Chương 3: PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ HUY CẬN THỂ HIỆN QUA NGÔN NGỮ THƠ LỬA THIÊNG 3.1. Phong cách thơ Huy Cận qua nghệ thuật ngôn từ Lửa thiêng
3.2. Phong cách thơ Huy Cận qua nhạc tính trong Lửa thiêng
3.2.1. Nhạc tính thể hiện trong thể loại thơ 7 chữ, 8 chữ
Bàn về vần trong thơ, Viên Mai cho rằng: “Thơ không nên cách luật nghiêm nhặt, nhưng phải có chút ít vần điệu. “Thơ có thanh mà không có vần là gạch ngói vậy” [14, 140]
Nhận xét về phần vần của các “thi sĩ hiện đại” trong trào lưu Thơ mới, Dương Quảng Hàm cho rằng cách hiệp vần có các trường hợp như sau [37, 429-423]:
Thơ mới đã thay đổi cách gieo vần
(1)Trong một bài thơ thường mỗi câu mỗi gieo vần (trong lối thơ cũ, chỉ gieo vần ở cuối câu đầu và các câu chẵn). Tuy vậy, cũng có bài có câu không có vần.
(2) Các câu trong bài hiệp theo nhiều vần, vừa vần bằng, vừa vần trắc (như lối viết liên vận trong thể thơ cổ phong tràng thiên), chứ không hiệp vần theo một vần dùng một loại vần như thể thơ Đường luật.
Cách hiệp vần thơ mới phỏng theo hiệp vần như thơ Pháp:
-vần liền: hai vần bằng rồi đến hai vần trắc; hoặc ngược lại -vần gián cách: một vần bằng rồi đến một vần trắc
-vần ôm: giữa hai vần trắc xen vào hai vần bằng; hoặc trái lại -vần hỗn hợp: các vần bằng trắc không theo thứ tự nhất định.
Trong buổi đầu hình thành “diện mạo tổng thể văn hóa mới đầu thế kỷ XX”, có lẽ các ca khúc mới có âm giai nhạc Tây Phương nhưng ca từ và vần có lúc như “chạm vào nhau” với thơ mới. Về nội dung ca khúc đậm chất trữ tình lãng mạn, âm hưởng phong vị lãng mạn của thơ ca cổ điển Việt Nam và thơ Đường và về vần có âm điệu có phần nào như thơ mới. Chẳng hạn, ca khúc Trương Chi của Văn Cao: Một chiều xưa trăng nước chưa thành thơ.
Trầm trầm không gian mới rung thành tơ. Vương vất heo may hoa yến mong chờ. Ôi tiếng cầm ca thu đến bao giờ…
Nếu sắp xếp lại, những dòng ca từ này chính là những câu thơ 8 chữ, mang vần liền hoặc cũng là vần ôm:
Một chiều xưa, trăng nước chưa thành thơ Trầm trầm không gian mới rung thành tơ Vương vất heo may, hoa, yến mong chờ.
Ôi tiếng cầm ca, thu đến bao giờ…
Huy Cận dựa vào các quy tắc này đã có cách chọn hiệp vần tương đối ổn định trong thời điểm sáng tác của ông lúc bấy giờ. Với 50 bài thơ của tập Lửa thiêng, trong đó bao gồm thơ 4 chữ: 02 bài; thơ 5 chữ: 05 bài; thơ 7 chữ: 19 bài; thơ 8 chữ: 16 bài; thơ lục bát: 8 bài, Huy Cận chọn lựa sử dụng thích hợp thể thơ, tuân thủ các cách hiệp vần khuôn mẫu: vần gián cách, vần liền, vần ôm, vần hỗn hợp.
-Vần liền:
Một buổi trưa không biết ở thời nào, Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao, Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ, Mà đôi lứa đứng bên vườn tình tự.
(Đi giữa đường thơm) -Vần ôm:
Rụng những chùm tên mấy độ bông, Phai hàng nhật ký chép song song;
Chàng trai gối mộng trên trang sách Tỉnh thức, mùa xuân rụng hết hồng.
(Buồn) -Vần gián cách (vần chéo):
Hỡi mây trắng phấp phơ màu gió cũ!
Nước buồn ôi! Còn lại bến sơ xưa
Cho ta gởi vọng xuôi về quá khứ Đôi chút sầu tư nước đẩy, mây đưa.
(Bi ca)
Nhưng, bên cạnh những câu thơ một dòng thông thường, Huy Cận còn vận dụng cách vắt dòng (rejet ou enjambement) của thơ Pháp để giữ đúng vần khi sáng tác. Đây cũng là kỹ thuật “ngắt dòng” được các nhà thơ trong phong trào Thơ mới ưa chuộng, coi như một cách vừa chuyển tải mạch suy nghĩ của nhà thơ tương đối đầy đủ, vừa làm “lạ hóa” câu thơ, gây sự chú ý cho người đọc. Các nhà hình thức luận Nga cũng chú ý dạng câu thơ vắt dòng này khi cho rằng sự ngừng lại đột ngột của câu trước khi đến cuối dòng hay thậm chí gối đầu lên nó sẽ có tác dụng làm giảm nhẹ độ căng giữa nhịp điệu và cú pháp [106, 101]. Câu thơ vắt dòng đôi khi có vần hỗn hợp:
Đâu cơn yêu mến đến không chờ?
Tháng ngày vùn vụt, phai màu áo Của những nàng tiên mộng trẻ thơ (Buồn)
Người khẽ nắm tay, tôi khẽ nghiêng mình Như sắp nói, nhưng mà không;- khóm trúc Vừa động lá, ta nhận vào một lúc
Cả không gian hồn hậu rất thơm tho.
(Đi giữa đường thơm) Khi bóng hoàng hôn phủ núi xa, Khi niềm tư tưởng vướng chân, và Khi cầm không được, anh ngồi khóc:
Ấy lúc em tôi đã tới nhà (Em về nhà)
Thế Lữ, người được tôn vinh “đệ nhất thi nhân” trong thời kỳ đầu Thơ Mới đã sớm làm thơ theo kiểu vắt dòng, làm “lạ hóa” ngay câu lục (trong câu thơ lục bát):
Trời cao, xanh ngắt- Ô kìa,
Hai con hạc trắng bay về bồng lai (Tiếng sáo Thiên thai)
Hoặc, kỹ thuật vắt dòng sau đó được Bích Khê tiếp tục trau chuốt và
“biến tấu”, làm câu thơ thay đổi hẳn hình thức:
Người họa điệu với thiên nhiên, ân ái Buồn, và xanh trời. (Tôi trôi với bờ Êm biếc-khóc với thu-lời úa ngô
Vàng…Khi cách biệt- giữa hồn xây mộ- Tình hôm qua- dài hôm nay thương nhớ…) (Duy tân)
(Phải chăng với kỹ thuật thơ vắt dòng, về sau là một trong những đặc điểm cho kiểu thơ Tân hình thức ra đời theo quan niệm mỹ học “hậu hiện đại”
cuối thế kỷ XX ?)
Cách diễn đạt tư duy nghệ thuật qua kỹ thuật vắt dòng, đối với Bích Khê là sự phá cách, là cách tân câu thơ. Điều này chắc chắn sẽ làm gãy nhịp thơ đều đặn êm ái, quen thuộc của thơ mới, vốn ưa chuộng vần. Nhưng, trong những câu thơ vắt dòng của Huy Cận, nhịp thơ vẫn giữ được sự hài hòa, đều đặn, nhờ âm hưởng mỹ học thơ cổ điển dân tộc.
Tuy nhiên, bàn về vần tạo âm vang cho nhạc điệu, trở lại hai câu thơ bài Tràng giang trong phần bản thảo ban đầu và phần đã xuất bản, cho thấy nhà thơ Huy Cận có ý chọn lựa giữa hai từ hoàng hôn và chiều hôm :
-Không khói chiều hôm cũng nhớ nhà (bản thảo Tràng giang thứ 15) -Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà (trích tập thơ Lửa thiêng)
Khi chọn lựa từ Hán Việt hoàng hôn thay từ thuần Việt chiều hôm, câu thơ âm hưởng chất thơ cổ điển “Trời chiều bãng lãng bóng hoàng hôn” của Bà Huyện Thanh Quan (tương tự trường hợp nhà thơ Thâm Tâm dùng từ hoàng hôn trong Tống biệt hành: Bóng chiều không thắm không vàng vọt/ Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong). Những âm hưởng ở đây cho thấy độ vang của từ Hán Việt, dễ tạo âm vang, nhạc điệu câu thơ.
3.2.1.2. Nhịp
Bàn về nhịp điệu câu thơ, qua các công trình nghiên cứu của Trường phái Hình thức Nga, cho thấy có nhiều định nghĩa khá sâu sắc của O. Brik, Eikhenbaum, Tomashevski, Yu. Tynianov… Tynianov cho rằng thơ là một cấu trúc được đặc trưng bởi sự phụ thuộc của toàn thể các yếu tố vào nguyên tắc nhịp điệu. Tomashevski mở rộng khái niệm nhịp điệu đến toàn thể các yếu tố ngôn ngữ tổ hợp thành câu thơ: không chỉ các yếu tố về âm điệu, vần, sự trùng điệp lẫn các yếu tố ngữ nghĩa cũng có thể giữ vai trò nhịp điệu. Còn Shklovski cho rằng thơ như là một cấu trúc đặc biệt của ngôn ngữ và ngôn ngữ bị ngăn trở, bị hạn chế; hình thức bị ngăn trở cố ý đó là nhịp điệu. Nhận định của các nhà hình thức luận Nga mở ra nhiều vấn đề tham khảo khá lý thú; và, dĩ nhiên, họ đã nhắc đến phong cách nghệ thuật của tác giả cũng có phần liên quan nhịp điệu câu thơ. [106, 99-120]
Phần lớn các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới đều chú ý đến âm điệu, nhịp điệu, nhạc tính trong thơ. Với Xuân Diệu, âm nhạc rất gần gũi thơ ca theo quan niệm sáng tác của ông. Không hẳn ảnh hưởng Verlaine về quan niệm âm nhạc (“Thơ là âm nhạc. Âm nhạc trước hết” –Verlaine - Art Poétique), thật ra, chính bản thân Xuân Diệu cũng là người yêu âm nhạc dân tộc ngay thời trai trẻ. Diễn tả những cung đàn trong thơ cũng là cơ sở của nhạc tính, nhịp thơ như buông lơi theo cảm xúc: 4/3, 2/2/3, 4/3, 2/3/2…
Cây cỏ bình yên,/ khuya tỉnh mịch
Bỗng đâu/ lên khúc/ Lạc âm thiều Nhị hồ/ dở bốc/ niềm cô tịch
Không khóc/ nhưng mà/ buồn hiu hiu Điệu ngả/ sang bài Mạnh Lệ Quân Thu gồm xa vắng/ tự muôn đời
Sương nương theo trăng/ chừng lưng trời Tương tư/ nâng lòng lên/ chơi vơi.
(Nhị hồ)
Ở Lửa thiêng, nhịp thơ câu thơ 7 chữ thường theo quy tắc truyền thống 2/2/3 hoặc nhịp 4/3:
Từ buổi/ tiên đi,/ sầu cũng nhỏ,/
Nhân gian/ thôi nhớ/ chuyện trên trời;
Than ôi, trời đẹp/ nhưng trời buồn/
Như cảnh tươi màu/ rạp cải lương/
(Giấc ngủ chiều)
Câu thơ 8 chữ, ngoài cách ngắt nhịp 3/3/2 quen thuộc, thỉnh thoảng chuyển sang nhịp 3/2/3:
Người ở đó,/ tôi làm như/ ghẻ lạnh, Người đi rồi,/ thôi mong mỏi/ gì đâu!/
…
Những bàn tay/ đáng lẽ/ phải giao nhau/
Hờ hững thế!/ Không chịu cầm/ lưu luyến/
Tên viết tắt,/ tin rằng/ lòng nhớ kỹ,/
Bạn một hôm/ đi đến/ rất tình cờ./
(Tình mất)
Ai chết đó?/ Nhạc buồn/ chi lắm thế!/
Chiều mồ côi,/ đời rét mướt/ ngoài đường/
(Nhạc sầu)
Tương tự, câu thơ lục bát thường có nhịp 2/2/2/, đôi khi Huy Cận đã chuyển câu thơ sang nhịp 3/3, tạo cảm xúc mới mẻ nhưng cũng mang chút âm hưởng nhịp câu thơ lục bát trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (Làn thu thủy/nét xuân sơn/; Người quốc sắc/kẻ thiên tài/ . Nhà thơ Bùi Giáng cũng thường sử dụng nhịp 3/3 theo dạng này: Người lận đận/kẻ lao đao (Nhớ nhung) ):
Bỗng dưng/ buồn bã/ không gian/
Mây bay/ lũng thấp,/ giăng màn /âm u/
Nai cao gót/ lẫn trong mù (Thu rừng) Ngủ đi em,/mộng bình thường/
(Ngậm ngùi)
Nhìn chung, phần lớn câu thơ của Huy Cận vẫn tuân thủ nhịp điệu câu thơ truyền thống, với tính chất hài hòa hơn là phá cách. Đó cũng là đặc điểm tạo giọng điệu thâm trầm được tìm thấy thường xuyên trong thơ ông.
3.2.1.3. Thanh điệu
Vần, nhịp điệu, thanh điệu đều liên quan đến nhạc tính trong thơ.
Khi đề tựa sách Ngô gia văn phái, Phan Huy Ích viết: “Thành được một nhà văn là việc nhỏ, một nhà văn mà đời nọ nối đời kia, chi này truyền chi khác, lại là một việc quý và hiếm trong giới văn chương. Trên đời, những người rong ruổi trong rừng văn, cầm bút viết nên văn, không phải là ít, nhưng nói về việc tâm tư linh hoạt, cốt cách cao kì, hơn hẳn người thường, tất phải ý chí như vàng ngọc, thanh điệu như nhạc ca, sóng từ kết lại, phát ra thành văn, mới xứng là danh gia.” [124, 81]
Ngày nay, sự quan tâm đến thanh điệu, nhạc tính trong thơ đương đại như thế nào? Đề cập một ý kiến có liên quan đến nhạc tính, qua một hội thảo
về Những xu hướng mới trong thơ Việt Nam đương đại, nhà thơ Phạm Quốc Ca cho rằng thơ là loại hình nghệ thuật của ngôn từ, sáng tạo theo các nguyên lý: (1) thơ phải “lạ hóa” (từ dùng của Shklovski (1893-1984) - nhà hình thức Nga nổi tiếng); (2) thơ phải có nhạc tính; (3) sử dụng tối ưu các thủ pháp nghệ thuật, nhằm chia sẻ cùng bạn đọc những suy ngẫm, cảm xúc và kinh nghiệm thẩm mỹ.” [6] Trong ba vấn đề cốt yếu được phân tích, Phạm Quốc Ca nhấn mạnh “sức hấp dẫn” của thơ là phải có phần nhạc tính.
Như vậy, quan niệm làm thơ dẫu xưa hay nay, nói như thế nào thì nói, quan niệm về thơ vẫn cần nhạc tính. Nhưng, nhạc tính hay nhạc thơ, được tạo nên từ đâu? Từ đặc điểm tiếng Việt, Nguyễn Phan Cảnh cắt nghĩa có hai xu hướng: một là nhờ vần; thứ hai, nhờ các thanh điệu tạo thành. Tiếng Việt có nhiều thanh điệu, do vậy nó nằm vào hai đối lập cơ bản: cao - thấp và bằng - trắc.
Thanh bằng: ngang, dấu huyền;
Thanh trắc: ngã, sắc, hỏi, nặng;
Nhóm cao: ngang, ngã, sắc;
Nhóm thấp: huyền, hỏi, nặng [7,127-128]
Ngoài ra, theo nhà ngôn ngữ học Lý Toàn Thắng, chúng ta có thể vận dụng âm luật thơ Đường luật và dựa vào thanh điệu tiếng Việt, là một phương thức “nhận diện”, “thẩm âm” nhạc tính bằng mắt từ nghệ thuật ngôn từ. Qua bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử và Tràng giang của Huy Cận, ông đã phân tích, chứng minh bằng cách xử lý mô hình âm luật và thanh điệu, với những khám phá khá thú vị về nhạc tính trong thơ. [134]
Thơ Đường luật thất ngôn, bát cú có 56 tiếng, thanh bằng, thanh trắc ngang nhau, mỗi bên 28 tiếng, nhưng theo Lý Toàn Thắng nhận xét: trên thực tế, chỉ có 4 mô hình âm luật và luôn được các nhà thơ mới vận dụng một cách
linh hoạt. Ông xếp theo quy ước của âm luật có sẵn của thơ Đường luật: mô hình I,II có vần bằng và III, IV có vần trắc:
Mô hình I: BBTTTBB Mô hình II: TTBBTTB Mô hình III: BBTTBBT Mô hình IV: TTBBBTT
(vần thơ được quy định theo luật: nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ lục phân minh).
Dựa vào thanh điệu và đặc điểm những mô hình đưa ra ở trên, người viết tiếp tục vận dụng, khảo sát các bài thơ của Huy Cận và Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử nhằm tìm một “phép thử" cho việc đi tìm những cảm xúc sáng tác đã tạo nên nhạc tính trong thơ của các nhà thơ.
Sau đây là phần khảo sát ba bài thơ: Vạn lý tình (Huy Cận), Nguyệt cầm (Xuân Diệu), Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử)
VẠN LÝ TÌNH Người ở bên trời ta ở đây
Chờ mong phương nọ ngóng phương này Tương tư đôi chốn, tình ngàn dặm
Vạn lý sầu lên núi tiếp mây Nắng đã xế về bên xứ bạn
Chiều mưa trên bãi nước sông đầy Trong vời bốn phía không nguôi nhớ Dơi động hoàng hôn thấp thoáng bay Cơn gió hiu hiu buồn tiễn biệt
Xa nhau chỉ biết nhớ vơi ngày
Chiếu chăn không ấm người nằm một Thương bạn chiều hôm sầu gối tay
Tổng số câu: 12 Tổng số chữ: 84 Bằng: 50; Trắc: 34
Mô hình âm luật : mô hình I: 03; mô hình II: 04; mô hình III: 03; mô hình IV: 02
Thanh điệu Nhóm cao: 55 Bao gồm:
Không dấu: 32 (bên, ta, đây, mong, phương, phương, tương tư, đôi, lên, mây, bên, mưa, trên, sông, trong, không, nguôi, dơi, hôn, bay, cơn, hiu hiu, xa nhau, vơi, chăn, không, thương, hôm, tay)
Dấu sắc: 20 (ngóng, chốn, lý, núi, tiếp, nắng, xế, xứ, nước, bốn, phía, nhớ, thấp thoáng, gió, biết, nhớ, chiếu, ấm, gối)
Dấu ngã: 3 (đã, bãi, tiễn) Nhóm thấp: 29
Bao gồm:
Dấu hỏi: 3 (ở, ở, chỉ)
Dấu nặng: 8 (nọ, dặm, vạn, bạn, động, biệt, một, bạn)
Dấu huyền: 18 (người, trời, chờ, này, tình, ngàn, sầu, về, chiều, đầy, vời, hoàng, buồn, ngày, người, nằm, chiều, sầu)
NGUYỆT CẦM
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm ! Mỗi giọt sương tàn như lệ rơi
Mây vắng, trời trong, đêm thủy tinh.
Linh lung bóng sáng bóng rung mình Vì nghe nương tử trong câu hát Đã chết đêm rằm theo nước xanh.
Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời, Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi…
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận Trăng nhớ Tầm dương, nhạc nhớ người.
Bốn bề ánh nhạc , biển pha lê;
Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề…
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê
Tổng số câu: 16 Tổng số chữ: 112 Bằng: 69; Trắc: 43
Mô hình âm luật: mô hình I: 05; mô hình II: 06; mô hình III: 03; mô hình IV: 02
Trong đó:
Thanh bằng: 69 Thanh trắc: 43 Thanh điệu Nhóm cao: 66
Không dấu: 46 (trăng, dây, cung, trăng, thương, trăng, trăng, ôi, sương, như, rơi, mây, trong, đêm, thủy tinh, linh lung, rung, nghe, nương tử, trong,
câu hát, đêm, theo, xanh, thu, thêm, ghê, như, ơi, long lanh, vang vang, trăng, Tầm dương, pha lê, tôi, sương, thinh, khuya, nghe, âm nhạc, sao Khuê)
Dấu sắc: 17 (nhớ, vắng, bóng sáng, bóng, hát, chết, nước, tiếng, nhớ, nhớ, bốn bề, ánh, chiếc, bốn bề, nín, đến)
Dấu ngã: 3 (hỡi, mỗi, đã) Nhóm thấp: 45
Dấu hỏi: 7 (thủy tinh, nương tử, tỏ, sỏi, biển, đảo, thở)
Dấu nặng: 16 (nhập, nguyệt, lạnh, lặng, chậm, giọt, lệ, lạnh, nguyệt, lạnh, hận, nhạc, nhạc, rợn, bạc, nhạc)
Dấu huyền: 22 (vào, ngần, đàn, buồn, đàn, đàn, tàn, trời, mình, vì, rằm, càng, ngời, đàn, trời, Tầm dương, người, hồn, bốn bề, làm, sầu)
MÙA XUÂN CHÍN
Trong làn nắng ửng khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên ngàn thiên lý – Bóng xuân sang Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời Bao cô thôn nữ hát trên đồi
Ngày mai trong đám xuân sanh ấy, Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi Hổn hển như lời của nước mây Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc Nghe ra ý vị và thơ ngây
Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín, Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng: