1.2. Cơ sở thực tiễn nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh
1.2.3. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá đối với một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế áp dụng cho tỉnh Đồng Nai
Mỗi một hình thức tổ chức lãnh thổ theo ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) đều có rất nhiều tiêu chí để đánh giá, trong khuôn khổ giới hạn của để tài, chúng tôi nhận thấy không thể đưa ra các tiêu chí đánh giá cho tất cả các hình thức tổ chức lãnh thổ như đã đề cập ở trên. Do vậy chúng tôi lựa chọn 3 hình thức tổ chức lãnh thổ tiêu biểu cho 3 ngành kinh tế mà chúng tôi nhận thấy là đang phát triển
và khá phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước (trong đó có Đồng Nai) để xây dựng tiêu chí đánh giá. Mặt khác, mỗi hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế lại được đánh giá ở những khía cạnh và phương diện khác nhau. Do đó trên quan điểm của khoa học địa lí chúng tôi mạnh dạn xây dựng các tiêu chí đánh giá đối với 3 hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế theo ngành gồm: trang trại nông nghiệp, khu công nghiệp và điểm du lịch.
1.2.3.1. Tiêu chí đánh giá trang trại nông nghiệp
Trong những năm gần đây, trang trại phát triển mạnh ở hầu khắp các địa phương trong cả nước, hình thành mô hình sản xuất mới trong nông nghiệp. Do chưa có qui định thống nhất của các cơ quan chức năng về tiêu chí trang trại nên các địa phương tự đặt ra các tiêu chí dựa vào tính chất sản xuất hàng hoá, qui mô về diện tích đất, số lượng vật nuôi, vvv... để thống kê về số liệu trang trại cho mỗi địa phương. Vì thế số liệu thống kê về trang trại chưa thật chuẩn xác, ranh giới giữa hộ nông dân và trang trại không rõ ràng, khó khăn cho việc đánh giá thực trạng và xây dựng các chính sách đối với trang trại. Vì thế Tổng Cục thống kê và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã ban hành: Thông tư liên tịch số 69(năm 2000) và 74(năm 2003) của Bộ NN&PTNT và Tổng Cục thống kê về việc hướng dẫn xác định tiêu chí trang trại [53], [54]. Đây là căn cứ để xây dựng tiêu chí đánh giá cho các trang trại nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai như sau:
Một hộ sản xuất nông nghiệp được xác định là trang trại phải đạt được cả hai tiêu chí định lượng sau đây:
+ Giá trị sản sản lượng bình quân 1 năm: đạt trên 50 triệu đồng
+ Qui mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.
- Ðối với trang trại trồng trọt
Trang trại trồng cây hàng năm: ≥ 3ha Trang trại trồng cây lâu năm: ≥ 5ha - Ðối với trang trại chăn nuôi
Chăn nuôi gia súc lớn: trâu, bò sinh sản, lấy sữa có thường xuyên ≥ 10 con;
Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên ≥ 50 con
Chăn nuôi gia súc nhỏ: lợn, dê sinh sản có thường xuyên đối với lợn ≥ 20 con;
đối với dê, cừu ≥ 100 con; chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên ≥ 100 con (không kể lợn sữa); dê thịt ≥ 200 con .
Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, vv... có thường xuyên ≥ 2000 con (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).
- Trang trại lâm nghiệp: ≥ 10 ha
- Trang trại nuôi trồng thuỷ sản: có diện tích nuôi trồng thuỷ sản ≥ 2 ha (riêng đối với nuôi tôm thịt theo phương thức công nghiệp ≥ 1 ha ).
- Trang trại kinh doanh tổng hợp: Trang trại kinh doanh tổng hợp là trang trại có tối thiểu 2 ngành sản xuất chính đạt tiêu chí trang trại ở trên. Đối với các loại sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có tính chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thủy sản thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hoá.
Như vậy sẽ có 2 nhóm tiêu chí đánh giá hoạt động của trang trại là qui mô về diện tích và quy mô về giá trị sản xuất.
Ngày 13 tháng 4 năm 2011 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 27 qui định mới về tiêu chí trang trại. Tuy nhiên, những số liệu mà nội dung đề tài cập nhật về trang trại thì chỉ có tới hết năm 2010. Do đó, về cơ bản tác giả vẫn sử dụng những tiêu chí cũ làm cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng phát triển trang trại của địa phương.
1.2.3.2. Hệ thống tiêu chí đánh giá đối với khu công nghiệp
Để xậy dựng hệ thống tiêu chi đánh gia đối với khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai tác giả dựa vào quy định số 81/2008/QĐ-UBND tỉnh Đồng Nai ngày 01 tháng 12 năm 2008 về việc ban hành quy chế xếp hạng các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai và từ thực tiễn khảo sát các KCN của địa phương. Trong đó mục vị trí đặt KCN của điểm a và điểm c là tác giả xây dựng với những lập luận cụ thể như sau:
a) Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nội tại của KCN
Phát triển bền vững nội tại KCN là yêu cầu quan trọng nhất, vì nó đảm bảo duy trì sự hoạt động lâu dài của KCN. Chính sự hoạt động của bản thân KCN có tác động đến kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương và đối với nền kinh tế của tỉnh.
Theo ý nghĩa trên, tác giả đề xuất một số tiêu chí đánh giá phát triển nội tại KCN ở các nội dung sau:
- Vị trí đặt KCN
Đây là một trong những tiêu chí quan trọng và là cơ sở ban đầu có ý nghĩa đảm bảo xu hướng thành công của khu công nghiệp, là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Khu công nghiệp được đặt ở vị trí thuận lợi, gần cảng biển hoặc cảng sông, gần nhà ga xe lửa, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuận lợi như hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống lưới điện quốc gia, hệ thống thông tin, viễn thông; điều kiện về nguồn nhân lực dồi dào; tính hấp dẫn các nhà đầu tư về vị trí và điều kiện sinh hoạt; chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật thấp... Những điểm trên phải được xem xét trên khía cạnh hiện tại và sự duy trì khả năng ấy trong tương lai. KCN đảm bảo được nhiều điều kiện thuận lợi thì khả năng thành công là rất cao và ngược lại nếu không đáp ứng được các yêu cầu trên sẽ gặp khó khăn trong quá trình hình thành, phát triển và thu hút đầu tư dẫn đến hiệu quả đầu tư phát triển KCN thấp, rất dễ thất bại (phụ bảng 1.1).
Sở dĩ có thể đưa ra các chỉ tiêu cho từng tiêu chí của vị trí địa lí bố trí khu công nghiệp như phụ bảng 1.1, do thực tiễn việc khai thác lãnh thổ của các khu công nghiệp ở Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung chủ yếu dựa vào lợi thế của các cảng biển và cảng sông để xuất và nhập khẩu hàng hóa ở các khu công nghiệp. Năm 2010, các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai chiếm 76,73% tổng giá trị nhập khẩu và 86,8% tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh. Hơn nữa, để có thể thực hiện quá trình vận chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp tới các cảng phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu, đa phần đều thông qua phương tiện vận chuyển bằng ô tô có trọng tải nhỏ dưới 5 tấn, do các doanh nghiệp vận tải thuộc thành phần ngoài nhà nước đảm nhiệm (chiếm 84,9% khối lượng hàng hóa vận chuyển). Theo khảo sát từ thực tiễn thị trường, nếu các phương tiện vận tải trên muốn đảm bảo hiệu suất cao nhất thì phải lưu thông trên đoạn đường có chiều dài khoảng 25km đến 30km và thời gian vận chuyển trên đường (khoảng 20 đến 30 phút) là tối ưu nhất. Nếu quãng đường quá ngắn thì thời gian cho xe ra - vào cũng phải tính toán, hoặc nếu đoạn đường vận chuyển khoảng 30km nhưng lưu thông bị ách tắc thì cũng không hiểu quả. Đây là bài
toán cần cân nhắc kĩ cho các doanh nghiệp vận tải gắn liền với thực tiễn giao thông của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, chúng tôi mạnh dạn đề xuất các thông số về chỉ tiêu này (theo bảng 1.1) là dựa vào điều kiện thực tiễn lưu thông và vận chuyển hàng hóa của các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai. Với vai trò quan trọng của vị trí địa lí nên theo tác giả thì trọng số phù hợp đối với tiêu chí này là bằng 2.
Điểm đánh giá cho các tiêu chí theo mức độ từ 3 điểm đến 0 điểm.
- Tỷ lệ đất cho doanh nghiệp thuê
Tiêu chí này nhằm đánh giá hiệu quả việc sử dụng tối ưu mặt bằng của các KCN, xác định hiệu quả khai thác và sử dụng đất cho thuê trên tổng diện tích được cấp phép theo dự án của KCN. Tỷ lệ đất đã cho doanh nghiệp thuê của KCN được tính bằng tổng diện tích đất trong KCN đã được các doanh nghiệp thuê so với tổng diện tích đất công nghiệp dành để cho thuê của KCN. Tỷ lệ này không đòi hỏi phải đạt cao ngay từ đầu mà phải chia theo từng phân kỳ đầu tư, được đánh giá theo từng giai đoạn. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, thời gian để thu hồi vốn đầu tư xây dựng có thể kéo dài 15 - 20 năm. Nếu sau 10-15 năm mà tỷ lệ đát đã cho thuê thấp hơn 75% thì coi như KCN này không đạt hiệu quả kinh tế như kỳ vọng và khó đảm bảo phát triển bền vững. Căn cứ vào thời gian hoạt động để thu hút đầu tư chúng tôi đưa ra bảng phân cấp mức độ lấp đầy của các KCN áp dụng cho tỉnh Đồng Nai như bảng 1.1 dưới đây.
Bảng 1.1: phân cấp mức độ và số điểm tương ứng đối với các chỉ tiêu lấp đầy của các KCN tỉnh Đồng Nai phân theo thời gian hoạt động
< 5 năm Từ 5 đến < 10 năm Từ 10 đến < 15 năm > 15 năm
Đạt (4 điểm) > 25% > 50% > 75% . 90%
Trung bình (3 điểm)
Từ 10% đến <
25%
Từ 30% đến <50% Từ 50 đến < 75% Từ 75% đến < 90%
Thấp
(2 điểm) Từ 5 đến < 10% Từ 10 đến < 30% Từ 25 đến < 50% Từ 50 đến < 75%
Chưa đạt (1điểm)
< 5% < 10% < 25% < 50%
b) Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của KCN chúng tôi dựa vào các tiêu chí và xây dựng chỉ tiêu cho các tiêu chí đối với những KCN đang hoạt động có doanh thu của tỉnh Đồng Nai, trên cơ sở bộ tiêu chí xếp hạng KCN của Ban Quản lí các KCN tỉnh
Đồng Nai. Trọng số là 1 cho tất cả các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của các KCN.
Bảng 1.2: Phân cấp các chỉ tiêu cho từng tiêu chí đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN tỉnh Đồng Nai năm 2010
STT Các tiêu chí Phân cấp chỉ tiêu
Hạng 1(4điểm)
Hạng 2 (3điểm)
Hạng 3 (2điểm) Hạng 4 (1điểm) 1 Thu hút lao động
(người/ha) >150 Từ 100 đến 150 Từ 50 đến < 100 < 50 2 Vốn đầu tư/DT cho thuê
(Tỷ đồng/ha)
> 50 Từ 35 đến 50 Từ 15 đến < 35 < 15 3 Doanh thu/ DT cho thuê
(Tỷ đồng/ha)
>150 Từ 100 đến 150 Từ 50 đến < 100 < 50 4 Doanh thu/ lao động (tỷ
đồng/người) > 3 Từ 1 đến 3 Từ 0,5 đến < 1 < 0,5 5 Nộp ngân sách/ diện tích
đất cho thuê (Triệu đồng/ha)
> 5.000 Từ 3000 đến 5.000
Từ 1000 đến < 3000
< 1000
6 GTXK/lao động (Tỷ đồng/người)
> 0,5 Từ 0,3 đến <
0,5
Từ 0,1 đến < 0,3 < 0,1 7 GTXK/DT cho thuê (Tỷ
đồng/ha) > 100 Từ 75 đến< 100 Từ 50 đến < 75 < 50
Để có thể đưa ra hệ thống phân cấp các chỉ tiêu cho từng tiêu chí nhằm đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, tác giả đã dựa vào Nghị định số 36/CP của Chính phủ ngày 24/4/1997, Quyết định số 1107 của Thủ tướng Chính phủ ngày 21 tháng 8 năm 2006 và một số hướng dẫn trong Quyết định số 33 của UBND tỉnh Đồng Nai ngày 12 tháng 5 năm 2011 và dựa vào tỷ giá hối đoái năm 2010 để xây dựng hệ thống chỉ tiêu cho các tiêu chí trên.
c) Tiêu chí ảnh hưởng của KCN với môi trường
Đối với tiêu chí này tác giả nhận thấy đây là vấn đề quan trọng nhằm phát triển KCN theo hướng bền vững. Do vậy tác giả lựa chọn trọng số bằng 2 .
Theo Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trước đây yêu cầu 100% các KCN phải có hệ thống xử lí nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn cho phép. Nhưng trên thực tế đa số KCN ở nước ta mới đạt dưới 30% chỉ tiêu này, do đó đối với Đồng Nai chúng tôi đề nghị đạt ít nhất 50% các doanh nghiệp trong KCN phải có hệ thống xử lí nước thải và thu gom rác thải tập trung (trường hợp các doanh nghiệp sản xuất độc hại thì bắt buộc phải thông qua hệ thống xử lí chất thải tập trung của KCN đạt chất lượng cho phép trước khi thải ra môi trường).
Điều kiện để KCN được xếp hạng I (06 điểm): Hệ thống thoát nước thải đã xây dựng đạt 100% tại các tuyến đường giao thông và đã xây dựng hoàn tất nhà máy xử lí nước thải tập trung (công suất nhà máy xử lí nước thải phải đảm bảo nhu cầu, chất lượng nước thải sau xử lí đảm bảo ổn định). Có hệ thống thu gom và xử lí chất thải.
Điều kiện để KCN được xếp hạng II (04 điểm): Hệ thống thoát nước thải đã xây dựng đạt 80% tại các tuyến đường giao thông theo quy hoạch và đã xây dựng hoàn tất nhà máy xử lí nước thải tập trung (đồng thời công suất nhà máy xử lí nước thải phải đảm bảo trên 50% nhu cầu). Có có thống thu gom rác thải và đang xây dựng hệ thống xử lí chất thải.
Điều kiện để KCN được xếp hạng III (02 điểm): Hệ thống xử lí nước thải đã xây dựng đạt 50% tại các tuyến đường giao thông theo quy hoạch và đã xây dựng hoàn tất nhà máy xử lí nước thải tập trung và đảm bảo trên 25% nhu cầu. Có hệ thống thu gom rác thải và chưa xây dựng hệ thống xử lí chất thải.
Đối với các KCN chưa xây dựng hệ thống xử lí nước thải, hoặc hệ thống xử lí nước thải tập trung đạt thấp hơn 50%, chưa xây dựng hệ thống xử lí chất thải rắn hoặc không có hệ thống thu gom rác thải đều không xếp hạng và coi như được 0 điểm đối với tiêu chí này.
Bảng 1.3. Tổng hợp điểm đánh giá cho các KCN ở tỉnh Đồng Nai Điểm
Xếp loại
Điểm cho tổng số các tiêu chí đánh giá Trên 35 điểm Từ 25 đến < 35
điểm Từ 15 đến < 25 < 15 điểm Xếp loại KCN Hiệu quả Khá Trung bình Không hiệu quả
1.2.3.3 Hệ thống tiêu chí đánh giá điểm du lịch a) Vị trí của điểm du lịch
Vị trí điểm du lịch là tiêu chí quan trọng trong thu hút du khách. Tiêu chí này được đánh giá bằng khoảng cách từ điểm du lịch đó đến TP Biên Hòa, TP. Vũng Tàu hoặc TP. HCM là những trung tâm tập kết khách từ các nơi khác đến, đồng thời là đầu mối thực hiện các tour du lịch của tỉnh và vùng. Có thể xác định bằng 4 mức độ: rất thuận lợi, khá thuận lợi, trung bình và không thuận lợi.
Rất thuận lợi: Có khoảng cách <10 km đối với TP.Biên Hòa; < 40km đối với TP. HCM và TP. Vũng Tàu;
Khá thuận lợi: Có khoảng cách từ 10 đến < 30 km đối với TP.Biên Hòa; <
60km đối với TP. HCM hoặc TP. Vũng Tàu.
Thuận lợi trung bình: Có khoảng cách từ 30 đến 50 km đối với TP.Biên Hòa;
dưới 80km đối với TP. HCM hoặc TP. Vũng Tàu;
Không thuận lợi: Có khoảng cách > 50 km đối với Biên Hòa; > 80km đối với TP. HCM và TP. Vũng Tàu.
b) Mức hấp dẫn của tài nguyên du lịch
“TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử, văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng được nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [52].
Mức hấp dẫn của tài nguyên du lịch có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên điểm du lịch. Sự hấp dẫn là yếu tố có tính tổng hợp được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, địa hình, khí hậu và những nét độc đáo khác của điểm du lịch có thể đáp ứng được nhiều loại hình du lịch. Tiêu chí này được chia thành 4 cấp: rất hấp dẫn, khá hấp dẫn, hấp dẫn trung bình và kém hấp dẫn.
Rất hấp dẫn: Điểm du lịch có phong cảnh đẹp và đa dạng hoặc có hiện tượng, di tích lịch sử đặc biệt, đáp ứng được từ 4 loại hình du lịch trở lên.
Khá hấp dẫn: Điểm du lịch có phong cảnh đẹp và đa dạng hoặc có hiện tượng, di tích lịch sử có thể đáp ứng được từ 3 loại hình du lịch.
Hấp dẫn trung bình: Điểm du lịch có phong cảnh đẹp và đa dạng hoặc có hiện tượng, di tích lịch sử, có thể đáp ứng được 2 loại hình du lịch.
Kém hấp dẫn: Điểm du lịch có phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng, di tích lịch sử có thể đáp ứng được 1 loại hình du lịch.
c) Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch
Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch bao gồm mạng lưới đường giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống cấp điện và cấp thoát nước. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch bao gồm hệ thống nhà hàng, khách sạn, các cơ sở lưu trú, khu vui chơi, giải trí, thể thao, khu dưỡng bệnh…
Tài nguyên là yếu tố cơ sở để tạo nên điểm du lịch. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tạo điều kiện biến những tiềm năng thành hiện thực.