Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của các bên liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, tỉnh yên bái (Trang 45 - 49)

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Quan điểm và Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

Cụ thể các bước tiến hành nghiên cứu đề tài được thể hiện tại (Sơ đồ 2.1) dưới đây.

Hình 2.2: Các bước thực hiện nghiên cứu 2.2.2.1. Thu thập các tài liệu thứ cấp

- Các tài liệu và các nguồn cung cấp:

+ Các văn bản, chính sách pháp luật của nhà nước, của tỉnh Yên Bái liên quan đến vấn đề nghiên cứu;

Thu thập TT, số liệu

Phỏng vấn cá nhân Phỏng vấn HGĐ Thảo luận nhóm

Phân tích số liệu

Phân tích định tính theo PRA

Phân tích định lượng bằng SPSS, Excel

Kết luận và Khuyến nghị

Hình thức tác động Nguyên nhân tác động

Giải pháp KT-XH

Kinh tế Xã hội

+ Các báo cáo của tỉnh, huyện, xã về quản lý rừng tại KBT;

+ Các tài liệu liên quan đến điểm nghiên cứu được thu thập tại địa phương như: điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế xã hội, báo cáo về công tác quản lý bảo vệ rừng, tình hình giao đất giao rừng...;

+ Các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: Tài liệu hội thảo về phát triển các KBTTN và VQG, các báo cáo nghiên cứu về lâm nghiệp cộng đồng tại Việt Nam…

- Phương pháp thu thập tài liệu:

+ Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết để có thể thu thập, hệ thống hoá theo nội dung hay địa điểm thu thập;

+ Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu;

+ Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp;

+ Kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

2.2.2.2. Chọn địa điểm nghiên cứu

Các điểm nghiên cứu được lựa chọn sau khi khảo sát sơ bộ một số xã vùng đệm, vùng lõi KBTTN Nà Hẩu; trao đổi với cán bộ KBTTN, Hạt kiểm lâm.

- Nguyên tắc chung: Điểm nghiên cứu phải là đại diện tương đối cho khu vực nghiên cứu.

- Nguyên tắc cụ thể:

Các xã được lựa chọn có đủ 3 dân tộc hiện đang sinh sống là, Dao,Tày và H’Mông. Thành phần dân tộc là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới việc lựa chọn hệ thống sản xuất, sinh kế của cộng đồng và đặc biệt là các hình thức tác động của cộng đồng tới TNR. Dân tộc và tập tục văn hoá có thể ảnh hưởng đến quá trình đổi mới, việc chấp nhận các kỹ thuật mới và sự tham gia vào các hoạt động phát triển.

Mỗi xã đại diện cho điều kiện về mức độ gần rừng, điều kiện giao thông, cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận để phát triển kinh tế...

Các thôn được lựa chọn đảm bảo đại diện cho xã và các hộ gia đình được lựa chọn phỏng vấn, thảo luận đảm bảo đại diện cho thôn.

Các xã, thôn đều đảm bảo có đủ loại kinh tế hộ: (1) Hộ khá hay hộ thoát nghèo ở mức cao; (2) Hộ thoát nghèo hay hộ trung bình; (3) Hộ nghèo; (4) Hộ rất nghèo.

Kết quả lựa chọn địa điểm nghiên cứu:

Lựa chọn được 3 xã trong khu bảo tồn làm địa điểm nghiên cứu là Nà Hẩu, Mỏ Vàng, Đại Sơn, kết quả cụ thể được trình bày ở Bảng 2.1

Bảng 2.1 Địa điểm, thành phần dân tộc khu vực nghiên cứu

STT Tên xã Huyện tỉnh Vị trí Dân tộc Chú thích

1 Nà Hẩu Văn Yên/Yên Bái Vùng lõi Mông

2 Mỏ Vàng Văn Yên/Yên Bái Vùng

đệm Dao, Tày

3 Đại Sơn Văn Yên/Yên Bái Vùng

đệm Dao, Tày

KBTTN Nà Hẩu nằm trên địa bàn của 4 xã gồm xã Nà Hẩu, xã Mỏ Vàng, xã Đại Sơn, xã Phong Dụ Thượng của huyện Văn Yên. Vì vậy tác giả đã lựa chọn 3 xã trong 4 xã trên là địa điểm nghiên cứu của đề tài.

2.2.2.3. Xác định dung lượng mẫu điều tra

Mẫu điều tra, phỏng vấn là một phần của tổng thể được lựa chọn theo những cách thức nhất định và với một dung lượng hợp lý. Mẫu có tính đại diện để có thể suy rộng thông tin thu được cho tổng thể.

Với nghiên cứu này, đề tài chọn cách xác định dung lượng mẫu không lặp lại theo công thức sau:

n= (1)

Trong đó: n: Dung lượng mẫu cần chọn N: Số hộ của xã điều tra

t: Hệ số ứng với mức tin cậy(t=95%) d : Sai số mẫu(cho trước d=5-10%)

S2 :Phương sai mẫu tổng thể(cho trước S2=0,25)

Kết quả tính toán số HGĐ cần lựa chọn phỏng vấn theo các xã được xác định là:

Tổng số hộ gia đình cần điều tra là 120 HGĐ

2.4.2.4. Phương pháp điều tra thu thập số liệu hiện trường

Đề tài đã sử dụng các công cụ điều tra có sự tham gia như: Thảo luận nhóm nông dân, thảo luận với cán bộ địa phương, phân tích SWOT, khảo sát thực địa, phỏng vấn kinh tế hộ,…để thu thập những thông tin cơ bản của 3 xã. Những thông tin cơ bản bao gồm:

Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã, những đặc điểm chính của thôn nghiên cứu.

Tình hình quản lý đất đai hiện nay: Ranh giới, chủ sở hữu, thời gian, cơ sở chính sách…,

Quyền sử dụng và hiện trạng rừng, đất rừng,

- Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất, quản lý rừng, đất rừng...

Sử dụng các công cụ PRA sau đây để thu thập các thông tin và số liệu ngoài hiện trường:

Phỏng vấn cán bộ KBTTN, hạt kiểm lâm, cán bộ xã của 3 xã nghiên cứu điểm để nắm bắt những thông tin chung nhất của khu vực như: Tình hình đất đai, tài nguyên rừng, công tác QLBVR, cây trồng, vật nuôi, tình hình phát triển KT-XH của địa phương…

Phỏng vấn ban quản lý các thôn, bản của các cộng đồng nghiên cứu: Công cụ này được thực hiện đầu tiên khi tới thôn, bản, nhằm tìm hiểu tình hình chung về kinh tế - xã hội của thôn, bản như: Dân số, mức sống, dân trí, các loại đất đai, các hỗ trợ từ bên ngoài, các hình thức sử dụng tài nguyên rừng...

Phỏng vấn hộ gia đình: Được thực hiện thông qua bảng phỏng vấn bán định hướng được chuẩn bị và kiểm tra trước (xem Phụ lục). Tiến hành phỏng vấn 120 HGĐ, mỗi xã 40 HGĐ.Trong đó tại xã Nà Hẩu và 4 thôn của hai xã Mỏ Vàng và Đại Sơn chỉ có 3 hộ dân tộc Kinh tham gia phỏng vấn nhưng không tính toán số liệu nên tổng số các hộ được xử lý số liệu là 117 HGĐ. Các HGĐ phỏng vấn được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên có hệ thống. Danh sách phân loại hộ được thu thập tại ban quản lý các thôn (Trưởng thôn).

Thảo luận nhóm, phân tích SWOT: Phương pháp này được thực hiện sau khi thực hiện công cụ phỏng vấn HGĐ. Các cuộc thảo luận được tiến hành dựa trên khung thảo luận chuẩn bị sẵn. Nhóm thảo luận gồm 3-5 người hoặc lớn hơn tuỳ theo số lượng hộđược phỏng vấn mỗi thôn và sự phân tán của các hộ trong thôn, với đầy đủ thành phần kinh tế hộ trong thôn. Thảo luận nhóm nhằm bổ sung và thống nhất về các hình thức, mức độ tác động của người dân vào rừng và đất rừng của KBTTN Nà Hẩu, các nguyên nhân của sự tác động đó, những khó khăn và khuyến nghị của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng.

Phân tích tổ chức, thể chế: Xác định các tổ chức trong cộng đồng, vai trò của các tổ chức đó, các thể chế cộng đồng và sự ảnh hưởng của chúng tới việc quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của các bên liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, tỉnh yên bái (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)