Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Quan điểm và Phương pháp nghiên cứu
2.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
Số liệu điều tra được tổng hợp, mã hoá trên máy tính bằng phần mềm nhập số liệu được tác giả xây dựng trên nền chương trình MS. Access (xem Phụ lục 5).
Dữ liệu này dễ dàng liên kết với các phần mềm phân tích cụ thể như SPSS 13.0 và MS. Excel để phân tích chuyên đề.
Các số liệu được tổng hợp theo từng nhóm nội dung để phân tích. Riêng số liệu về kinh tế hộ như: đầu tư sản xuất, chi phí, thu nhập… được tính toán theo nguyên tắc cụ thể sau: (1) Công lao động của gia đình không được quy đổi sang chi phí đầu tư bằng tiền cho sản xuất; công lao động được tổng hợp theo 2 nhóm:
nhóm đầu tư bằng công cho sản xuất tại HGĐ và nhóm đầu tư bằng công cho canh tác trên rừng, đất rừng của KBTTN. (2) Gỗ, gỗ củi phục vụ nhu cầu của HGĐđược lấy từ rừng không tính vào thu nhập từ rừng, chỉ tính khi mang bán.
2.2.3.1. Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất với tổng thu nhập
Sản xuất là quá trình chuyển hoá những yếu tố đầu vào (yếu tố nguồn lực) thành những yếu tố đầu ra và kết quả của sản xuất do lượng, chất của các yếu tố đầu vào, công nghệ sử dụng quyết định, mối tương quan phụ thuộc đó được diễn tả qua hàm sản xuất.
Nghiên cứu sử dụng hàm sản xuất Cobb - Douglas (hàm có hệ số co dãn không đổi) để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực đến tổng thu nhập của các HGĐ . [23]
Hàm sản xuất về cơ bản có dạng:
Y = a. X1β1. X2β2... Xnβn.e(γ.Zi) (2)
Trong đó:
Y: là biến số phụ thuộc – thể hiện kết quả sản xuất.
X1, X2, ...Xn: là các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (đây là các biến số độc lập).
β 1, β2... βn: là hệ số đóng góp của các yếu tốđầu vào trên.
a: hằng số thể hiện năng suất lao động tổng hợp.
Zi: là các yếu tố hiệu quả hay các yếu tố khác ngoài yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.
γ: là các hệ số đóng góp của các yếu tố hiệu quả Zi.
Yếu tố nguồn lực ở đây là các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như: vốn đầu tư, đất đai, giống, phân bón…..
Yếu tố hiệu quả hay các yếu tố khác ngoài yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như: Dân tộc; nhóm kinh tế hộ; vị trí tương đối của thôn theo độ cao, theo đường ranh giới KBTTN; mức độ gần rừng, mức độ thuận tiện về giao thông, đi lại, khả năng tiếp cận kinh tế hướng ra bên ngoài…
Trong các yếu tố hiệu quả, dân tộc thuộc dạng biến định tính do vậy công cụ xử lý đó chính là biến giả (dummy). Biến giả trong phân tích bằng hàm sản xuất được mã hoá như sau: DTi = một biến giả bằng 1 nếu dân tộc thứ i là người H’Mông và bằng 0 nếu dân tộc thứ i là người khác (số biến giả bằng số dân tộc trừ một).
Để tính toán, hàm số (1) được biến đổi về dạng tuyến tính đối với tham số, bằng việc lấy Logarit tự nhiên cả hai vế:
LnY = a0+ β1LnX1 + β2LnX2 +… + βnLnXn + (γ1Z1 + γ2Z2 + … + γnZn) (3) Trong đó:
LnY: Là hàm tuyến tính với các tham số β.
β1, β2,... βn : Là các hệ số thể hiện độ co dãn của Y đối với Xi, điều này được giải thích:
Khi X1 thay đổi 1% thì Y thay đổi β1%.
Khi X2 thay đổi 1% thì Y thay đổi β2%.
Khi Xn thay đổi 1% thì Y thay đổi βn%.
γ1, γ2,… γn: Là các hệ số thể hiện độ co dãn của Y đối với Zi, điều này được giải thích:
Khi Z1 thay đổi 1 đơn vị thì Y thay đổi γ1%.
Khi Z2 thay đổi 1 đơn vị thì Y thay đổi γ2%.
Khi Zn thay đổi 1 đơn vị thì Y thay đổi γn%.
Sự đóng góp nhiều hay ít, tích cực hay tiêu cực của các yếu tố đầu vào và yếu tố hiệu quả vào thu nhập phụ thuộc vào hệ số β, γ cao hay thấp, dương (+) hay âm (-). Chỉ số đặc trưng (eigenvalue) càng gần mức 0 và chỉ số điều kiện (condition index) lớn hơn 30 cho biết yếu tố có cộng tuyến mạnh đến thu nhập.
2.2.3.2. Phân tích sự phụ thuộc của người dân địa phương vào TNR
Nhằm xác định mối quan hệ giữa tổng thu nhập của các HGĐ với các biến số trong khai thác TNR của từng dân tộc. Nếu X là 1 đại lượng không ngẫu nhiên còn Y là 1 đại lượng ngẫu nhiên thì Y là hàm số của X. Sự phụ thuộc này được biểu diễn bằng hàm số sau [23]:
Y= F(X) (4)
Nghiên cứu đưa ra giả thiết: Biến phụ thuộc là tổng thu nhập của HGĐ (Y); biến độc lập (X) là thu nhập từ rừng. Mối quan hệ giữa biến X và biến Y thường được lượng hoá mức độ chặt chẽ bằng hệ số R. Nếu xác suất của F hoặc T (Sig. ≤ 0,05) thì tồn tại hệ số R.
- Mối quan hệ đó có thể là dạng đường thẳng Y= a + bx ta có hệ số tương quan Pearson ký hiệu là r. [28]
r = (5)
(N−1).Sx.Sy Trong đó N: số quan sát
Sx, Sy là độ lệch chuẩn của từng biến X và Y
- Nếu mối quan hệ đó là các dạng khác ngoài đường thẳng ta có hệ số xác định để đánh giá mức độ phụ thuộc giữa biến X và Y. Hệ số xác định được tính theo công thức sau:
Hoặc:
Trong đó:
y là trị số trung bình của n trị số quan sát của biến phụ thuộc Y.
yˆ là trị số lý luận của phương trình hồi quy.
Theo công thức thì hệ số xác định R2 là tỷ lệ biến động của đại lượng Y được giải thích bởi phương trình hồi quy yˆ .Giá trị của hệ số xác định R2được giới hạn từ 0 đến ±1, R2 càng cao thì sự phụ thuộc của tổng thu nhập của các HGĐ vào các biến số đó càng lớn.
Các số liệu đã phân loại theo nhóm công thức được đưa vào phần mềm SPSS để tính toán. Việc đánh giá mức độ phù hợp của các phương trình tương quan, đề tài đã sử dụng những chỉ tiêu: Mức độ liên hệ, sự tồn tại của chỉ tiêu biểu thị mức độ tương quan, sự tồn tại của các tham số trong phương trình tương quan, hệ số biến động, hệ số chính xác của phương trình tương quan…được thực hiện theo hướng dẫn của Ngô Kim Khôi (1998); Nguyễn Hải Tuất và Nguyễn Trọng Bình (2005); Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh và Ngô Kim Khôi (2006) [22].
Các mô hình quan hệ có thể có biến đơn hoặc tổ hợp biến, tuyến tính hoặc phi tuyến tính.. và mô hình được lựa chọn đảm bảo nguyên tắc chính xác, đơn giản, dễ dàng áp dụng, ưu tiên dạng tuyến tính sau đó mới đến dạng hàm phức tạp như hàm mũ, bậc 2, bậc 3, logarit,... phù hợp với thực tế về chiều hướng quan hệ, mức độ ảnh hưởng.
2.2.3.3. Phân tích các mối quan hệ nhân quả làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý TNR ở khu vực nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng ma trận Win-Loss (Được - Mất), để phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế hộ với quản lý TNR ở khu vực vùng đệm và vùng lõi KBTTN Nà Hẩu. Trên cơ sở những phân tích trên, với mục tiêu hướng tới hài
(6)
hoà giữa phát triển kinh tế hộ và quản lý TNR, đề tài xác định giải pháp QLTNR gắn với phát triển KT-XH tại khu vực nghiên cứu.
- Hình 2.3. Mô hình tứ diện về phát triển kinh tế hộ và quản lý
tài nguyên rừng
Mô hình này áp dụng cho những người sống trong rừng và gần rừng, bao gồm những khái niệm sau:
- “Được-Được” nghĩa là phát triển kinh tế hộ và quản lý tốt tài nguyên rừng được thừa nhận là luôn đi đôi với nhau.
- “Được-Mất” nghĩa là thành công trong công tác phát triển kinh tế hộ gây ra suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.
- “Mất-Được” nghĩa là kinh tế hộ kém phát triển hay nghèo đi vì họ không được phép sống gần rừng nữa.
- “Mất-Mất” nghĩa là kinh tế hộ kém phát triển và tài nguyên rừng không quản lý được hay cả kinh tế hộ và tài nguyên rừng đều bị thua thiệt.
Phân tích này làm cơ sở để đề xuất giải pháp. Phương án tốt nhất là chọn “Được - Được” trong đề xuất giải pháp và không chọn “Mất - Mất” trong đề xuất giải pháp. Trong từng điều kiện cụ thể, tại những thời điểm nhất định sẽ lựa chọn phương án “Được - Mất” hoặc “Mất - Được” để xuất giải pháp.
Chương 3