Hiện trạng tài nguyên rừng và sử dụng đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của các bên liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, tỉnh yên bái (Trang 33 - 39)

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.3.3. Hiện trạng tài nguyên rừng và sử dụng đất

Khu BTTN Nà Hẩu được thành lập theo Quyết định số 512/QĐ-UB ngày 09/10/2006 của UBND tỉnh Yên Bái với diện tích 16.950 ha nằm trên địa bàn các xã Nà Hẩu, Đại Sơn, Phong Dụ Thượng, Mỏ Vàng. Hiện trạng sử dụng đất các xã trong vùng được thống kê ở bảng 3.3.[10]

Bảng 1.3: Hiện trạng sử dụng đất đai các xã vùng dự án (đvt: ha)

Các loại đất đai

Hẩu

Đại Sơn

Mỏ Vàng

Dụ

Thượng Tổng

TT Tổng diện tích tự nhiên 5.680,0 8.389,0 9.961,0 19.280,0 43.310,0 I Đất nông nghip 363,30 101,80 532,00 467,80 1464,90 1 Đất ruộng lúa, màu 55,70 53,20 39,10 174,40 322,40 2 Đất nương rẫy 282,21 33,83 485,48 249,14 1.050,66 3 Đất trồng cây hàng năm khác 23,25 14,77 3,07 40,09 81,18 4 Đất trồng cây lâu năm 2,14 0,00 4,35 4,17 10,66 II Đất Lâm nghip 4.577,97 5.400,89 6.420,90 10.539,69 26.939,45

1 Đất rừng tự nhiên 4.492,57 4.333,47 6.055,00 10.051,82 24.932,86 2 Đất có rừng trồng, rừng Quế 85,40 1067,42 365,90 487,87 2.006,59 III Đất nông thôn 8,92 2,04 86,19 168,09 265,24 IV Đất chuyên dng 0,00 0,00 3,56 1,03 4,59

V Đất chưa s dng 729,81 2.884,27 2.918,35 8.103,39 14.635,82 1 Đất bằng chưa sử dụng 0,00 0,00 10,96 23,82 34,78 2 Đất đồi núi chưa sử dụng 718,04 2.884,27 2.907,39 8.051,59 14.561,29 3 Đất núi đá không có rừng 11,77 0,00 0,00 27,98 39,75

Nguồn: Số liệu Ban quản lý Khu BTTN Nà Hẩu tháng 11 năm 2013

Trong diện tích được xác định là khu bảo tồn,với tổng diện tích tự nhiên 16.950ha. Có 470,04ha đất nông nghiệp (chiếm 2,9%). Đất lâm nghiệp,đất đồi chưa sử dụng và núi đá là 16.452,64ha (chiếm 97,1%).Đất ở nông thôn 27,32ha (chiếm 0,2%).Trong diện dự kiến làm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt không có đất nông nghiệp và đất ở.Nhiều nơi trong KBT còn giữ được đặc tính nguyên sinh và là nơi cư trú chính của các loài động,thực vật hoang dã nguy cấp-quý hiếm, đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn nguồn gen.

1.3.3.1. Hệ thực vật và phân bố của các loài quý hiếm

* Thảm thực vật

Kết quả phân loại các kiểu thảm thực vật rừng theo điều tra cho thấy trong khu vực bảo tồn có 2 kiểu rừng chính, đó là kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và kiểu rừng kín thường xanh hỗn hợp cây lá rộng - lá kim ẩm á nhiệt đới.

Trong đó có 4 kiểu phụ và 20 ưu hợp, quần hợp và xã hợp thực vật. [16]

* Khu hệ thực vật

Theo các báo cáo điều tra về hệ thực vật Nà Hẩu trước đây, cho thấy hệ thực vật trong Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có tính đa dạng khá cao về thành phần loài, về yếu tố địa lý, về dạng sống và về giá trị sử dụng.

a. Thành phần thực vật

Theo kết quả điều tra, hệ thực vật tại vùng lõi của Khu bảo tồn hiện nay có 516 loài thuộc 332 chi và 126 họ thuộc 5 ngành là ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), ngành Dương xỉ (Polyopodiophyta), ngành Hạt trần (Gymnospermoc) và ngành Hạt kín (Angiospermac).

Bảng 1.4: Thành phần thực vật bậc cao ở Khu bảo tồn Nà Hẩu

TT Ngành và Lớp

Họ Chi Loài

S h T l

%

S chi

T l

% S loài T l

%

1 Lycopodiophyta

(thông đất) 2 1,59 2 0,6 4 0,77

2 Equisetophyta (cỏ

tháp bút) 1 0,79 1 0,3 1 0,19

3 Polypodiophyta

(dương xỉ) 12 9,52 17 5,12 22 4,26

4 Gymnospermae (Hạt

trần) 5 3,96 5 1,51 6 1,16

5 Angiospermac (Hạt

kín) 106 84,13 307 92,46 483 93,6

6 Magnoliopsida (Hai lá

mầm) 89 239 385

7 Liliopsida (Một lá

mầm) 17 68 98

Tổng số 126 100 332 100 516 100

Các ngành trong hệ thực vật chiếm vai trò khác nhau nhưng không đồng đều, Ngành Hạt kín chiếm ưu thế lớn nhất với 438 loài (93,6%). Số loài thực vật sẽ còn cao hơn rất nhiều nếu có các đợt điều tra tỉ mỉ hơn. Có thể so sánh với một số khu bảo vệ khác, cho thấy tính đa dạng thành phần thực vật ở Nà Hẩu rất cao, không thua kém các Khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia khác về số lượng loài và họ, bộ. Kết quả so sánh được ghi ở bảng 3.5.

Bảng 1.5: So sánh khu hệ thực vật Nà Hẩu với một số khu bảo vệ khác

KBTTN, VQG Diện tích

(ha) Số họ Số chi Số loài

KBTTN Nà Hẩu (vùng lõi) 16.950 126 332 516

KBTTN Hòn Bà 20.978 120 401 592

Khu BTTN Na Hang 7.091 121 - 607

Khu BTTN Hữu Liên 10.640 162 506 795

VQG Ba vì 6.786 98 472 812

VQG Ba Bể 7.610 114 300 417

VQG Cát Bà 9.800 133 418 603

Vườn quốc gia Pù Mát 91.113 202 931 2.494

Qua bảng 1.5 cho thấy so với các khu vực lân cận thì Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, là KBT có mức đa dạng hệ thực vật khá cao, không thua kém với các khu vực lân cận.

b. Đa dạng về giá trị sử dụng

Căn cứ vào mục đích sử dụng có thể chia các loài cây vào các nhóm sử dụng sau đây:

Bảng 1.6: Phân loại thực vật theo công dụng

Công dụng Th G Lt N Vl+S

Số lượng 257 151 57 29 22

% 49,8 29,26 11,05 5,62 4,26

Nguồn: Số liệu Ban quản lý Khu BTTN Nà Hẩu, năm 2013 Ghi chú:

Th: Cây làm thuốc

Vl+S: Cây cho nguyên vật liêu thủ công mỹ nghệ

G: Cây cho gỗ

Lt: Cây làm lương thực, thực phẩm

N: Cây cho nhựa, tinh dầu, sơn, thuốc nhuộm

- Nhóm cây cho gỗ lớn, vừa dùng trong xây dựng có 151 loài, chiếm 29,26%

- Nhóm cây dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ như Pơmu (Fohienia hodginsii), Mua (Diaspyros mun), Thừng mực (Wrightia annamensis), Kim giao (Nageia fleuryi), Vàng tâm (Manglietia fordiana), Song mật (Calamus platyacanthus), Song bột (Calamus poilanei), Mây (Calamus tetradactylus)… chiếm số lượng ít nhất, chỉ có 22 loài, chiếm 4,26%

- Nhóm cây làm dược liệu: có 257 loài, chiếm 49,8 %, điển hình như loài Cốt toái bổ (Drynaria fortunei), Kha tử (Termilarra chebula), ổ kiến (Hydnophyllum formicarum), Đỗ trọng nam (Evonymus chinensis), Kim tuyến (Arvectochilus setaceus), Mã tiền (Strychno ignatii) …

- Nhóm cây cho nhựa, sáp, tinh dầu thơm, chất nhuộm: Tại KBT có nhiều loài cây cho nhựa quý và có giá trị kinh tế cao, chiếm khoảng 5,62 %.

- Nhóm cung cấp lương thực, thực phẩm, quả ăn có nhiều loài, điển hình như Củ mài (Dioscorea persimilis), chuối (Musa sp), Măng (Cephalostachyum chevalieri), dây gắm (Gnetum morotanum), Bứa núi (Garcinia montanum), Rau má (Centella asiatica), Rau tàu bay (Gynara crepidoides), quả Ươi (Scanphium lychophorum), chiếm 11,05%.

Các cây thuốc phân bố khá phổ biến trong khu vực (cả rừng núi đá, núi đất và tản mạn trong nhân dân)

c. Các loài bị đe doạ và loài đặc hữu, quý hiếm

Trong danh lục thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có 27 loài thuộc diện quý hiếm ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Thống kê các loài quý hiếm theo cấp bị đe doạ như sau:

Bảng 1.7: Mức độ nguy cấp của các loài thực vật

Cấp quý hiếm Ký hiệu Số lượng

Nguy cấp EN 8

Sẽ nguy cấp VU 7

Ít quan tâm LC 4

Thiếu dữ liệu DD 8

Nguồn: Số liệu Ban quản lý Khu BTTN Nà Hẩu tháng 11 năm 2013

3.1.3.2. Hệ động vật và phân bố của các loài quý hiếm Thành phần loài

Theo kết quả khảo sát đã ghi nhận được 129 loài thuộc 54 họ, 17 bộ của 4 lớp động vật có xương sống là Thú, Chim, Bò sát và ếch nhái.

Bảng 1.8: Kết quả khảo sát động vật rừng

STT Lớp Số lượng Nghị

định 32

Sách đỏ 2007

Bộ Họ Loài

1 Thú 4 16 31 14 11

2 Chim 10 25 63 8 5

3 Bò sát 2 9 25 8 12

4 Ếch nhái 1 4 10

Tổng 17 54 129 30 28

Nguồn: Số liệu Ban quản lý Khu BTTN Nà Hẩu tháng 11 năm 2013

- Tính đa dạng phân loại cao, bình quân 1 bộ có 3,18 họ, 1 họ có 2,39 loài.

- Có nhiều nguồn gen quí hiếm có giá trị bảo tồn cao không chỉ trong nước mà cả trên phạm vi quốc tế. Trong đó, có 28 loài có tên trong Sách đỏ.

+ Thú có: Báo hoa mai, Báo lửa, Gấu ngựa, Cu li lớn, Cu li nhỏ, Khỉ vàng, Khỉ mặt đỏ,...

+ Chim có: Diều hoa miến điện, Gà lôi trắng, Gà so ngực gụ, Cú lợn lưng nâu, Hồng hoàng, Niệc cổ hung và nhiều loài trong họ Khướu (Bộ Sẻ).

+ Bò sát có: Tắc kè, Rồng đất, Trăn mốc, Hổ mang chúa, Hổ mang thường, Rắn cạp nong, Rắn cạp nia, Rùa to đầu,...

+ Ếch nhái có: Cóc rừng, ếch xanh,...

Tính đa dạng thành phần động vật ở Nà Hẩu rất cao, không thua kém các Khu bảo tồn thiên nhiên và các Vườn quốc gia khác về số lượng loài và họ, bộ.

Rừng và động vật rừng bị tác động mạnh trong vòng 20 năm trở lại đây, kể từ khi có cuộc chuyển dân định cư sau năm 1979 của đồng bào H’Mông thành lập xã Nà Hẩu. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa có quy hoạch để quản lý chặt chẽ, chưa có các dự án đầu tư kịp thời tăng cường sinh kế cho người dân.

Tóm lại: Cũng như tình trạng chung của các VQG và các khu BTTN khác trong cả nước, tài nguyên động vật khu vực rất đa dạng về thành phần loài, song mật độ – trữ lượng hầu hết của các loài đều rất thấp, đặc biệt là các loài có kích thước lớn, các loài quí hiếm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của các bên liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, tỉnh yên bái (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)