Ảnh hưởng của Lửa thiêng qua “một thời đại thi ca”

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật thơ huy cận qua lửa thiêng (Trang 159 - 165)

Chương 3: PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ HUY CẬN THỂ HIỆN QUA NGÔN NGỮ THƠ LỬA THIÊNG 3.1. Phong cách thơ Huy Cận qua nghệ thuật ngôn từ Lửa thiêng

3.4. Ảnh hưởng của Lửa thiêng qua “một thời đại thi ca”

Theo dòng lịch sử thi ca, khi trào lưu Thơ Mới xuất hiện, ở giai đoạn đầu, Thế Lữ được mệnh danh là “đệ nhất thi nhân”, là “ông hoàng của chủ nghĩa lãng mạn”. Nối tiếp theo, từ những năm 1936 trở đi, hai ngôi sao kiệt xuất xuất hiện: Xuân Diệu, Huy Cận cùng với các ngôi sao thơ mới Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Bích Khê, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng…đã gây

được thanh thế và tạo luồng sinh khí mới: “thơ ta phải mới văn thể, mới ý tưởng” như tiêu chí cổ vũ thơ mới của báo Phong Hóa (thuộc nhóm Tự Lực Văn Đoàn ).

Với một giọng điệu riêng độc đáo, thơ Huy Cận đã đi vào tâm cảm con người qua nhiều thế hệ bạn đọc; hòa lẫn trong những trang thơ tình của tuổi trẻ, những trang sách giáo khoa thời học sinh

Người viết tạm mượn từ “một thời đại thi ca” để mô tả ảnh hưởng của Lửa thiêng đối với một số trường hợp thơ ca. Ở miền Bắc, trong số các nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn chiến tranh chống Mỹ như Phạm Tiến Duật, Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Duy, Bằng Việt, Lưu Quang Vũ, Hữu Thỉnh, Nguyễn Trọng Tạo, Thanh Thảo, Nguyễn Thụy Kha…, có lẽ Anh Ngọc là nhà thơ chịu ảnh hưởng tương đối rõ nét về ngôn ngữ thơ, giọng điệu và tính chất trữ tình, triết học sâu thẳm trong hồn thơ Huy Cận. Ở Sài Gòn, trước ngày miền Nam giải phóng, nhà thơ Bùi Giáng thường tự nhận ông là người chịu ảnh hưởng rất sớm thơ Huy Cận. Ông kể, ngày còn đi học, hai bài thơ Chết, Nhạc sầu của Huy Cận đã gây chấn động dị thường cho chàng thiếu niên mười sáu tuổi ấy. Bùi Giáng bỏ học, chạy về quê chăn dê. Cũng từ đó Bùi Giáng tự nghiền ngẫm sách vở; rồi làm thơ, nhưng bao nhiêu bài làm ra, ông đều âm thầm cho gió cuốn đi!

Về sau này, nghiên cứu thơ Huy Cận và so sánh với nhiều nhà thơ Đông Tây kim cổ, Bùi Giáng cảm nhận và cho rằng những câu thơ tình của Huy Cận thật kín đáo, ngậm ngùi. Ông có cảm giác thỉnh thoảng, có vài lời thăm thẳm đã bị nhà thơ “xô” vào cõi thống thiết cổ kim chưa từng có [34]:

Bóng đêm tỏa không lấp niềm thương nhớ Tình đi mau sầu ở lại lâu dài

Ta để hồn tan trong tiếng thở

Kêu gọi người đưa tiễn nỗi tàn phai

(Bi ca)

Nghiền ngẫm thơ Huy Cận, Bùi Giáng rất thích từ “lữ” và “cố quận”,

“đìu hiu”. Ông so sánh những cảm xúc biệt ly trong bài Trông lên của Huy Cận với thơ Nguyễn Du. Chỉ với điểm nhìn không gian phong cảnh trong Lửa thiêng, Bùi Giáng đã liên tưởng chữ “lữ” huyền hoặc của Kinh Dịch.

Dừng cương nghỉ ngựa non cao Dặm xa lữ thứ kẻ nào héo hon Đi rồi khuất ngựa sau non

Nhỏ thưa tràng đạc tiếng còn tịch liêu (Đẹp xưa)

Hay từ “cố quận” trong thơ Huy Cận sau này:

Xa nhau mười mấy tỉnh dài,

Mơ màng suốt xứ, đêm ngày nhớ nhung Tâm tình một nẻo quê chung

Người về cố quận, muôn trùng ta đi

(Cảm thông)

Bùi Giáng viết về Huy Cận. Ngược lại, đã có nhiều người viết về âm hưởng thơ Huy Cận trong tư duy nghệ thuật của Bùi Giáng, như Đặng Tiến, Thanh Thảo, Bùi Công Thuấn, Hồ Công Khanh, Hoàng Hải Vân…

Thơ Bùi Giáng mang hơi hướng trữ tình cổ điển, hơi hướng lãng mạn của Thơ mới cộng với cái riêng ảnh hưởng triết học hiện sinh trong bối cảnh văn học đô thị miền Nam trước năm 1975. Đặc biệt, ảnh hưởng Huy Cận, Bùi Giáng rất thích dùng từ “cố quận”. Có lẽ, Bùi Giáng bắt gặp sự đồng điệu với Huy Cận trong không gian mưa nguồn, gió núi, sông vắng, trời lạnh…? Có một sự tương ngộ gì giữa tâm hồn Bùi Giáng đối với Huy Cận và cả chữ nghĩa trong câu thơ của Huy Cận? Vì sao ngôn từ “cố quận” cứ luôn ám ảnh,

cứ làm thắt lòng và đôi khi thật mơ màng, êm dịu trong tâm tư “chàng thi sĩ chăn dê kỳ dị” ấy?

Xuân này em có về không

Cành mai cố quận nở bông dịu dàng…

Khó mô tả hết ảnh hưởng và âm hưởng thơ Huy Cận trong khoảng thời gian dài của thơ ca trong giai đoạn chiến tranh. Nhìn lại trước đây, trong buổi đầu khi Lửa thiêng xuất hiện, rất nhiều người có thiện cảm, yêu quý hồn thơ Huy Cận từ văn đến người như Lương An viết trên báo Tràng An, số 12, tháng 3-1941: “…Thơ Huy Cận nhờ thế mà trong như thuỷ tinh và đẹp như ngọc thạch. Đọc Xuân Diệu thấy trong người sôi nổi ngọn trào lòng rào rạt ; đọc Huy Cận thấy trong người lâng lâng, tâm hồn khoan khoái. Trí phán đoán sáng suốt mắt nhận xét tinh vi, cách dùng chữ thần tình. Đó là ba đặc điểm của Huy Cận.. Văn Huy Cận là một thứ văn chải chuốt ; tình Huy Cận là một tấm tình đơn giản mà thấm thiết”. Trong khi đó, với quan điểm quá khích của một số nhà thơ đòi nhanh chóng “xóa bỏ” ảnh hưởng Thơ mới, đòi “chôn Thơ mới”. (Trần Dần đòi “chôn Thơ mới”; nhóm Sáng Tạo với nhiều ý kiến chỉ trích, nhận xét những khiếm khuyết của giai đoạn phát triển nghệ thuật tiểu thuyết, thơ ca, kịch nói thời Tự Lực Văn Đoàn…) [176]

Thanh Tâm Tuyền đòi hỏi phải đổi mới thơ và cho là thơ “thơ tiền chiến của Xuân Diệu, Huy Cận đã chết rồi, một thứ ngôn ngữ tôi xếp vào loại ngôn ngữ đã chết rồi…”; trái lại ý kiến của Duy Thanh (một thành viên khác trong nhóm Sáng Tạo) phát biểu về Thơ mới, vẫn thích đọc Lửa thiêng của Huy Cận: “Tôi chỉ ưa đọc Huy Cận qua Lửa thiêng”.

Nhưng liệu thơ Thanh Tâm Tuyền sau này có thoát khỏi những ám ảnh của các nhà Thơ mới? Đọc bài Sầu khúc tuy không giống về mặt thể loại nhưng nghe chừng âm hưởng Nhạc sầu của Huy Cận vẫn không dứt!

(người viết đã nêu ở bài phân tích Nhạc sầu, phần Phụ lục )

Còn “nỗi sầu” Tô Thùy Yên (một thành viên khác của nhóm Sáng Tạo, từng phản ứng các nhà Thơ mới) qua một cái nhìn của một nhà phê bình văn học ở hải ngoại, so sánh thơ ông với thơ Huy Cận, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, đã cho rằng “Tô Thùy Yên mang tính chất nội tại, sầu hiện sinh, sầu sống, sầu hôm nay, sầu tự bản thân lan ra vũ trụ "lòng anh thảng thốt sông chao sóng"

khác với sầu hôm qua, "sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp" (Huy Cận) hay

"phất phơ hồn của bông hường" (Xuân Diệu): Thăm thẳm trưa thời gian chết xanh, ngoài cõi chói chang hư ảo múa, hàng cây đứng bóng ôm tròn gốc, đất ẩm vương hương cỏ trổ màu... Như vậy, rõ ràng, Tô Thùy Yên cũng bày tỏ cảm xúc buồn, cũng “len” vào không gian vũ trụ, cũng soi vào chính tâm tư sâu thẳm của mình và cũng gọi hồn (mình) đối thoại với chính mình. Những câu thơ như thế này, liệu có khỏi “vương vấn” ngôn từ và tình điệu thơ Lửa thiêng ? [174]

Cho đến nay, các trào lưu thơ hậu hiện đại hay phong trào thử nghiệm thơ Tân hình thức đang được những nhà thơ trẻ của thế kỷ XXI quan tâm…

Câu thơ vắt dòng đầu thế kỷ XX, một thời từng được Thế Lữ, Huy Cận, Xuân Diệu, Bích Khê, Chế Lan Viên… tiếp thu thơ Pháp và vận dụng trong sáng tác thơ mới. Giờ, câu thơ vắt dòng đang tiếp tục được “cập nhật” thành một trong những tiêu chí của thơ Tân hình thức (gồm: ngữ điệu, ngữ pháp, sự lặp lại, tính truyện, cách đếm âm tiết và kỹ thuật vắt dòng). Ngày nay ngôn ngữ thơ vắt dòng thường xuất hiện đi đôi với ngôn ngữ nhạc Rap. Những người sáng tác thơ đang thử nghiệm hoặc coi đây là một xu hướng thử nghiệm mới của thơ trẻ đầu thế kỷ XXI. [172, 154]

Riêng về việc tham khảo những xu hướng thơ Hậu hiện đại, người viết không triển khai sâu, chỉ nêu một tiêu chí gọi là “xóa bỏ, giễu nhại” được một số nhà thơ trẻ theo đuổi có liên quan đến Thơ mới. Ví dụ: bài thơ có tên Nắng chia nửa bãi chiều rồi của Nguyễn Hoàng Nam. Tác giả không “đả

động” gì đến bài Ngậm ngùi trong suốt nội dung bài thơ ngoài việc vay mượn hình ảnh câu thơ Huy Cận đã in sâu trong lòng nhiều người, để đặt tên bài thơ và cố tình “chuyển hướng” người đọc đến một nội dung theo kiểu đời thường, nhưng rất tiếc lại sa vào …dung tục! Thế nhưng, khi bài thơ Nắng chia nửa bãi chiều rồi của Nguyễn Hoàng Nam ra đời, nhiều độc giả trẻ trên mạng Internet càng mong mỏi, muốn biết bài Ngậm ngùi thực hư ra sao. Vô hình chung, Nguyễn Hoàng Nam lại tiếp tục kết nối, tạo vệt dài, lan tỏa để người đọc càng có cơ hội “thâm cảm” cái Đẹp, cái Hay của bài Ngậm ngùi. [183 ] 3.5. Tiểu kết chương 3

Tóm lại, phần nghiên cứu ở chương 3, luận án đã triển khai những khâu tương đối then chốt của ngôn ngữ thơ Huy Cận qua tập Lửa thiêng. Tìm hiểu nghệ thuật ngôn từ qua hệ từ láy, từ ghép qua hai phương thức lựa chọn và kết hợp, cho thấy Huy Cận đã sáng tạo và thật cẩn trọng trong việc vận dụng nghệ thuật ngôn từ. Nhạc tính trong thơ là vấn đề nổi bật thể hiện qua nhiều bài thơ hay trong tập Lửa thiêng (để làm sáng rõ vấn đề này qua một bài thơ, người viết luận án đã phân tích, bổ sung bài Buồn đêm mưaNhạc sầu với tính chất minh họa về mặt thực tiễn ở phần Phụ lục). Trong chương này, luận án cũng chú trọng phần ngữ pháp thơ của tập Lửa thiêng; cụ thể qua tìm hiểu cách chọn từ, đặt câu, câu thơ đảo trang, câu điệp, câu hỏi, câu ẩn chủ ngữ hoặc tham khảo, bổ sung thêm dạng câu so sánh… Tất cả công việc nghiên cứu ngôn ngữ thơ ở đây nhằm khẳng định phong cách thơ độc đáo của Huy Cận, thể hiện mối tương quan giữa “hồn-cốt” trong văn bản thơ, giữa tác phẩm và tác giả. Tất cả đều nhất quán về phong cách (như đã rút ra ý nghĩa tổng hợp từ các định nghĩa khái niệm, triển khai ở chương 1).

Nhìn lại, nhiệm vụ của ba chương luôn được kết nối liên hoàn, từ chi tiết đến tổng hợp; và, từ tổng hợp, thỉnh thoảng, người viết đan xen phân tích chi tiết. Mục đích để làm sáng rõ phong cách nghệ thuật đặc sắc, độc đáo của

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật thơ huy cận qua lửa thiêng (Trang 159 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(219 trang)