Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của các bên liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, tỉnh yên bái (Trang 30 - 33)

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.3.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội

1.3.2.1. Dân tộc, dân số, lao động và phân bố dân cư

Bảng 1.2: Dân số và thành phần dân tộc các xã vùng quy hoạch [3].

Stt Tên thôn

Tổng dân số Kinh

Dân tộc thiểu số

Tên các dân tộc thiểu số Số hộ Số

khẩu Số hộ

Số khẩu

Tỷ lệ

(%) Số hộ Số khẩu Tỷ lệ (%)

1 Đại Sơn 693 4.524 83 720 16 692 4.521 84 Dao, Tày

2 Mỏ Vàng 815 5.946 69 802 13 815 5.946 87 Dao

3 Phong Dụ

Thượng 984 8.037 76 1104 14 984 8.037 86 Dao, Tày,

Thái

4 Nà Hẩu 362 2.158 - - - 362 2.158 100 H’Mông

Tổng: 2.854 20.665 228 1.653 8 2.626 19.012 92 -

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Yên, tháng 01/2013

Dân số toàn vùng quy hoạch là 20.665 người, gồm 2.854 hộ, trong đó nữ chiếm 12.399 người. Tổng số lao động chiếm 16.532 người, trong đó lao động nữ chiếm 32% ở 35 thôn của các xã khảo sát. Các thôn vùng đệm gồm 20 thôn của 3 xã Đại Sơn, Mỏ Vàng và Phong Dụ Thượng có 1.486 hộ với 15.304 khẩu. Có 1.062 hộ với 5.361 khẩu hiện sinh sống trong vùng lõi của KBT bao gồm 362 hộ của toàn xã Nà Hẩu, 285 hộ thuộc 4 thôn của xã Đại Sơn, 298 hộ thuộc 4 thôn của xã Mỏ Vàng và 117 hộ của 2 thôn thuộc xã Phong Dụ Thượng.

Toàn bộ khu vực nghiên cứu (3 xã) hiện có 3 dân tộc thiểu số với 2.626 hộ và 19.012 khẩu; chiếm 92% dân số trong khu vực thuộc 35 thôn khảo sát. Tỷ lệ phần trăm các dân tộc này, sắp xếp từ cao đến thấp như sau: (1) dân tộc Dao có 16.449 khẩu chiếm 87%;

(2) dân tộc H’Mông có 2.563 khẩu, chiếm 4% và (3)Tày có 271 khẩu, chiếm 1%. Người Kinh chiếm 8% dân số.

Dân tộc Dao: Người Dao là một trong những dân tộc có số dân đông và phân bố rộng trong Khu bảo tồn. Người Dao sống phân bố ở các làng, bản thuộc các xã Phong Dụ Thượng, Đại Sơn, Mỏ Vàng. Người Dao còn giữ được nhiều thuần phong, mỹ tục và truyền thống đặc trưng của họ. Phụ nữ người Dao hàng ngày vẫn mặc áo váy truyền thống do họ tự làm ra, đàn ông người Dao trưởng thành thực thụ phải trải qua lễ Lập tỉnh, trong ngày lễ này điệu múa truyền thống là múa xoè.

Trong sản xuất và sinh hoạt người Dao mang tính cộng đồng rõ nét, tại Văn Yên nói chung và các xã Khu bảo tồn nói riêng người Dao giầu có nhờ thu nhập từ các sản phẩm cây quế đem lại.

Dân tộc H'Mông: Người H’Mông là dân tộc phân bố chủ yếu trong khu vực vùng lõi Khu bảo tồn. Cũng như các dân tộc khác, người H’Mông cũng có những đặc trưng văn hoá và tuyền thống đẹp. Tại Nà Hẩu người H’Mông tuy chuyển dân định cư, canh tác lúa nước, nhưng vẫn giữ được đặc trưng bản sắc của dân tộc mình.

Trong cuộc sống sinh hoạt, cũng như trong sản xuất, người H’Mông có tính cộng đồng rất cao, có tinh thần tự lực tự cường, hàng ngày, phụ nữ H’Mông vẫn mặc áo váy truyền thống từ những sản phẩm vải do chính họ làm ra.

1.3.2.2. Tập quán sinh hoạt, sản xuất

Sản xuất Nông nghiệp trong khu vực chiếm tỷ trọng cao, trong khi diện tích đất nông nghiệp thì quá nhỏ, tỷ trọng sản xuất lâm nghiệp đang phát triển mạnh nhờ trồng quế, dịch vụ chậm phát triển. Nhìn chung trong khu vực nền kinh tế bước đầu đã có sự chuyển dịch từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, nhưng cần có sự chuyển đổi cơ cấu nhanh mới có thể tiến kịp và hòa nhập với xu thế chung của các vùng trong tỉnh.

Sản xuất lâm nghiệp: Trong khu vực đã có một số dự án: 135, 661, giảm nghèo của WB, vay vốn 167, định canh, định cư, nhưng với vốn đầu tư thấp, không thường xuyên. Ngoài ra người dân còn tham gia nhận khoán bảo vệ rừng trên diện tích 9.863 ha, mức khoán 100.000đ/ha/năm, góp phần cải thiện thu nhập của người dân.

a. Sản xuất nông nghiệp

Trồng trọt: Diện tích đất nông nghiệp có tỷ lệ quá nhỏ so với tổng diện tích.

Trong đó đất trồng lúa, màu ít, bình quân 285m2/khẩu sản phẩm trồng trọt chủ yếu là lúa nước, ngô, lúa nương, sắn… Ruộng nước được phân bố nơi thấp, gần nới dân cư, ven suối và ruộng bậc thang. Năng suất lúa thấp do kỹ thuật canh tác chưa cao, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.

- Các loại hoa màu thường có Ngô, Sắn…được trồng trên nơi đất cao, bằng phẳng nhưng không có điều kiện khai hoang ruộng nước. Do diện tích ruộng nước không đầy 1sào/người, chủ yếu là 1 vụ, người dân phải làm nương rẫy để bổ sung nguồn lương thực.

- Chăn nuôi: Chăn nuôi trong khu vực chưa phát triển, chưa được trú trọng đầu tư. Thành phần đàn gia súc tương đối đơn giản, chủ yếu là trâu, bò, ngựa, lợn, gà. Công tác thú y chưa phát triển, các thôn bản chưa có cán bộ thú y hoặc cán bộ chưa qua trường lớp chính quy.

b. Lâm nghiệp

Trước đây lâm sản chính do người dân khai thác từ rừng chủ yếu là gỗ, các loài động vật phục vụ làm nhà và nguồn thực phẩm, đôi khi trở thành hàng hoá. Từ khi thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên, giao đất giao rừng, lực lượng kiểm lâm đã

cắm bản cùng người dân tham gia bảo vệ rừng thì hiện tượng khai thác gỗ và săn bắn thú rừng bừa bãi không còn xảy ra thường xuyên, công khai. Một nguồn lợi từ rừng đem lại sự giàu có của nhiều hộ trong khu vực nhất là ở Phong Dụ Thượng, Mỏ Vàng, Đại Sơn là trồng và khai thác rừng quế, có thể xem cây quế ở đây là cây xoá đói giảm nghèo, là cây đem lại thu nhập chính của người dân trong Khu bảo tồn.

c. Đời sống sinh hoạt

Số liệu thống kê năm 2013 của huyện Văn Yên cho thấy, tại xã Nà Hẩu có 233 hộ nghèo chiếm 70,1 %, hộ cận ngèo là 71 hộ chiếm 21,3 %, đời sống sinh hoạt rất đơn sơ và gặp rất nhiều khó khăn, số hộ được xem ti vi rất ít.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của các bên liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, tỉnh yên bái (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)