Phong cách thơ Huy Cận qua ngữ pháp thơ Lửa thiêng

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật thơ huy cận qua lửa thiêng (Trang 152 - 159)

Chương 3: PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ HUY CẬN THỂ HIỆN QUA NGÔN NGỮ THƠ LỬA THIÊNG 3.1. Phong cách thơ Huy Cận qua nghệ thuật ngôn từ Lửa thiêng

3.3. Phong cách thơ Huy Cận qua ngữ pháp thơ Lửa thiêng

Bàn về ngữ pháp thơ, Baudelaire cho rằng: “Ngữ pháp- thứ ngữ pháp tự bản thân là khô khan- trở thành một cái gì đó như thể một phép phù thủy để gọi hồn; các từ ngữ sống dậy có xương, có thịt, thể tính tươi tỉnh lại trong vẻ uy nghi mang tính thực thể, tính ngữ thì được thứ áo quần trong suốt khoát

vào điểm trang cho nó như một thứ nước láng phủ cho bức tranh vẽ, còn động từ, vị thiên thần của sự uyển chuyển mang đến vẻ nhộn nhịp cho các câu thơ”

[114, 384] Những yếu tố này có liên quan đến vấn đề phong cách của nhà văn, nhà thơ. Lời tuyên bố sau đây của nhà văn Pháp, Stendhal gửi Balzac rất gần gũi với công việc “tay nghề” của nghệ sĩ: “Đôi khi tôi nghĩ suốt mười lăm phút đồng hồ xem nên đặt tính từ trước danh từ hay là sau,- tôi muốn kể những điều tâm huyết nhất của mình một cách chân thực và chính xác…[83, 208]. Hoặc, nói theo nhà hình thức luận Nga, Tynianov: “Từ là con tắc kè hoa, nó biến dạng tùy theo chuỗi từ ngữ và nhịp điệu mà trong đó nó được sử dụng. Giá trị ngữ nghĩa của từ phụ thuộc vào vị trí của nó trong câu thơ.”

[106, 111]

Thơ mới nói chung đã có nhiều thay đổi so với thơ ca cổ điển. Xét về ngữ pháp thơ của mỗi nhà thơ ít nhiều sẽ có điểm giống và khác nhau tùy thuộc vào thời đại hay phong cách thời đại (phong cách ở đây được hiểu theo nghĩa chung nhất). Tất nhiên, trong sự đổi mới thơ ca đầu thế kỷ XX, các nhà thơ Thơ mới vẫn kế thừa phần nào “nếp trật tự cũ” của thơ ca cổ điển.

Cho nên, đọc lại câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan:

Xanh om cổ thụ tròn xoe tán

Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ.

hay câu thơ Kiều:

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san

có phải đó cũng là biện pháp đảo trang theo ngôn ngữ thơ, mà lẽ ra, theo trật tự từ trong câu sẽ là:

Cổ thụ xanh om tròn xoe tán; Tràng giang trắng xóa phẳng lặng tờ; Thu đã nhuốm màu quan san (cho) rừng phong…

Thơ Huy Cận không ít câu đã được đảo trang tạo nhiều cấp độ làm “lạ hóa” cho câu thơ:

Tan rồi những bước không hò hẹn

(Dấu chân trên đường) Miệng cười bừng nở hàm răng lựu

Sáng cả trời xanh mấy dặm trường.

(Hồn xuân) Hoặc làm uyển chuyển, hay hơn cho câu thơ:

Thổi lạc hương rừng cơn gió đến Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài (Nhớ hờ)

Cách đảo trang, đảo ngữ trong câu thơ sau đây được xem là có vẻ “thơ Tây” trong Lửa thiêng:

Đã chảy về đâu những suối xưa?

Đâu cơn yêu mến đến không ngờ?

Nhưng, so với thơ Xuân Diệu, những câu thơ bộc lộ tình cảm sôi nổi trong thơ của “ông hoàng thơ tình” này (cả tâm tư và ngôn từ) âm hưởng

“Tây”, có phần rõ nét hơn:

-Hơn một loài hoa đã rụng cành -Đã nghe rét mướt luồn trong gió Đã vắng người sang những chuyến đò -Yêu là chết trong lòng một ít

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu

Cho rất nhiều song chẳng nhận bao nhiêu.

Giọng điệu trữ tình ảo não và đầy tính triết lý sâu lắng có lẽ sẽ dễ nhận ra qua những câu điệp (điệp cú) và câu hỏi trong Lửa thiêng.

Ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung Có ai đàn lẻ để tơ chùng

Có ai tiễn biệt nơi xa ấy

Xui bước chân đây cũng ngại ngùng (Nhớ hờ)

Đây là khổ thơ được khá nhiều người, nhiều thế hệ yêu thích và thuộc lòng từ khi Lửa thiêng ra đời. Câu cảm thán và câu hỏi ở đây chỉ là câu hỏi tu từ, tưởng rất bâng quơ, mà thấm đậm chất nhân tình. Không ít lần, Huy Cận đã sử dụng từ “nhớ nhung” trong các câu thơ Lửa thiêng (Trời mênh mông nên rất đỗi nhớ nhung - Họa điệu; Chiều hiu hiu khêu gợi nhớ nhung hờ - Trò chuyện; Đất nằm im dưới cỏ/Hoa tạ màu nhớ nhung - Thu). Xuân Diệu cũng từng bộc lộ tâm trạng bâng khuâng thương nhớ ơ hờ… khi thời tiết giao mùa:

Gió lạnh rồi đây! sắp nhớ nhung! (Ngẩn ngơ); còn Văn Cao đến Huế, bộc lộ cảm xúc: Một đêm đàn lạnh trên sông Huế/ Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh!

(Một đêm đàn lạnh trên sông Huế). Theo giòng “nhạc mới” trữ tình lúc bấy giờ, có lúc người ta đã bắt gặp nhạc sĩ Dzoãn Mẫn đưa “nhớ nhung” vào ca khúc Biệt ly: Biệt ly. Nhớ nhung từ đây. Chiếc lá rơi theo heo may….

Trở lại khổ thơ Nhớ hờ: ngôn từ “nhớ nhung” trong thơ Huy Cận được nằm trong ngữ cảnh “nắng vàng”, có âm thanh tiếng đàn, âm thanh tiếng nói nhưng không thấy… bóng dáng con người! Khi nhẩm đọc hai câu điệp: “Có ai đàn lẻ để tơ chùng; Có ai tiễn biệt nơi xa ấy…”, gần như sự lặp lại liên tục, dồn dập của cảm xúc, của câu thơ đã tạo âm, tạo nhịp và tạo nhạc cho thơ.

Ở đây, nhạc âm của khổ thơ nổi bật nhờ sự lặp lại của điệp ngữ “Có ai…”, theo sau một (1) âm vang, mở [ang] trong âm tiết vàng (nắng vàng) và ba (3) âm khép, cuối [ung] của các âm tiết (nhớ) nhung, (tơ) chùng, (ngại) ngùng, tạo cảm giác mơ màng, giao hòa tâm cảnh. Hai câu thơ đầu và cuối thiếu vắng chủ ngữ (động từ biểu hiện tâm trạng: nhớ nhung, ngại ngùng); ở hai câu thơ giữa, chủ ngữ phiếm chỉ, không xác định (động từ mô tả hành động: đàn lẻ, tiễn biệt) làm người đọc thơ, nghe thơ có cảm giác chính bản

thân mình đang chìm vào không gian nắng vàng mơ màng và nghe khẽ khàng những âm điệu u trầm, nhè nhẹ len sâu vào tâm hồn. Trong Thơ Mới, khó tìm được một không gian nắng vàng nào đậm, đẹp, buồn, và thật lạ lùng khi cả không gian, thời gian, tâm hồn,… lẫn bước chân con người đều như ngập ngừng, rơi vào một khoảng lặng dài của nhịp tơ … chùng!

Ôi, nắng vàng sao mà nhớ nhung Có ai đàn lẻ để tơ chùng…

Một trường hợp khác, câu điệp có chủ ngữ (từ “chàng”) lặp đi, lặp lại nỗi ưu tư một cách day dứt, tha thiết:

Chàng yêu mến lắm nên bị người hắt hủi Chàng yêu lâu nên thiên hạ lìa xa

Chàng tự tình bằng những khúc bi ca Chàng tâm sự với buổi chiều quạnh quẽ.

Và, liên tục với những câu khẳng định hành động của chủ ngữ: yêu mến con người, muốn trò chuyện với con người nhưng thực tế, không có ai để chuyện trò; muốn tâm sự cũng không có ai chia sẻ và muốn luận bàn những câu chuyện đời cũng không có ai đối thoại; bởi “thiên hạ lìa xa, đời trống không”. Cho nên, những câu hỏi trong thơ với âm điệu thật tha thiết, nhưng, âm thầm, cũng chỉ có tiếng lòng của nhà thơ vọng lại với giọng điệu u trầm:

Mà nàng cưỡi ngựa đâu rồi nhỉ?

(Gánh xiếc) Xe tang đi về tận thế giới nào?

Ai chết đó? Nhạc buồn chi lắm thế Chim vui đâu? Cây đã gãy vài cành (Nhạc sầu)

Đặc biệt, trong Lửa thiêng, Huy Cận sử dụng rất nhiều cấu trúc câu so sánh.

Mô tả vẻ đẹp của một cô gái, nhà thơ so sánh vừa cụ thể (…như trái rừng, ... tròn như cột, …như cổ lâu) và cũng vừa trừu tượng (tóc bằng hương)

-Ngực trắng giòn như một trái rừng Mắt thì bằng rượu tóc bằng hương -Trồng đâu chân đẹp tròn như cột Em đẹp son ngời như cổ lâu.

(Hồn xuân)

Đọc những câu thơ so sánh của Huy Cận, cho thấy sự xáo động trong tâm hồn nhà thơ giữa mơ mộng, hoài niệm, và thực tại vẫn luôn đối nghịch.

Câu so sánh gợi sự hoài niệm tuổi nhỏ:

Có chàng ngơ ngác như gà trống E đến trăm năm còn trẻ thơ

(Gánh xiếc)

Câu so sánh trạng thái buồn, êm ái như hình ảnh một con thuyền cô độc trong giá rét:

Lòng êm như chiếc thuyền không bến Nghe rét thu về hạ bớt mui…

(Mưa) Một câu khác với kiểu so sánh đối nghịch:

Than ôi! Trời đẹp nhưng trời buồn Như cảnh tươi màu rạp cải lương.

Quan niệm Đẹp là buồn cũng là quan niệm của Huy Cận có phần chịu ảnh hưởng thơ tượng trưng của Edgar Poe, Baudelaire. Nhưng, khi nhà thơ so sánh không gian trời đẹp buồn ấy lại như cảnh tươi màu rạp cải lương, có thể sẽ làm người đọc đắn đo và suy nghĩ nhiều về sự nghịch lý. Vì sao cảnh đẹp

buồn lại “tươi màu”? Màu sắc tươi có tiêu biểu cho nỗi buồn hay tâm trạng buồn của con người? Rạp cải lương hay là rạp đời? Người đọc thơ cảm nhận và liên tưởng cảnh tươi màu của rạp cải lương: phải chăng vì do không gian sân khấu thường được “đổi cảnh” (scène) chóng vánh; thế giới phông màn cũng tượng trưng cho những cảnh đời phức tạp, éo le mỗi khi “vật đổi, sao dời”? Hay, có lẽ cũng từ lời bộc bạch sự “trải nghiệm” của một chàng trai đầy mơ mộng, từng kiêu hãnh và cũng từng đau khổ vì Thủng gai đời, đây tay với tình yêu, đã giúp Huy Cận có được cảm nhận tinh tế như trên?

Một kiểu phân tích khác khá thú vị về những câu thơ so sánh ở dạng tỉnh lược. Tham khảo tác phẩm Thơ Mới với thơ Đường của Lê Thị Anh [1, 128- 135], cho thấy tác giả lý giải một số vấn đề về cú pháp tỉnh lược trong thơ Đường có liên quan đến Thơ Mới nói chung và thơ Huy Cận nói riêng. Dựa vào phương pháp nghiên cứu thơ Đường của Francois Cheng (Pháp), Lê Thị Anh chứng minh phép tỉnh lược chủ từ, giới từ, những từ so sánh và động từ trong thơ. Theo quan niệm Francois Cheng, ông cho rằng đây là sự thanh lọc có ý thức khiến các cụm từ trong câu thơ có quan hệ lỏng lẻo về mặt ngữ pháp, có thể kết hợp với nhau theo nhiều cách. “Sự tỉnh lược này gây nên sự đục mờ về cấu trúc ngữ pháp, đem lại khả năng kết hợp rộng rãi giữa các yếu tố trong câu thơ. Chính vì vậy, đi vào thơ Đường, người ta có cảm giác đi vào một mê cung ký hiệu, khó có thể giải hết mã ngôn từ với ý nghĩa phong phú của từng câu thơ, từng bài thơ”. Lê Thị Anh so sánh trường hợp lược bỏ chủ từ, giới từ, thành phần bổ ngữ trong bài Tống biệt hành của Thâm Tâm và lược bỏ từ so sánh trong bài Thân thể của Huy Cận.

Ví dụ chọn các câu thơ so sánh trong bài Thân thể (Huy Cận), Lê Thị Anh đã thêm vào từ “như” cho đúng dạng câu so sánh:

Người đã cho những bàn tay (như) hoa nở Những cây chân (như) chồi mạnh búp măng tơ

Người thu góp gió mây trong miệng thở Nơi mắt ngời, Người gửi ánh sao trăng.

Mắt nâu sáng (như) thắp đèn soi vũ trụ, Và tai rền (như) thu cất nhạc không gian,

Làm một “phép thử” tái hiện lại câu so sánh, Lê Thị Anh đã cho thấy hiệu quả của việc nhà thơ lược bỏ những từ ngữ so sánh kể trên. Đó là: ngoài việc tiết kiệm ngôn ngữ, tránh lặp từ còn tạo nên sự cộng hưởng nhịp nhàng giữa yếu tố đóng vai chủ thể và sự vật thiên nhiên. Nó không chỉ là hình ảnh ẩn dụ mà còn là kết quả của chính khả năng con người sáng tạo nên thế giới, một điều mà chỉ có bản lĩnh, “tay nghề” của Huy Cận mới ước định và tạo được “sự nhộn nhịp của các câu thơ”.

Tóm lại, song song với việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích ngữ pháp thơ Huy Cận ở phần trên, người viết tham khảo thêm những phát hiện khác, nhằm chứng minh thêm sức thuyết phục của câu so sánh trong thơ Huy Cận.

Những khám phá về ngữ pháp thơ đã khẳng định tài năng, bản lĩnh sáng tạo ngôn ngữ thơ Huy Cận, góp phần làm nên phong cách nghệ thuật thơ ông.

“Ngữ pháp của thi ca ít được các nhà nghiên cứu biết đến. Ngược lại, những nhà văn đầy tính sáng tạo thường biết tận dụng vấn đề để thu về kết quả to lớn” [114, 381]

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật thơ huy cận qua lửa thiêng (Trang 152 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(219 trang)