Bái quản lý. Ngoài ra, số lượng kiểm lâm viên quy đổi theo diện tích rừng là chưa được đáp ứng theo quy định của Nghị định số 117/2010/NĐ-CP.
Về thực thi nhiệm vụ: Về cơ bản lực lượng bảo vệ rừng đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Điều này thể hiện qua số vụ vi phạm lâm luật từ 2010 đến 2014 nhìn chung là giảm xem bảng 3.5 ta thấy rõ điều này. Tuy nhiên các hành vi vi phạm pháp luật vể bảo vệ rừng vẫn còn xảy ra.
Bảng 3.5: Thống kê số vụ vi phạm Luật BV&PTR tại KBTTN Nà Hẩu
TT Năm
Phát hiện và lập biên bản Kết quả xử lý vi phạm
Tổng
Phá rừng làm nương rẫy trái
phép
Khai thác, mua bán
vận chuyển trái phép
lâm sản
Săn, bắt, mua bán vận chuyển
trái phép động vật
rừng
Vi phạm
khác
Xử lý hính
sự
Xử phạt hành chính
1 2010 91 26 47 16 2 89
2 2011 56 17 32 6 1 56
3 2012 37 8 25 3 1 2 35
4 2013 28 5 19 2 2 1 27
5 2014 26 3 21 1 1 2 24
(Nguồn số liệu: KBTTN Nà Hẩu năm 2013)
Hình 3.3. Số vụ vi phạm Luật BV&PTR qua các năm
Nhận xét: Từ hình 3.3 cho thấy số vụ vi phạm qua các năm có xu hướng giảm, nhất là từ khi KBTTN Nà Hẩu được thành lập thì số vụ vi phạm giảm một cách đáng kể. Số vụ vi phạm về khai thác mua bán vận chuyển trái phép lâm sản là cao nhất sau đó là phá rừng làm nương rẫy, săn bắn mua bán vận chuyển trái phép động vật rừng và các vụ vi phạm khác. Tuy nhiên so với năm 2013 thì đến năm 2014 số vụ vi phạm về khai thác, mua bán vận chuyển trái phép lâm sản có tăng lên. Vì vậy KBT cần có những quan tâm đặc biệt hơn trong vấn đề QLBVR.
Nguyên nhân: Công tác thực hiện nhiệm vụ còn gặp nhiều khó khăn là do chưa có BQL Khu bảo tồn riêng (chuyên trách) và lực lượng kiểm lâm viên chưa đáp ứng đủ về số lượng. Mặt khác, Khu bảo tồncó địa bàn rộng, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn; nằm trong địa bàn dân cư kinh tế, văn hóa còn nhiều hạn chế, quản lý nhiều nguồn tài nguyên có giá trị cao (gỗ quý, động vật quý hiếm, khoáng sản,..) là đối tượng của các hoạt động bất hợp pháp. Vì vậy phải có cơ chế quản lý đặc thù, tăng cường lực lượng Kiểm lâm.
Bảng 3.6: Phân tích Swot về công tác quản lý bảo vệ rừng tại Khu BTTN Nà Hẩu
3.3. Các hình thức và mức độ tác động của người dân địa phương đến TNR ảnh hưởng đến công tác QLBVR tại Khu BTTN Nà Hẩu.
3.3.1. Sử dụng đất rừng để canh tác nương rẫy
Canh tác nương rẫy là hình thái nông nghiệp cổ xưa nhất, đó là phương thức “phát” và “đốt”. Vấn đề nương rẫy, canh tác trên đất dốc của đồng bào các
Điểm mạnh
- KBT đã có ban quản lý hoạt động tốt - Thành phần Ban quản lý do Kiểm lâm kiêm nhiệm.
- Có triển khai các hoạt động phát triển thôn bản thông qua dự án FFI, VCF.
- Kinh nghiệm, kiến thức bản địa trong sử dụng và quản lý TNR của các cộng đồng.
Điểm yếu
- Khả năng cập nhật thông tin, kỹ năng tiếp cận cộng đồng của một số kiểm lâm viên còn hạn chế nên khi triển khai nhiệm vụ còn nhiều vướng mắc, hiệu quả chưa cao.
- Hưởng lợi từ hoạt động BVR chưa tạo được sự quan tâm của cộng đồng.
Cơ hội
- Công tác bảo tồn hay bảo tồn ĐDSH ngày được quan tâm nhiều hơn.
- Có nhiều sự hỗ trợ, hợp tác của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về bảo tồn và phát triển.
- Tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái và các dịch vụ môi trường rừng khác.
Thách thức
- Thiếu cán bộ chuyên môn về bảo tồn.
- Trang thiết bị phục vụ cho BVR, điều tra giám sát ĐDSH còn thiếu.
- Giải quyết vấn đề sinh kế với quản lý TNR, bảo tồn ĐDSH.
- Tác động đến TNR của người dân địa phương và dân di cư.
- Hiểu biết và nhận thức của người dân địa phương về hoạt động bảo tồn, luật pháp còn hạn chế do ngôn ngữ, giao tiếp và khả năng tiếp cận nguồn thông tin.
dân tộc vùng cao đã hình thành, tồn tại hàng nghìn năm nay và là một loại hình canh tác truyền thống nằm trong hệ sinh thái nông nghiệp của vùng núi đồi.
Nương rẫy và canh tác trên đất dốc luôn gắn với công tác bảo vệ rừng. Trong một chừng mực có thể kiểm soát được thì nương rẫy không làm tăng thêm nguy cơ phá rừng tự nhiên, mà nó góp phần ổn định tình hình dân cư sinh sống, tạo nguồn lương thực tại chỗ nhằm thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng. Tuy nhiên, cho đến những năm gần đây, công tác nương rẫy của đồng bào các dân tộc miền núi cơ bản vẫn nằm ngoài sự quản lý của các cơ quan chức năng. Một số diện tích rừng tự nhiên vẫn bị phá để sản xuất lương thực và các loại cây công nghiệp khác.
Ở khu vực nghiên cứu, người dân địa phương đang canh tác trên 2 dạng nương rẫy, một là nương rẫy chính thức thuộc quyền quản lý của UBND xã, hai là nương rẫy không chính thức, đối tượng này nằm trên diện tích rừng và đất rừng của Khu BTTN (khu vực tiếp giáp và trong ranh giới cột mốc KBTTN).
Kết quả điều tra qua bảng phỏng vấn cho thấy: Với diện tích nương rẫy nằm trên diện tích rừng và đất rừng thuộc quyền quản lý của KBT, người dân địa phương trồng chủ yếu là cây nông nghiệp ngắn ngày như: Lúa, Ngô, Sắn... Bên cạnh đó, một số ít HGĐ có diện tích canh tác gần nhà trồng cây ăn quả như:
Chuối, Hồng, Mận, Xoài, Dứa; một số ít trồng cây lâm nghiệp như: Quế, Keo, Xoan. Nhìn chung độ màu mỡ của loại đất này còn khá tốt, một số hộ canh tác ngô, lúa nương không dùng phân bón vẫn cho thu hoạch với sản lượng ở mức trung bình của khu vực. Song cũng có nhiều hộ phải tận dụng những nơi đất xấu, ven triền đồi, triền núi bất chấp việc sạt lở, hay vi phạm quy định của rừng cấm để trồng các loại cây lương thực mong đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống hàng ngày bởi họ không còn lựa chọn nào khác.
Số hộ tham gia canh tác trên diện tích đất này là 117 hộ/120 hộ với tổng diện tích là 34,61ha, chiếm 97,5% số hộ điều tra. Hộ canh tác ít nhất là 300 m2, hộ canh tác nhiều nhất là 25000 m2. Tại thời điểm điều tra có 3 hộ /120 hộ không tham gia canh tác (2,5%) đây là 3 hộ dân tộc Kinh buôn bán và công tác tại KBT,
tuy nhiên họ vẫn canh tác trên diện tích đất vườn gần nhà nhưng diện tích không đáng kể.
Bảng 3.7: Diện tích canh tác của các HGĐ trên rừng và đất rừng KBT
TT Đối tượng
Số hộ canh tác
Tỷ lệ (%)
Diện tích canh tác (m2) Nhỏ
nhất
Lớn nhất
Trung
bình Tổng
I Theo dân tộc 117 100 6809 251319
1 Tày 34 29,06 208 102475 4180,79 142147
2 Dao 44 37,61 310 1910 1331,80 58599
3 H'Mông 39 33,33 208 1850 1296,74 50573
II Theo kinh tế hộ 117 100,00 251319
1 Rất nghèo 12 10,26 1010 1910 1415,33 16984
2 Nghèo 52 44,44 209 102475 3209,44 166891
3 Thoát nghèo 34 29,06 208 1850 1315,85 44739
4 Khá 19 16,24 208 1850 1195,00 22705
III Theo mức độ gần rừng
117 100,00 251319
1 Trong KBT 2 1,71 1220 1390 1305,00 2610
2 Gần KBT 76 64,96 208 102475 2607,05 198136
3 Xa KBT 39 33,33 208 1850 1296,74 50573
Nhận xét: Theo dân tộc, số hộ canh tác trên rừng và đất rừng chủ yếu là người dân tộc, Người Dao (chiếm 37,61% tổng số hộ có canh tác) - là cộng đồng dân tộc sống ở vùng thấp nhất trong 3 dân tộc điều tra khảo sát, Tiếp đến là cộng đồng người H’Mông (chiếm 33,33% tổng số hộ có canh tác), Trong khi, cộng đồng dân tộc Tày sinh sống ở giáp danh lại có số hộ canh tác ít nhất (chiếm 11,7% tổng số hộ có canh tác).
Về diện tích canh tác trung bình mỗi hộ, hộ người Tày có diện tích lớn nhất trung bình 4180,79 m2/hộ, tiếp đến là hộ người Dao với 1331,80 m2/hộ, và diện tích canh tác trung bình ít nhất là hộ người H’Mông với 1296,74 m2/hộ. Tính bình quân diện tích đất canh tác trên trung bình mỗi hộ canh tác 2148,026 m2, chiếm 56,56% trong cơ cấu đất canh tác trung bình của những HGĐ này (cao nhất là người Dao với 23,32 và thấp nhất là người H’Mông với 20,12%).
* Theo loại kinh tế hộ, tổng diện tích đất chủ yếu do nhóm hộ nghèo 3209,44m2/hộ (chiếm 66,4% số hộ có canh tác) và thoát nghèo (6,8 % số hộ có canh tác) canh tác. Nhóm hộ rất nghèo tiếp cận với diện tích này rất ít. Có sự biến động không nhiều về diện tích canh tác trung bình của các nhóm hộ nghèo, thoát nghèo và khá (phạm vi biến động từ 1850-1315,9m2), diện tích canh tác TB lớn nhất ở nhóm hộ thoát nghèo.
Có sự khác biệt rõ rệt giữa những nhóm hộ này với nhóm hộ rất nghèo (diện tích canh tác TB của nhóm hộ rất nghèo chỉ có 16984m2).
* Xét về mức độ gần rừng, những hộ gần rừng tiếp cận với diện tích đất canh tác thuộc KBT nhiều hơn những hộ trong KBT (diện tích canh tác trung bình của hộ gần rừng gấp 2 lần hộ ở trong rừng), mặc dù số hộ tham gia canh tác là như nhau. Các hộ xa KBT không tiếp cận với những diện tích canh tác này, ngoại trừ một số trường hợp đi làm thuê cho những hộ gần rừng.
Tóm lại: Ưu thế về diện tích đất canh tác trung bình trên rừng và đất rừng thuộc KBT thuộc về: (i) Nhóm hộ rất nghèo và thoát nghèo, dân tộc Dao, sống
gần rừng; (ii) Nhóm hộ nghèo, dân tộc Dao và H’Mông, sống gần rừng; (iii) Nhóm hộ khá, dân tộc Tày, sống trong và gần rừng (xem bảng 6, Phụ lục 3).
Sản phẩm canh tác trên diện tích đất này chủ yếu là Lúa, Ngô, Sắn, Đậu tương, … Đây là những thu nhập thường xuyên của HGĐ, nên được tính vào tổng thu của HGĐ. Hộ có thu nhập cao nhất là 36.046,36 ngàn đồng (thuộc về hộ dân tộc Dao). Về thu nhập bình quân từ canh tác trên rừng, hộ người Dao có thu nhập bình quân cao nhất với 9.143,18 ngàn đồng, tiếp đến là hộ người H’Mông với 8.852,82 ngàn đồng và thấp nhất là hộ người Tày với 8.225,29 ngàn đồng.
Thu nhập của các hộ canh tác trên đất rừng có sự khác biệt theo độ cao, vùng thấp có thu nhập (8.303,97 ngàn đồng) cao hơn vùng cao (7.877,95 ngàn đồng) và vùng trung bình (7.743,33 ngàn đồng); hộ càng khá thì thu nhập từ canh tác trên rừng càng cao (thu nhập bình quân của hộ khá là 8852,82 ngàn đồng và hộ thấp là 6600 ngàn đồng); hộ gần rừng có thu nhập cao hơn xấp xỉ 2 lần so với hộ trong rừng, hộ xa rừng không có thu nhập từ hoạt động canh tác này (xem bảng 2-5, Phụ lục 3).
* Phát đốt trong canh tác nương rẫy
Trong canh tác nương rẫy, hiện tượng đốt nương trước khi bước vào mỗi vụ canh tác là một việc làm thường xuyên của mỗi HGĐ vùng cao. Thời điểm đốt nương làm rẫy của 3 cộng đồng dân tộc Tày, Dao, H’Mông là tương đối giống nhau. Hoạt động phát dọn thực bì vào tháng 2, tháng 3 hàng năm, đến tháng 4 thời tiết có mưa, đất ẩm sẽ tiến hành tra hạt. Đôi khi, thời điểm phát đốt của người Dao, H’Mông cũng sớm hơn thông lệ, họ sẽ phát vào mùa khô và tiến hành đốt khi thời tiết thuận lợi. Khi phát đốt vào thời điểm này rất dễ gây cháy rừng nếu không có sự kiểm soát tốt, thực tế đã có một vài vụ cháy quy mô nhỏ xảy ra ở tình trạng này.